Thủ tục đòi lại đất cho người khác mượn canh tác ngày xưa

No Comments

Cho người khác mượn đất để canh tác ngày xưa được diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và canh tác mảnh đất đã mượn thì người đi mượn lại có ý chiếm đoạt và không chịu trả lại đất. Vậy phải làm thế nào khi có người mượn không chịu trả đất và đồng thời để bảo vệ quyền lợi người cho mượn nếu có tranh chấp xảy ra. Thông qua bài viết này, giúp cho hiểu rõ về các thủ tục đòi lại đất cho người khác mượn canh tác ngày xưa.

dat cho muon co doi lai duoc khong
Thủ tục khởi kiện đòi lại đất cho mượn, cho ở nhờ

Cho mượn đất canh tác được hiểu là như thế nào?

Định nghĩa về việc cho mượn đất

  • Cho mượn đất để canh tác là việc người có đất cho người khác mượn trên đất mà họ làm chủ để canh tác, trồng trọt. Người được mượn không phải trả tiền cho người chủ. Khi hết thời hạn các bên thỏa thuận thì việc cho mượn chấm dứt. Người mượn phải trả lại tài sản đã mượn cho người cho mượn.
  • Theo quy định tại Điều 494 BLDS 2015 thì “Mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”.

Đặc điểm của hình thức này

  • Hợp đồng cho mượn, cho “ở nhờ” nhà đất là hợp đồng đơn vụ: bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn.
  • Là hợp đồng không có đền bù: Bên cho mượn giao nhà đất cho bên mượn mà không thu bất kỳ lợi nhuận nào. Bên mượn không phải trả lại cho bên cho mượn khoản lợi nào.
  • Đối tượng của hợp đồng là vật không tiêu hao: Bên mượn sau quá trình sử dụng phải trả lại chính vật đã mượn. Vật tiêu hao không là đối tượng của hợp đồng mượn vì sau khi sử dụng không còn tính chất, hình dáng ban đầu.
  • Là hợp đồng ưng thuận hoặc là hợp đồng thực tế: Pháp luật hiện hành không có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản.

Quy định về quyền sử dụng đất cho người khác mượn để canh tác

dat cho muon nay doi lai
Đất cho mượn để canh tác nhưng không trả

Đất nông nghiệp còn gọi là đất canh tác hay “đất trồng trọt” là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọtchăn nuôi. Trồng trọ thường là TRỒNG LÚA hoặc trồng các loại cây lâu năm.

Theo quy định của Luật Đất đai năm thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định sẽ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có một trong các giấy tờ sau:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ: sổ kiến điền, sổ mục kê đất đai,…

Như vậy, người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu sẽ có quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phần đất của mình.

Do đó, khi có tranh chấp đất đai, bên mượn không trả lại đất cho bên cho mượn. Nếu người cho mượn đất chứng minh được mình vẫn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người có QSDĐ (kê khai, đứng tên trong sổ địa chính và thực hiện các quyền năng khác) thì Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi lại đất cho mượn để canh tác từ xưa của bên có đất cho mượn.

Thủ tục hòa giải khi có tranh chấp đòi lại đất cho mượn

Theo đây, với tranh chấp đòi lại đất cho mượn là tranh chấp liên quan đến đất đai. Do đó, tranh chấp này không cần phải hòa giải tại cơ sở (không cần hòa giải tại UBND cấp xã).

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án (không cần hòa giải tại UBND cấp xã) mà các bên sẽ tự hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Toàn án. Cụ thể:

  • Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…

Như vậy, đối với tranh chấp hợp đồng cho mượn đất là hợp đồng tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì Không cần thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở để khởi kiện ra Tòa án.

Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp phát sinh
  • Tranh chấp hợp đồng cho mượn đất thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện thụ lý giải quyết tranh chấp (khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015).
  • Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất cho người khác mượn

tham quyen giai quyet cua toa an
Thủ tục hòa giải đối với các tranh chấp đất đai

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện đòi lại đất cho người khác mượn để canh tác           
  • Hợp đồng cho mượn (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến tranh chấp;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…).

Thủ tục khởi kiện

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án, trong thời hạn 03 ngày làm việc Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
  2. Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử.
  3. Xét xử sơ thẩm.
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là bài viết của chúng tôi hướng dẫn về thủ tục đòi lại đất của chúng tôi. Qua đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật về việc mượn đất và các thủ tục liên quan khác. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết liên quan:

Bài viết nói về: Thủ tục đòi lại đất cho người khác mượn canh tác ngày xưa
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 07, 2020 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps