Hướng dẫn người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

No Comments

Người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất thường gặp nhiều khó khăn và rắc rối. Đầu tiên là về vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất không; nếu có thì có quyền kiện đòi những tài sản nào và làm thế nào để kiện đòi những tài sản đó. Bài viết này sẽ tư vấn kĩ hơn về vấn đề này.

kien doi tai san cua nguoi viet o nuoc ngoai
Người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất

Khởi kiện đòi tài sản

Khởi kiện đòi tài sản là việc người có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan tới tài sản của người đó.

Để có thể khởi kiện đòi tài sản cần phải tuân thủ các điều kiện, quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi đáp ứng đủ các điều kiện, đơn khởi kiện sẽ được Tòa án thụ lí giải quyết.

Người Việt Nam ở nước ngoài có được kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất để lại không

Thế nào là người Việt Nam ở nước ngoài?

Theo Điều 3 Luật Quốc Tịch 2008, người Việt Nam ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam làm ăn cư trú lâu dài tại nước ngoài hay có thể gọi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Như trong trường hợp, ông A sang Mỹ làm ăn lập nghiệp trên đất Mỹ từ năm 20 tuổi tới nay nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì có thể xem ông A là người Việt Nam ở nước ngoài.

Nguyên nhân dẫn đến đòi lại tài sản do cha mẹ đã mất để lại

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài kiện đòi lại tài sản do cha mẹ đã mất là họ bị xâm phạm tới quyền chiếm hữu tài sản:

  • Mâu thuẫn về phân chia di sản thừa kế dẫn đến tranh chấp về tài sản;
  • “Di chúc” phân chia không đều dẫn đến phát sinh tranh chấp;
  • Do vấn đề CHĂM SÓC bố mẹ đã chết giữa các con (trong nước với nước ngoài);
  • Bảo lãnh: người Việt Nam định cư ở nước ngoài thỏa thuận với bên thứ ba (họ hàng, hàng xóm,…) thực hiện thay nghĩa vụ, trách nhiệm chăm sóc bố mẹ;
  • Vấn đề tặng cho di sản thừa kế: tặng cho tài sản không thuộc sở hữu chính chủ
  • Tài sản do cha mẹ đã mất để lại thuộc sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị sử dụng, định đoạt: mua bán, trả nợ,…
  • Các nguyên nhân khác.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đòi những loại tài sản thừa kế nào?

quyen doi lai tai san cua nguoi viet o nguoc ngoai
Có phải tài sản nào người Việt Nam ở nước ngoài cũng có quyền kiện đòi

Hiện nay, theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, tài sản bao gồm động sản và bất động sản:

  • Bất động sản bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  • Động sản là những tài sản không phải bất động sản.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền kiện đòi lại tài sản do cha mẹ chết để lại đối với động sản theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với tài sản là nhà ở hay quyền sử dụng đất đai, pháp luật có những quy định tương đối đặc thù dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

  • Tài sản là quyền sở hữu nhà ở: theo Điều 8 luật Nhà ở 2014 có quyền sở hữu nhà ở thông qua thừa kế sau khi đã nhập cảnh vào Việt Nam; nếu chưa nhập cảnh thì có thể hưởng giá trị di sản là nhà ở.
  • Tài sản là quyền sử dụng đất đai: theo Điều 169 luật Đất Đai 2013 có thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; không thuộc diện này được hưởng giá trị di sản là quyền sử dụng đất.
  • Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể chuyển nhượng SANG TÊN, tặng cho người khác phần thừa kế của mình theo quy định của pháp luật.

Đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thông qua thừa kế di sản do cha mẹ đã mất để lại, người Việt Nam ở nước ngoài có quyền kiện đòi tài sản khi thỏa mãn yêu cầu tại Điều 186 bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thủ tục giúp người Việt Nam ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất để lại

toa an giai quyet doi lai tai san
Tòa án có thẩm quyền giải quyết khởi kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất của người Việt Nam ở nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết kiện đòi tài sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết kiện đòi tài sản, tranh chấp thừa kế thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần thực hiện khởi kiện theo đúng trình tự thủ tục được pháp luật quy định để có thể khởi kiện thành công:

  • Viết đơn khởi kiện có nội dung đầy đủ các phần được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết TRANH CHẤP
  • Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định có thụ lí vụ án không; thông báo cho người khởi kiện (yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kiện; tra đơn kiện; thụ lí đơn kiện; chuyển giao đơn kiện)
  • Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 này kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí; vụ án sẽ được thụ lí sau khi Tòa án nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lí vụ án trong vòng 03 ngày; Chánh án Tòa án tiền hành phân công thẩm phán giải quyết vụ án.
  • Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  • Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
  • Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.
  • Tiến hành xét xử phúc thẩm khi bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, khán nghị.
  • Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể tiến hành theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm khi có kháng nghị về bản án, quyết định đó cua Tòa án.

Đây là bài viết hướng dẫn về kiện đòi tài sản của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc, có nhu cầu tư vấn pháp luật miễn phí vui lòng liên hệ qua hotline của Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn người Việt ở nước ngoài kiện đòi tài sản do cha mẹ đã mất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



March 06, 2020 at 10:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps