Tranh chấp đất không có giấy tờ không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay. Do nhiều nguyên nhân mà người sử dụng không có giấy tờ về đất. Tuy nhiên khi phát sinh tranh chấp thì trình tự và thủ tục giải quyết vẫn được thực hiện theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này cho quý bạn đọc.
Nguyên nhân và điều kiện sử dụng đất không có giấy tờ
Nguyên nhân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ quan trọng, xác định quyền sở hữu hợp pháp đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất.
Việc cấp giấy chứng nhận đất là điều cần thiết mà người sử dụng đất nào cũng phải thực hiện để được công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với diện tích đất của mình.
Tuy nhiên hiện nay quyền sử dụng đất của một số hộ gia đình, người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là do một trong các nguyên nhân sau đây:
- Để thất lạc các giấy tờ nhà đất
- Các loại giấy tờ đã cũ không còn phù hợp so với Luật đất đai hiện hành
- Không biết quy định của pháp luật về việc cấp sổ đỏ
Điều kiện sử dụng đất không có giấy tờ
Theo quy định tại (Điều 101 Luật đất đai 2013) người sử dụng đất tuy không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đai nhưng nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây thì vẫn được xem là có quyền hợp pháp đối với đất đang sử dụng:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trực tiếp vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
- Có hộ khẩu thường trú tại nơi có đất;
- Được UBND cấp xã xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định không có tranh chấp. Sử dụng đất ổn định là việc sử dụng đất liên tục vào một mục đích chính nhất định kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất.
Căn cứ giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ
Căn cứ tại (Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) trong trường hợp tranh chấp đất mà các bên đương sự không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì căn cứ vào:
- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra như biên lai thu thuế đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất,…
- Thực tế diện tích đất mà các bên đương sự tranh chấp đất đang sử dụng ngoài diện tích đất có tranh chấp thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đo đạc, thẩm định tại chỗ, đo vẽ,… và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
- Hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài những căn cứ trên, cơ quan có thẩm quyền còn có thể căn cứ vào lời khai của đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất tự lập của các bên, kết quả xác minh thực tế, kết quả giám định,…
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất không có giấy tờ
Bất kì mọi tranh chấp nào của các đương sự cũng mong được giải quyết bằng sự thỏa thuận của hai bên. Việc hai bên tự thỏa thuận để đảm bảo quyền và lợi ích cho mình nhằm hạn chế mất mát, thời gian, tiền bạc khi khởi kiện tại Tòa.
Tuy nhiên, nếu việc giải quyết bằng thỏa thuận không tìm được tiếng nói chung thì cách tốt nhất là nhờ sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp đất không có giấy tờ được thực hiện tương tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác theo quy định tại (Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013).
Thực hiện hòa giải
Hòa giải là con đường giải quyết được Nhà nước khuyến khích thực hiện khi phát sinh tranh chấp đất đai quy định tại (Khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013).
Thủ tục hòa giải được thực hiện như sau:
- Người có yêu cầu nộp đơn hòa giải đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- UBND cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh tranh chấp
- Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
- Tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai
- Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tranh chấp đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ liên quan đến đất đai thì người yêu cầu chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp là yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền hoặc giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. UBND cấp xã là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết yêu cầu của đương sự;
- Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện thì khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Bài viết trên đây cũng đã phần nào giúp bạn đọc biết được về quy trình giải quyết đất tranh chấp mà không có giấy tờ.
Trường hợp bạn đọc có thắc mắc liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp trên hoặc có nhu cầu về tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
- Đất không có sổ đỏ đang tranh chấp giải quyết như thế nào
- Đất bị người khác đứng tên sổ đỏ thì lấy lại bằng cách nào
- Kiện đòi đất đã cho người khác mượn thế chấp ngân hàng có được không
Bài viết nói về: Tư vấn giải quyết đất tranh chấp mà không có giấy tờ
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 19, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét