Kháng cáo quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là thủ tục thực hiện khi đương sự không đồng ý với các căn cứ trong quyết định của Tòa án và có yêu cầu tòa cấp trên xét xử lại, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây sẽ cho biết trình tự thực hiện việc kháng cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là gì?
Những vấn đề pháp lý về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý trong một thời hạn khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn, thì Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó.
Theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì các căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
- Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ;
- Cần đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
- Cần đợi kết quả xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền ra Quyết định tạm đình chỉ
Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 219 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định;
- Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho:
- Đương sự;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện;
- Viện kiểm sát cùng cấp.
Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 215 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi có quyết định tạm đình chỉ sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:
- Không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định đó;
- Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án;
- Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự;
- Có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng cáo theo quy định của pháp luật
Kháng cáo quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là thủ tục tố tụng nhằm biểu thị sự bất đồng đối với quyết định của Tòa án đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật.
Như đã đề cập ở trên, để giải quyết những bất cập khi Tòa án ra quyết định mà không căn cứ vào quy định của pháp luật, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, vì thế quyết định này chưa có hiệu lực thi hành ngay mà đến khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì mới có hiệu lực.
Theo đó đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo BẢN ÁN DÂN SỰ, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục kháng cáo theo quy định của pháp luật
Thời hạn kháng cáo và xác định ngày kháng cáo
Thời hạn kháng cáo trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể là 07 ngày kể từ ngày đương sự nhận được “quyết định” hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định pháp luật.
Ngày kháng cáo được xác định như sau:
- Là ngày đương sự nộp đơn kháng cáo trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền và được Tòa án ghi vào sổ nhận đơn kháng cáo;
- Đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính: là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì;
- Người kháng cáo đang bị tạm giam: là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Thời hạn kháng cáo trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể là 07 ngày kể từ ngày đương sự nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định pháp luật.
Ngày kháng cáo được xác định như sau:
- Là ngày đương sự nộp đơn kháng cáo trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền và được Tòa án ghi vào sổ nhận đơn kháng cáo;
- Đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính: là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì;
- Người kháng cáo đang bị tạm giam: là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Chuẩn bị hồ sơ kháng cáo
Khi thực hiện việc kháng cáo, cần chuẩn bị hồ sơ kháng cáo bao gồm Đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Trường hợp kháng cáo toàn bộ quyết định chưa có hiệu lực pháp luật thì ghi kháng cáo toàn bộ quyết định, vụ việc gì, ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
Trường hợp kháng cáo một phần quyết định thì ghi rõ kháng cáo phần nào của quyết định.
Trình tự kháng cáo Quyết định
- Người kháng cáo gửi Đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
- Tòa án cấp sơ thẩm kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng.
- Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
- Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
- Tòa án trả lại đơn kháng cáo: nếu có căn cứ người kháng cáo không có quyền hoặc không làm lại, sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án hay không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm trong thời gian quy định.
- Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án cấp sơ thẩm thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm gửi đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
Trên đây phần tư vấn về thủ tục kháng cáo đối với Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn việc thực hiện hồ sơ kháng cáo, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Tư vấn thủ tục kháng cáo Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 22, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét