Nhà chung sổ để lại di chúc thừa kế được không ?

No Comments

Việc nhà chung sổ có để lại di chúc thừa kế được hay không là một thắc mắc phổ biến hiện nay. Nhà chung sổ thường gọi của nhà thuộc sở hữu chung của nhiều đồng chủ sở hữu cùng nằm trên cùng một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó việc thực hiện quyền chuyển nhượng của một bên có quyền đối với tài sản đó (bao gồm việc để lại thừa kế thông qua di chúc) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có quyền khác.

nha chung so thi co de lai trong di chuc nhu the nao
Nhà chung sổ cũng là tài sản của từng cá nhân trong gia đình

Khái quát về nhà chung sổ

Theo quy định pháp luật, hình thức xác lập quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền được công nhận dưới 2 hình thức bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng cho một chủ sở hữu và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều chủ sở hữu (sổ chung).

Theo đó việc cấp sổ chung sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cấp trong một số trường hợp nhất định:

Khái niệm đối với nhà sổ chung

Nhà sổ chung là nhà không tách ra làm một cuốn sổ riêng biệt. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó chiếm đa số là việc một thửa đất có thể xây nhiều căn nhà nhưng theo quy định pháp luật thì mỗi căn nhà không đáp ứng đủ điều kiện để tách thửa, tách sổ.

Ví dụ như theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu để được tách thửa tại TP Hồ Chí Minh là 50 m2, với chiều rộng tối thiểu là 4m, do vậy đối với các trường hợp không đáp ứng điều kiện trên thì họ sẽ không có sổ, “Giấy chứng nhận” riêng biệt.

Đối với hộ gia đình

nha chung so doi voi ho gia dinh
Trong khối tài sản của hộ gia đình sẽ chia thành các tài sản riêng biệt

Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Nhưng lưu ý, cần phân biệt giữa việc quy định hộ gia đình trong sổ hộ khẩu không đồng nhất với hộ gia đình sử dụng đất. Theo đó những chủ thể được xem là có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện nhất định

  • Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, đối với trường hợp con sinh ra sau thời điểm Nhà nước giao, cho thuê đất thì sẽ không có chung quyền sử dụng đất.

Điều kiện chung trong việc chuyển nhượng

Theo quy định pháp luật, việc định đoạt tài sản thuộc tài sản chung phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

  • Thứ nhất, việc định đoạt đối với tài sản chung thì phải có sự đồng ý, thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu còn lại. Trong trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
  • Thứ hai, nguyên tắc ưu tiên, trong trường hợp mua bán nhà đất thuộc sở hữu chung, các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
  • Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán. cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thủ tục để lại thừa kế đối với nhà chung sổ

cac buoc thua ke nha chung so
Công chứng di chúc là một bước quan trọng giúp di chúc hợp pháp

Đối với việc để lại thừa kế sẽ có sự khác biệt nhất định với nguyên tắc chung trên, theo Bộ luật Dân sự thì di sản của người để lại thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Cho nên, có thể nói đối di sản trong trường hợp sở hữu chung về cơ bản sẽ phụ thuộc vào sự định đoạt của người để lại di sản, tuy nhiên phạm vi định đoạt sẽ phụ thuộc vào phần tài sản của người đó. Nếu phần tài sản mà người để lại di chúc định đoạt hơn phần tài sản của họ thì di chúc đó được xem là vô hiệu một phần.

Nhưng lưu ý, sau khi mở thừa kế, người được hưởng thừa kế theo DI CHÚC THỪA KẾ phải nhanh chóng thực hiện việc đăng ký biến động tại Ủy ban nhân dân/Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn của chúng tôi. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, giải quyết hỗ trợ các vấn đề pháp lý, xin vui lòng gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Nhà chung sổ để lại di chúc thừa kế được không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 02, 2020 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps