Cha mẹ đứng tên bán đặt cọc bán đất hộ gia đình cần có sự đồng ý của các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu đồng ý. Trong nhiêu trường hợp bố mẹ tự ý bán đất mà không hỏi ý kiến của con trong khi đó là tài sản chung của hộ gia đình. Như vậy, nếu gặp phải trường hợp trên, chúng ta phải làm như thế nào? Trong nội dung bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên
Như thế nào được xem là đất của hộ gia đình.
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình sẽ được ghi như sau:
- Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”);
- sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình.
- Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
- Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)
- Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
Cha mẹ đứng tên đặt cọc bán nhà đất của hộ gia đình được không
Theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc định đoạt tài sản chung của hộ gia đình cần có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình.
Theo quy định của bộ Luật Dân sự 2015:
- Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định
- Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
- Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu không có sự đồng ý của các thành viên trong gia đình. Cha mẹ nhận đặt cọc bán đất của hộ gia đình là trái với quy định của pháp luật.
Có hủy cọc được không nếu cha mẹ bán đất hộ gia đình mà chưa được đồng ý.
Nếu trong trường hợp cha mẹ ký hợp đồng đặt cọc bán đất hộ gia đình, những thành viên còn lại có thể yêu cầu hủy cọc bán đất.
Theo quy định của pháp luật, muốn định đoạn tài sản chung của hộ gia đình cần phải có sự đồng ý của các thành viên. Việc tự ý định đoạt của cha mẹ là trái quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, những thành viên của hộ gia đình có thể khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên hủy bỏ đặt cọc do vi phạm điều kiện có hiệu lực của giai dịch dân sự tại điều 117 BLDS 2015.
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề hủy hợp đồng đặt cọc khi cha mẹ bán đất hộ gia đình mà chưa có sự thống nhất của các thành viên khác. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI tư vấn giải đáp chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Cha mẹ đứng tên đặt cọc bán đất hộ gia đình thì có hủy cọc được không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 17, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét