Hướng dẫn thủ tục buộc di dời tài sản trên đất

No Comments

Buộc di dời tài sản trên đất là yêu cầu của người sử dụng đất khi tồn tại tài sản của người khác trên diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. Thủ tục buộc di dời tài sản trên đất được thực hiện thế nào? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Thu tuc buoc di doi tai san tren dat
Tiến hành phá dỡ nhà xây dựng trái phép trên đất người khác

1.   Quyền của người sử dụng đất hiện nay

Hiện nay, đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Các quyền chung của người sử dụng đất được ghi nhận như sau:

  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Ngoài ra, người sử dụng đất còn có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi đáp ứng những điều kiện của pháp luật.

Nguoi su dung dat hop phap co quyen gi doi voi dat cua minh?
Người sử dụng đất có những quyền cụ thể theo quy định pháp luật đối với đất đai

2.   Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu di dời tài sản trên đất

Hiện nay, yêu cầu buộc di dời tài sản trên đất thường phát sinh kèm với các tranh chấp quyền sử dụng đất. Khi đó, sau khi giải quyết tranh chấp đất đai, xác định được đất đai thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ai thì người sử dụng đất hợp pháp có quyền yêu cầu các bên còn lại trong tranh chấp có tài sản trên diện tích hợp pháp của họ phải tiến hành thủ tục di dời “tài sản gắn liền với đất”, trả lại hiện trạng vốn có.

3.   Các phương thức giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh một tranh chấp đất đai, có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp, bao gồm:

  • Thương lượng;
  • Hòa giải;
  • Khởi kiện.

Mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm nhất định. Tùy trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương án xử lý cho phù hợp.

Trong đó thương lượng luôn là phương án được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi phát sinh tranh chấp. Theo đó, các bên chủ động đưa ra những đề xuất, bàn bạc và giải quyết mâu thuẫn, đảm bảo dung hòa lợi ích của cả hai bên mà không cần tác động của bên thứ ba nào cả.

Hòa giải là phương án giải quyết tranh chấp có sự hiện diện của bên thứ ba, tác động đến các bên để đạt được sự thỏa thuận chung, giải quyết vấn đề.

Nhược điểm chung của thương lượng và hòa giải là không có cơ chế bắt buộc các bên phải thực hiện theo đúng như thỏa thuận. Khắc phục được điều này, khởi kiện là phương án được xem là hữu hiệu nhất, khi có cơ quan nhà nước cưỡng chế đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, việc khởi kiện tốn khá nhiều thời gian, thủ tục.

4.   Có cần hòa giải trước khi khởi kiện buộc di dời tài sản trên đất?

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, yêu cầu buộc di dời tài sản trên đất gắn liền với tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện. Nếu không tiến hành hòa giải mà khởi kiện, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện.

Co bat buoc phai hoa gia truoc khi kien khong?
Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi tổ chức hòa giải trước khi khởi kiện đối với tranh chấp đất đai

5.   Thủ tục khởi kiện buộc di dời tài sản trên đất?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Khi phát sinh tranh chấp về đất đai mà các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án.

Trình tự thủ tục giải quyết

  1. Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
  2. Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  4. Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
  5. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  8. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Hướng dẫn thủ tục buộc di dời tài sản trên đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 15, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps