Bị sa thải, đuổi việc trái pháp luật bạn phải làm gì? Khởi kiện ở đâu giải quyết?

No Comments

Trong trường hợp bị người sử dụng lao động “sa thải nhân viên trái luật”, thì người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình một cách tốt nhất? Vấn đề sa thảiđuổi việc người lao động được Bộ luật lao động điều chỉnh như thế nào? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

Quy trinh ky luat sa thai nguoi lao dong
Bi người lao động sai thải trái với quy định của pháp luật.

Thế nào là sa thải, đuổi việc trái luật?

Sa thải, đuổi việc trái pháp luật là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sử dụng quyền quản lý của mình đưa ra quyết định kỷ luật sa thải không phù hợp với quy định của pháp luật, buộc người lao động nghỉ việc không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng lao động.

Quy định của pháp luật về sa thải người lao động

Hình thức áp dụng kỷ luật sa thải, đuổi việc

Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, đuổi việc khi:

  • Trong những trường hợp do pháp luật quy định;
  • Khi còn thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải;
  • Phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục luật định.

Nếu vi phạm một trong các yếu tố này thì việc sa thải được xem là trái luật và người sử dụng lao động phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do việc sa thải, đuổi việc trái luật gây ra.

Các trường hợp sa thải, đuổi việc người lao động

Theo quy định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động khi có một trong các căn cứ sau đây: 

  • Người lao động có các hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp không được sa thải người lao động

Người sử dụng lao động không được lấy lý do vì lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi để cho người lao động nghỉ việc và không được tiến hành xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với người lao động đang trong thời gian sau:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
  • Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải

Theo quy định hiện hành, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, nếu vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì khoản thời hạn này là 12 tháng.

Khi trong thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng người sử dụng lao động không thể thực hiện kỷ luật được vì các lý do:

  • Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
  • Nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm; thì thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải sẽ được gia hạn thêm tối đa 60 ngày kể từ ngày các sự kiện này chấm dứt.

Thủ tục sa thải người lao động

Người sử dụng lao động phải tuân thủ các thủ tục sau khi sa thải người lao động:

  1. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  2. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải;
  3. Cuộc họp phải có sự tham gia của các thành phần nêu trên, nếu người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động được tiến hành cuộc họp vắng mặt họ;
  4. Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, được ký bởi những người tham dự và người lập biên bản, nếu có người không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Khởi kiện hành vi sa thải, đuổi việc trái luật

Yeu cau toa an giai quyet tranh chap
Hướng dẫn khởi kiện người lao động khi sa tahi trai phap luật.

Trường hợp người sử dụng lao động đã có hành vi sa thải, đuổi việc nhân viên trái luật, người lao động tiến hành khởi kiện ra Tòa án cấp huyện, nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với tranh chấp hợp đồng lao động theo dạng sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải (Điều 201 Bộ luật lao động 2012).

Người khởi kiện phải nộp cho Tòa án những loại giấy tờ, tài liệu chứng minh cho quan hệ lao động; những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho sự kiện tranh chấp giữa các bên như:

  • Đơn khởi kiện sa thải trái luật;
  • Hợp đồng lao động;
  • Quyết định kỷ luật sa thải;
  • Biên bản họp kỷ luật sa thải;
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)

Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện vụ án lao động và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đến Tòa án thì Tòa án là kiểm tra đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết.

Tố cáo người sử dụng lao động sa thải mà không có hợp đồng lao động.

Bo luat lao dong 2012
Tố cáo người sử dụng vì hành vi đuổi việc mà không có hợp đồng

Tố cáo người sử dụng lao động

Bên cạnh việc khởi kiện vụ án yêu cầu tòa giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bản thân khi bị chủ sử dụng lao động sa thải trái pháp luật. Người lao động có thể tố cáo người sử dụng lao động lên cơ quan có thẩm quyền cì hành vi không ký  hợp đồng lao động, làm việc mà không có hợp đồng.

Quyền được tố cáo được pháp luật quy định là quyền của người lao động khi phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo

Theo quy định, người tố cáo phải làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà ở đây là thanh tra sở Lao động – Thương binh và xã hội căn cứ Điều 39 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác minh, kết luận và xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật lao động theo trình tự tại Điều 45 nghị định này.

Hình phạt đối với hành vi không kí kết hợp đồng lao động

Căn cứ xử phạt sẽ quy định theo (nghị định 95/2013/NĐ-CP) . Mức phạt sẽ tùy thuộc theo mức độ sai phạm. Đối với trường hợp không ký kết hợp đồng lao động thì có thể bị phạt tiền lên tới 20.000.000 VNĐ

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung trên, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Bị sa thải, đuổi việc trái pháp luật bạn phải làm gì? Khởi kiện ở đâu giải quyết?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 04, 2020 at 07:03AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps