Tặng cho đất bằng lời nói là việc chuyển giao quyền sử dụng đất thông qua lời nói, không có hợp đồng, văn bản chứng minh việc tặng cho đất. Đây là một vấn đề khó khăn khi xử lí trên thực tế vì đất là tài sản rất có giá trị. Do đó, bài viết này sẽ tư vấn cách xử lí khi muốn đòi lại nhà đất đã cho bằng miệng đúng quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về đòi lại đất đã tặng cho
Đất tặng cho bằng lời nói, bằng miệng là gì ?
Đất tặng cho bằng lời nói, bằng miệng trên thực tế có thể hiểu
- Chủ thể có quyền sử dụng đất muốn tặng cho mảnh đất này cho một chủ thể khác muốn có quyền sử dụng đất
- Hình thức: bằng lời nói, bằng miệng; không có giấy tờ chứng minh việc tặng cho đất này.
Đất tặng cho bằng lời nói, bằng miệng có đòi lại được không ?
Việc đòi lại đất tặng cho bằng lời nói là có thể.
Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 167 luật Đất đai 2013, tặng cho đối với bất động sản (đất) phải được thực hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Trong trường hợp hợp đồng tặng cho không được lập thành văn bản mà chỉ được lập bằng lời nói, bằng miệng thì hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lí và không đủ cơ sở để sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trừ trường hợp đối với Án lệ số 03/2016/AL thì tặng cho đất bằng miệng được công nhận khi đủ điều kiện:
- Người nhận tặng cho đã xây dựng nhà kiên cố trên đất để ở;
- Không có sự phản đối tại thời điểm xây nhà (từ phía người tặng cho);
- Việc sử dụng nhà đất công khai, liên tục, ổn định và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cách xử lí khi muốn đòi lại đất đã tặng cho
Thực tế về tặng cho đất theo hình thức này
Có nhiều trường hợp dẫn đến việc sử dụng lời nói để tặng cho đất bằng lời nói, bằng miệng:
- Cha mẹ cho con cái đất bằng miệng khi kết hôn;
- Cha mẹ cho con cái đất bằng miệng vì chăm sóc và bất ngờ chết không để lại di chúc;
- Bạn bè tặng đất cho nhau trên cơ sở lời hứa (nói miệng không giấy tờ);
- Nhiều trường hợp khác.
Việc dùng lời nói tặng cho tài sản là một vấn đề thường hay xảy ra nhưng không phải loại tài sản nào cũng có thể tặng cho bằng lời nói.
Trong trường hợp tặng cho đất đai bằng lời nói và hai bên chưa tiến hành kí kết hợp đồng hay công chứng, chứng thực, sang tên chuyển quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên tặng cho đất.
Cách để đòi lại đất
Muốn đòi lại đất tặng cho bằng lời nói, bằng miệng, người tặng cho cần phải chuẩn bị các giấy tờ chứng minh mảnh đất được tặng cho là thuộc quyền sử dụng của người tặng cho:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy tờ chứng minh kèm theo (giấy thu tiền thuế đất hàng năm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời,…) (nếu có)
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc tặng cho chỉ là bằng lời nói, chưa lập thành văn bản có công chứng, chứng thực (nếu có)
Trong trường hợp việc đòi lại đất đai dẫn đến phát sinh tranh chấp đất đai, bên tặng cho nên THUÊ DỊCH VỤ LUẬT SƯ và nộp đơn khởi kiện về đòi lại tài sản bị chiếm đoạt để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Thủ tục khởi kiện khi không đòi lại được đất
Thủ tục khởi kiện
Khởi kiện nhằm đòi lại đất được tặng cho bằng lời nói, bằng miệng là khởi kiện dân sự cho nên yêu cầu đơn kiện, trình tự thủ tục khởi kiện được quy định rõ trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Viết đơn khởi kiện có nội dung đầy đủ các phần được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
- Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định có thụ lí vụ án không; thông báo cho người khởi kiện (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện; tra đơn kiện; thụ lí đơn kiện; chuyển giao đơn kiện)
- Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 này kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí; vụ án sẽ được thụ lí sau khi Tòa án nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lí vụ án trong vòng 03 ngày; Chánh án Tòa án tiền hành phân công thẩm phán giải quyết vụ án.
- Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
- Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
- Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.
- Tiến hành xét xử phúc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, khán nghị.
- Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có kháng nghị về bản án, quyết định đó cua Tòa án.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết khởi kiện là Tòa án nhân dân các cấp hoặc Ủy ban nhân dân nơi có đất tranh chấp giải quyết.
Nội dung đơn khởi kiện
Nội dung đơn khởi kiện bao gồm:
- Ngày, tháng, năm khởi kiện
- Tên Tòa nộp đơn kiện
- Thông tin của người khởi kiện
- Thông tin của người bị kiện
- Thông tin của người có quyền và lợi ích liên quan
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh.
Bài viết trên hướng dẫn cách thức đòi lại đất thông qua hình thức bằng lời nói . Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline của Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ. Xin cảm ơn
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng ủy quyền liên quan đến nhà đất
- Khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu công nhận đất được xác định là đất công ích
- Thủ tục khởi kiện chia tài sản chung là nhà đất của hộ gia đình
Bài viết nói về: Cách xử lí khi đất tặng cho bằng lời nói nay đòi lại
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 07, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét