Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế được xem là một trong những mẫu văn bản thiết yếu khi mở di sản thừa kế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết biểu mẫu này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế

huong dan mau thoa thuan phan chia di san thua ke giua cac dong thua ke
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế.

Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung nào

mau thoa thua phan chia di san thua ke giua cac dong thua ke bao hong nhung noi dung nao
Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung nào.

Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung nào.

Nội dung mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế

Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế cần bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày tháng năm
  • Tiêu ngữ
  • Tên mẫu biên bản: thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế, văn bản phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế…
  • Địa điểm lập mẫu biên bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
  • Thông tin cá nhân của người lập biên bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin của người để lại di sản và di sản: loại tài sản, giá trị…
  • Nội dung thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế: đồng ý để lại tài sản này cho ông A, tài sản mang tên bà B…
  • Cam đoan của các bên: hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép…
  • Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
  • Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
  • Người lập văn bản (các đồng thừa kế) ông bà ký tên/ điểm chỉ
  • Công chứng viên ông bà đóng dấu/ ký tên
==>>CLICK TẢI MẪU THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN GIỮA CÁC ĐỒNG THỪA KẾ

Các lưu ý khi viết mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế cần thiết phải họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây (quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Thỏa thuận về cách thức phân chia di sản.
  • Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản để tránh các hậu quả tranh chấp về di sản thừa kế sau này.
  • Các đồng thừa kế sẽ thống nhất về phân chia di sản, sau đó sẽ thỏa thuận nhượng lại kỷ phần được hưởng của mình cho người phù hợp.
  • Văn bản này cần phải được tất cả các đồng thừa kế ký tên.

Ngoài ra, để văn bản có giá trị pháp lý cao thì nên đưa văn bản thỏa thuận phân chia di sản ra văn phòng công chứng để công chứng văn bản.

Giá trị pháp lý của mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế

gia tri phap ly cua mau thoa thuan phan chia di san thua ke giua cac dong thua ke
Giá trị pháp lý của mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế.

Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế có giá trị pháp lý nhất định và được pháp luật dân sự thừa nhận nếu:

  • Mục đích và nội dung của biên bản thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Những người tham gia biên bản thỏa thuận (các đồng thừa kế) đều có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và hoàn toàn tự nguyện.
  • Thỏa thuận không bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ, cưỡng ép hay xác lập tại thời điểm mà cá nhân đó không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Hình thức của biên bản thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật dân sự: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành vi…

Chúng ta vừa tìm hiểu về biểu mẫu của biên bản thỏa thuận phân chia di sản đồng thừa kế, nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp thêm về biểu mẫu này hoặc những vấn đề khác liên quan đến pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin chân thành cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu thỏa thuận phân chia di sản thừa kế giữa các đồng thừa kế
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



July 01, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc được xem là một trong những mẫu văn bản thiết yếu khi lưu trữ hồ sơ, di chúc, mở thừa kế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách viết biểu mẫu này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc

huong dan mau van ban thoa thuan di chuc
Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc.

Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc cần bao gồm những nội dung nào

mau van ban thoa thuan luu giu di chuc can bao gom nhung noi dung nao
Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc cần bao gồm những nội dung nào.

Nội dung mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc

Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc cần bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày tháng năm
  • Tiêu ngữ
  • Tên mẫu văn bản: văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc, giấy nhận lưu giữ di chúc, văn bản lưu giữ di chúc…
  • Địa điểm lập mẫu văn bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
  • Thông tin cá nhân của người lập văn bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin cá nhân của đại diện cá nhân nơi nhận lưu giữ di chúc: họ và tên công chứng viên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh…
  • Thông tin nơi nhận lưu giữ di chúc: tên văn phòng công chứng, địa điểm, địa chỉ…
  • Lời xác nhận về di chúc: tôi đã niêm phong di chúc này, di chúc này được niêm phong tại văn phòng…
  • Thông tin cá nhân của những người có liên quan đến di chúc hoặc những người cần liên hệ khi mở di chúc: họ và tên, hộ khẩu thường trú, số điện thoại…
  • Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
  • Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
  • Người lập văn bản ký tên/ điểm chỉ
  • Công chứng viên đóng dấu/ ký tên
==>>CLICK TẢI MẪU VĂN BẢN THỎA THUẬN LƯU GIỮ DI CHÚC

Các lưu ý khi viết mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc

Khi hoàn thiện hồ sơ thỏa thuận lưu giữ di chúc, cần lưu ý những giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu/ đơn nhận lưu giữ di chúc;
  • Bản chính di chúc cần gửi giữ;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam (nếu có), hộ chiếu của người lập di chúc cần lưu giữ và một số giấy tờ liên quan…
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Ngoài ra cần lưu ý về yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

  • Người đề nghị nhận giữ di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc;
  • Mục đích và nội dung nhận lưu giữ di chúc không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Người yêu cầu công chứng phải là người lập di chúc;
  • Cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng chứng thực.

Thủ tục lưu giữ mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc

thu tuc luu di chuc
Thủ tục lưu giữ, văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc.

Thủ tục lưu giữ mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc.

Thủ tục lưu giữ mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).

  • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

Nếu trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì trả hồ sơ và yêu cầu bổ sung thêm.

  • Bước 3: Ký giấy chứng nhận lưu giữ di chúc

Công chứng viên niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và chuyển hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí.

  • Bước 4: Trả kết quả

Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và giao giấy nhận lưu lưu giữ di chúc cho người lập di chúc.

Xem thêm những vấn đề liên quan đến thừa kế tại đây: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc, Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc.

Chúng ta vừa tìm hiểu về biểu mẫu của văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc, nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp thêm về biểu mẫu này hoặc những vấn đề khác liên quan đến pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới để được tư vấn MIỄN PHÍ. Xin chân thành cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



July 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu bản kiểm điểm quá trình công tác của công chức là bản kiểm điểm thường sẽ thực hiện theo quý hoặc năm nhằm giúp các công chức tự xem xét và nhìn lại quá trình phấn đấu về chuyên môn và tu dưỡng đạo đức của mình. Cho người đọc biết được nội dung chính của bản kiểm điểm quá trình công tác gồm những phần nào. Hướng dẫn người đọc cách viết từng phần cụ thể.

mau ban kiem diem qua trinh cong tac cua cong chuc
Bản kiểm điểm quá trình công tác

Nội dung bản kiểm điểm quá trình công tác của công chức

  • Thông tin về người viết.
  • Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống.
  • Chuyên môn nghiệp vụ.
  • Tự đánh giá.
  • Tự xếp loại.
==>>CLICK TẢI MẪU BẢN KIỂM ĐIỂM QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Hướng dẫn viết bản kiểm điểm quá trình công tác của công chức

Thông tin về người viết:

Viết rõ ràng chính xác tên, đơn vị công tác, chức vụ, lý do viết bản kiểm điểm.

Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống:

  • Tôi luôn giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, viết nói và làm theo đúng quan điểm, đường lối nghị quyết chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước quy định.
  • Chấp hành tốt nội quy, quy định của ngành, của cơ quan mình đang làm việc đề ra. Thực hiện tốt quy chế dân chủ.
  • Luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, có lối sống giản dị lành mạnh, hòa đồng với mọi người.
  • Thẳng thắn trung thực trong phê và tự phê bình, có tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp và nhân dân.

Chuyên môn nghiệp vụ:

  • Tôi luôn luôn gương mẫu trong mọi công việc,có tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  • Phối kết hợp chặt chẽ với các đồng chí trong chỉ đạo, điều hành tốt công việc của cơ quan mà mình đang làm việc

Tự đánh giá:      

  • Ghi thật trung thực những ưu và khuyết điểm mà nhận thấy ở bản thân.
  • Ưu điểm (vd:  Trong năm qua, tôi luôn cố gắng thực hiện mọi nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt công tác chuyên môn, giữ mối đoàn kết xây dựng ngày càng vững mạnh,..)
  • Nhược điểm (vd: Trong quá trình làm việc vẫn còn thiếu cương quyết, sơ suất,..)       

Tự xếp loại:

  • Tự đánh giá bản thân như thế nào, xứng đáng loại gì,…

Lưu ý: Bản kiểm điểm quá trình công tác vì thế nên viết một cách thành thật. Vì đây vừa là bản tổng kết vừa là một biên bản để ta có thể nhìn nhận lại cách làm việc của ta trong năm qua từ đó có thê rút ra những kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về mẫu bản kiểm điểm quá trình công tác cũng như cách viết mẫu bản kiểm điểm này.

Trường hợp Quý bạn đọc gặp vấn đề khác cần tư vấn luật lao động, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

 

Bài viết nói về: Mẫu bản kiểm điểm quá trình công tác của công chức
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



July 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu phiếu yêu cầu công chứng là văn bản được sử dụng khi cá nhân, tổ chức muốn công chứng hợp đồng, văn bản. Người có yêu cầu sẽ gửi phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản đến phòng công chứng tại địa phương để được xem xét và công chứng trong thời gian sớm nhất để hợp đồng, văn bản của bạn có tình pháp lý, hạn thiểu bớt rủi ro.

mau phieu yeu cau cong chung
Mẫu phiếu yêu cầu công chứng

Nội dung cơ bản của phiếu yêu cầu công chứng

Trước khi tiến hành việc công chứng một văn bản, giấy tờ thì cá nhân, tổ chức cần có phiếu yêu cầu công chứng nộp kèm trong hồ sơ để gửi đến phòng công chứng tại địa phương của bạn.

Sau khi xác định được những nội dung yêu cầu được ghi trong mẫu phiếu yêu cầu công chứng, cơ quan công chứng sẽ tiến hành thủ tục công chứng và cấp hợp đồng, văn bản có công chứng cho người làm phiếu.

Nội dung phiếu yêu cầu công chứng bao gồm:

  • Thông tin về địa chỉ phòng công chứng,
  • Thông tin người làm phiếu/ tổ chức nộp phiếu;
  • Nội dung yêu cầu công chứng về vấn đề gì;
  • Toàn bộ những giấy tờ nộp kèm theo phiếu để phòng công chứng có được cơ sở để xác nhận công chứng được đúng đối tượng nhất.

Pháp luật quy định sẽ có một số trường hợp bắt buộc phải công chứng thì mới có giá trị pháp lý (ví dụ Hợp đồng mua bán nhà ở, tặng cho bất động sản, di chúc của người không biết chữ, … ).

Đối với những trường hợp pháp luật không bắt buộc, các cá nhân tổ chức vẫn có thể tiến hành yêu cầu thực hiện việc công chứng, chứng thực bởi:

  • Việc hợp đồng có công chứng sẽ tạo điều kiện cho bên được cấp có thể thực hiện được các giao dịch tại các cơ quan có thẩm quyền,
  • Hạn chế được những ảnh hưởng do hợp đồng, giao dịch nhân sự, thương mại với những rủi ro nhất định khi không được công chứng.
==>>CLICK TẢI MẪU PHIẾU YÊU CẦU CÔNG CHỨNG

Hồ sơ yêu cầu công chứng

Khi yêu cầu công chứng thì bạn cần xuất trình các hồ sơ như:

  • Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
  • Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền tài sản hoặc giấy tờ liên quan đến tài sản đó;
  • Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Lưu ý rằng khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Trình tự công chứng

Trước hết, người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để công chứng viên chứng nhận hợp đồng, giao dịch đó. Luật công chứng quy định Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch như sau:

Bước 1. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Khi hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;

Bước 2. Công chứng viên hướng dẫn việc tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng, quyền và nghĩa vụ các bên cũng như hậu quả pháp lý và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, giao dịch;

Bước 3. Nếu có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng:

  • Có vấn đề chưa rõ,
  • Việc giao kết có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép,
  • Có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng,
  • Đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể.
  • Theo đó công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

Bước 4. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch;

  • Nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Bước 5. Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Bước 6. Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định pháp luật để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 7. Trả kết quả và lưu trữ hồ sơ

Trên đây là bài viết về mẫu phiếu yêu cầu công chứng. Quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn luật, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu phiếu yêu cầu công chứng
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 29, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu nội quy lao động công ty là loại văn bản mà tại đây quy định rõ ràng hơn những vấn đề chưa được thỏa thuận kỹ trong hợp đồng về các vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ, tác phong, trật tự, an toàn,… Bài viết sau đây cho người đọc biết được nội dung chính, luu ý của mẫu nội quy lao động cũng như cách viết nội quy lao động một cách hoàn chỉnh.

mau noi quy lao dong cong ty
Mẫu nội quy lao động công ty

Nội quy lao động cần có những nội dung gì?

Nội quy lao động không phải là văn bản Pháp luật vì thế mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp sẽ có thể có các quy chế khác nhau tùy vào đặc điểm tổ chức.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Lao động 2012 Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Yêu cầu bắt buộc nội quy phải có các phần cơ bản như sau:

  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
  • Trật tự tại nơi làm việc;
  • An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
  • Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ;
  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
==>>CLICK TẢI MẪU NỘI QUY LAO ĐỘNG CÔNG TY

Hồ sơ đăng ký nội quy lao động ( Điều 121 Luật Lao động 2012) bao gồm:

  • Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
  • Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
  • Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
  • Nội quy lao động.

Hướng dẫn cách viết mẫu nội quy lao động công ty

soan thao noi quy cong ty
Soạn thảo nội quy công ty

Một mẫu nội quy lao động công ty cần được viết theo những phần sau đây:

Chương về Những quy định chung

  • Đây là nội quy của công ty nào.
  • Khái quát nội dung của nội quy ( vd: Thời gian làm việc, trật tự nơi làm việc, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm,….).
  • Nội dung trên sẽ bắt buộc những chủ thể nào phải tuân thủ.

Chương về Nội dung của nội quy lao động

noi quy cong ty
Thiết lập nội quy công ty

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Ghi rõ ràng cụ thể theo trình tự sau:

  • Về thời gian làm việc trong ngày
  • Ngày nghỉ hằng tuần
  • Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương
  • Nghỉ việc riêng có lương
  • Nghỉ việc riêng không lương
  • Ngày nghỉ bệnh
  • Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép người lao động nghỉ trong các trường hợp trên
  • Những quy định đối với lao động nữ ( vd: bình đẳng, các chế độ nghỉ thai sản, làm việc sau thai sản,….).

Trật tự tại nơi làm việc

Viết ngắn gọn, rõ ràng theo trình tự sau:

  • Thủ tục vào ra Công ty trong và ngoài giờ làm việc
  • Quy định việc tiếp khách trong doanh nghiệp
  • Quy định về tác phong, trang phục, thái độ làm việc nơi công sở
  • Những quy định khác ( vd: về chất kích thích, đánh bạc, bảo mật thông tin cá nhân,…).

An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc

  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động ( việc công ty đảm bảo về an toàn lao động, khám sức khỏe định kỳ,… )
  • An toàn lao động ( Yêu cầu nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn lao động, giải pháp bảo vệ bản thân người lao động,…)
  • Vệ sinh lao động.
  • Phòng cháy chửa cháy.

Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ

  • Bảo vệ tài sản ( người lao động có trách nhiệm như thế nào, người lao động không được làm gì,..)
  • Giữ bí mật kinh doanh ( Giữ thông tin như thế nào, ngăn ngừa việc tiết lộ thông tin,….)

Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Tuy đây là văn bản điều lệ do các tổ chức khác nhau ban hành nhưng việc xử lý kỷ luật các vi phạm theo quy định của Pháp luật là điều bắt buộc.

  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
  • Hình thức xử lý (Hình thức khiển trách bằng miệng, hình thức khiển trách bằng văn bản, hình thức sa thải).
  • Trình tự xử lý kỷ luật lao động (Ghi rõ trình tự từng hình thức xử lý, không xử lý khi nào,…)
  • Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động (Ai sẽ là người xử lý những vấn đề trên, ai là người được ủy quyền xử lý khi không có sự xuất hiện của người có thẩm quyền xử lý).

>> Tham khảo thêm: QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Trách nhiệm vật chất

  • Bồi thường khi nào, phương thức bồi thường.

Chương về Các điều khoản thi hành

Theo mẫu đính kèm trong bài viết.

Thủ tục đăng ký nội quy lao động công ty

Về thủ tục đăng ký nội quy lao động được quy định cụ thể tại Điều 120 Luật Lao động 2012 như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký nội quy lao động là tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Cụ thể ở đây là tại Sở Lao động — Thương binh và Xã hội (Điều 236 Luật Lao động 2012).

Lưu ý:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

  • Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động:

Nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Lưu ý:

Trường hợp người sử dụng lao động bị trả hồ sơ yêu cầu bỏ sung và đăng ký lại tham khảo chi tiết hơn tại Khoản 4,5,6 Điều 28 Nghị định 05/2015/ NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Luật Lao động 2012.

  • Bước 3: Nếu hồ sơ trên hợp lệ không được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung thì sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động nội quy sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung cơ bản về nội quy công ty cũng như cách soạn thảo mẫu nội quy công ty. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc về lao động , tranh chấp về hợp đồng lao động hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu nội quy lao động công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 29, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu đơn xin chuyển công tác của viên chức là mẫu đơn khi viên chức vì một lý do nào đó có nhu cầu được chuyển nơi công tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành tốt công việc. Bài viết sau đây cho người đọc biết được nội dung chính của mẫu đơn chuyển công tác của viên chức. Cách viết chính xác mẫu đơn xin chuyển công tác của viên chức.

mau don xin chuyen cong tac cua vien chuc
Đơn xin chuyển công tác của viên chức

Nội dung đơn xin chuyển công tác của viên chức

  • Đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những người vì một lý do nào đó đang có mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác đến một khu vực thích hợp, thuận tiện hơn cho công việc.
  • Chủ thể thường sư dụng loại đơn này là công chức, viên chức, người lao động trong các ngành công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… Sau đây là nội dung cơ bản mà mẫu đơn xin chuyển công tác của viên chức cần có.

Nội dung:

  • Thông tin cá nhân.
  • Trình độ chuyên môn.
  • Đơn vị công tác hiện nay.
  • Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm..
  • Quá trình công tác của bản thân.
  • Lý do xin chuyển công tác.
  • Đơn vị xin chuyển đến.
  • Phần cam đoan và đề nghị được chuyển.
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC CỦA VIÊN CHỨC

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chuyển công tác của viên chức

Kính gửi

Người viết đơn cần xác định chính xác mình đang làm việc, công tác, nắm rõ thông tin về cơ quan đoàn thể, tổ chức để có lời kính gửi tới người, cơ quan có đúng thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng của mình. (vd: đối với ngành giáo viên thì có thể ở Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh A, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện B).

Thông tin cá nhân

  • Ghi rõ ràng và chính xác các thông tin về tên họ, hộ khẩu, các thông tin liên quan theo mẫu.

Trình độ chuyên môn

Nêu rõ các nội dung sau:

  • Chuyên ngành đào tạo
  • Kết quả đào tạo ( vd: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình – khá, yếu,..)
  • Hệ đào tạo (vd: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…)

Đơn vị công tác hiện tại

  • Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác, làm việc (tránh nhầm lẫn với nơi muốn chuyển đến).

Chức vụ công việc đang đảm nhiệm

  • Ghi rõ chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: giáo viên, nhân viên, sĩ quan, trưởng phòng, đội trưởng đội cơ động,…

Quá trình công tác của bản thân

  • Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân trong thời gian gần nhất.

Lưu ý:

  • Đối với công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội phải bổ sung thêm một số thông tin liên quan:
  • Ngày vào ngành, ngày về đơn vị công tác hiện nay, hệ số lương, mã ngạch

Lý do xin chuyển công tác

  • Ghi chi tiết và hợp lý hoàn cảnh của gia đình hoặc bản thân có liên quan đến việc muốn chuyển công tác.

Lưu ý:

  • Đây là căn cứ  vô cùng quan trọng để quyết định việc đơn của bạn có được duyệt đơn hay không.

Đơn vị xin chuyển đến

  • Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn chuyển đến.

Hồ sơ xin chuyển công tác

 Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 15/2012/TT- BNV.

  • Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, đơn vị khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập đang làm việc.
  • Việc chấm dứt hợp đồng làm việc phải được thể hiện bằng văn bản có xác nhận của viên chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền ký kết hợp đồng làm việc.

Hồ sơ cần có bao gồm:

Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và được đóng dấu xác nhận của đơn vị đang công tác.

  • Đơn xin chuyển công tác tại cơ quan khác
  • Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới
  • Các văn bằng chứng chỉ bản gốc hoặc bản sao có công chứng.
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngành, vị trí mới.
  • Bản sao công chứng hệ số lương, quyết định nâng lương,…
  • Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu ( bản sao đã được công chứng, chứng thực).
  • Một số giấy tờ khác tùy theo quy định của mỗi tỉnh, mỗi ngành để bổ sung.

Quy trình chuyển công tác

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp tại sở nội vụ (Thông tư 15/2014/TT-BNV ).
  • Nếu không được sở nội vụ sẽ thông báo cho người có yêu cầu chuyển công tác bổ sung hoặc nếu đủ giấy tờ liên quan thì cơ quan nhận hồ sơ sẽ ra quyết định có phê duyệt hay không rồi gửi đến các bên có liên quan.
  • Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho cán bộ lên nhận giấy tờ để chuyển về đơn vị công tác mới.

Lưu ý: Việc yêu cầu chuyển công tác qua các cơ quan, tổ chức mới trước đó sẽ phải được sự đồng ý của cơ quan tổ chức đó.

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về chuyển công tác của viên chức cũng như cách viết mẫu đơn xin chuyển công tác. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề pháp lý cần được tư vấn luật lao động, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu đơn xin chuyển công tác của viên chức
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 29, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu hợp đồng lao động thử việc là văn bản cần có khi thỏa thuận việc làm thử. Hợp đồng này sẽ là cơ sở để các bên đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả biểu mẫu hợp đồng cũng như một số vấn đề pháp lý đáng lưu tâm.

thoi han cua hop dong thu viec
Mẫu hợp đồng lao động thử việc

Nội dung hợp đồng lao động thử việc

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc phải thực hiện và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng thử việc;
  • Mức lương thử việc, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo mật các thông tin về bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ…
  • Trách nhiệm vật chất, bồi thường thiệt hại.
==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỬ VIỆC
doi tuong ky ket hop dong thu viec
Soạn hợp đồng thử việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Cách soạn thảo hợp đồng lao động thử việc

  • Ở nội dung “Thời hạn thử việc”, ghi rõ người lao động chỉ thử việc với thời gian tối đa như sau:
  • 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • 06 ngày làm việc đối với công việc không thuộc hai trường hợp kể trên.
  • Ở nội dung “Mức lương”, các bên có thể tùy ý thỏa thuận dựa theo tính chất và mức độ phức tạp của công việc, nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó khi làm việc chính thức;
  • Các bên có thể thỏa thuận về những khoản chi phúc lợi khác ngoài lương như tiền thưởng theo năng suất làm việc, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp di chuyển…;
  • Ở nội dung “Quyền và nghĩa vụ”, các bên có thể quy định các nội dung như người lao động được quyền từ chối thực hiện công việc ngoài thỏa thuận hay người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tạo mọi điều kiện cho người lao động thực hành kỹ năng…;
  • Nếu việc làm thử có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận thêm về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
thoi han thu viec theo quy dinh
Lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc

Những điểm cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc

Thứ nhất, người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động hoặc yêu cầu người lao động.

Thứ hai, khi việc làm thử đã đạt yêu cầu thì người lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Thứ ba, Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng lao động thử việc mà không có nghĩa vụ vụ phải báo trước và bồi thường thiệt hại nếu việc làm thử không đạt yêu cầu như đã thỏa thuận.

Thứ tư, mỗi công việc chỉ thử việc một lần duy nhất, không được gia hạn hoặc thỏa thuận thử việc từ hai lần trở lên.

Chú ý, người lao động thực hiện các công việc theo thời vụ thì không phải thử việc.

 Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc soạn thảo và giao kết hợp đồng thử việc. Nếu quy bạn đọc cần trợ giúp pháp lý khi giải quyết tranh chấp lao động xin hãy vui lòng liên hệ cho Luật sư qua hotline để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng lao động thử việc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 28, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu nội quy công ty là văn bản ghi nhận về kỷ luật lao động trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc xây dựng và thực hiện nội quy đã được pháp luật quy định cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc biểu mẫu nội quy cùng các thông tin pháp lý liên quan.

noi quy cong ty, noi quy lam viec
Mẫu nội quy công ty

Nội dung bản nội quy công ty

  • Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
  • Trật tự tại nơi làm việc;
  • An toàn lao động, vệ sinh lao động ở công sở, văn phòng, xưởng sản xuất….;
  • Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
  • Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
  • Ngoài ra còn có thể quy định thêm các vấn đề khác liên quan đến đặc thù nghề nghiệp như tác phong ăn mặc của nhân viên, chuẩn mực ứng xử với khách hàng, cách thức chấm công, tiền thưởng, nghỉ phép
==>>CLICK TẢI MẪU NỘI QUY CÔNG TY
quy trinh dang ky noi quy cong ty
Nội quy công ty phải được đăng ký tại cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh

Đăng ký nội quy

  1. Trước khi ban hành nội quy, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên nếu ở Công ty chưa có công đoàn cơ sở.
  2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ thời điểm ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Lao động 2012 cho Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi Công ty đặt trụ sở.
  3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ thời điểm Sở Lao động, thương binh và xã hội nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ, nội quy lao động sẽ có hiệu lực thi hành.
  4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, nếu nội quy lao động có điều khoản trái với quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có thông báo, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.

Lưu ý, việc soạn thảo và đăng ký nội quy lao động là bắt buộc đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên.

sa thai nguoi lao dong vi pham noi quy cong ty
Không được xử lúy kỷ luật lao động với những hành vi không được quy định trong nội quy

Xử lý kỷ luật lao động

Chỉ được phép xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi vi phạm được quy định trong nội quy, đồng thời, việc xử lý này phải được lập thành biên bản.

Mỗi hành vi vi phạm chỉ được áp dụng một trong hình tức kỷ luật. Nếu vi phạm cùng lúc nhiều hành vi thì chỉ áp dụn ghình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Chú ý, không được xử lý kỷ luật lao động đối với những trường hợp được quy định tại khoản 4 và 5 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012.

>>> Xem thêm:

Tư vấn pháp luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật

Bị sa thải, đuổi việc trái luật phải làm gì? Khởi kiện ở đâu để giải quyết?

Bài viết nói về: Mẫu nội quy công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 28, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu điều lệ công ty là văn bản bắt buộc phải có để một công ty có thể hoạt động, ấn điịnh các nguyên tắc về cách thức vận hành và quản lý doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc  biểu mẫu điều lệ và những thông tin pháp lý có liên quan.

quy dinh lien quan den quy che, hoat dong cua cong ty
Mẫu điều lệ Công ty cổ phần

Nội dung điều lệ công ty

Khoản 1 Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2015 quy định Điều lệ công ty gồm những nội dung chính sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ;
  • Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty TNHH, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với công ty TNHH, công ty cổ phần;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty TNHH hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
xay dung dieu le cong ty tnhh
Mẫu điều lệ Công ty TNHH một thành viên
==>>CLICK TẢI MẪU ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN ==>>CLICK TẢI MẪU ĐIỀU LỆ CÔNG TY HỢP DANH ==>>CLICK TẢI MẪU ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ==>>CLICK TẢI MẪU ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN

Cách soạn thảo điều lệ 

  • Ở phần vốn điều lệ, ghi rõ tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Ở phần thông tin của thành viên công ty phải ghi rõ thông tin của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty TNHH; cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Ghi nhận đầy đủ phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp danh; số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần từng loại của cổ đông sáng lập.

Lưu ý, điều lệ khi thành lập doanh nghiệp phải có chữ ký của những người sau đây:

  • Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty TNHH một thành viên;
  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
thuc hien tai van phong dang ki kinh doanh
Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải được thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Sửa đổi, bổ sung điều lệ

Luật doanh ngiệp 2014 quy định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ được thực hiện như sau:

  • Thông qua bằng Nghị quyết của HĐTV đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên nếu điều lệ không có quy định khác;
  • Do chủ sở hữu công ty quyết định đối với công ty TNHH một thành viên;
  • Thông qua bằng Nghị quyết của ĐHĐCĐ đối với công ty cổ phần tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản;
  • Được ít nhất ba phần tư thành viên HĐTV thông qua nếu điều lệ không có quy định khác.

Tham khảo: Luật sư tư vấn nội bộ doanh nghiệp

Điều lệ sửa đổi, bổ sung phải có chữ ký của Chủ tịch HĐTV đối với công ty hợp danh; Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên; người đại diện theo pháp luật đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thông báo việc thay đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi, cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

>>> Xem thêm:

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn về việc soạn thảo điều lệ công ty. Nếu quý độc giả có điều gì chưa rõ hoặc cần hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ ngay cho chúng toi qua hotline để được luật sư tư vấn miẽn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Mẫu điều lệ công ty
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 28, 2020 at 07:53AM
Read More

Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị đánh được nạn nhân dùng để yêu cầu Tòa án buộc người gây thương tích cho mình chịu các chi phí cho tổn thất do việc gây thương tích. Để soạn thảo đơn, người viết đơn cần chú ý một số vấn đề về cách trình bày và giấy tờ kèm theo. Kính mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình một vài thông tin hữu ích.

mau don doi boi thuong thiet hai khi bi danh
Mẫu đơn đòi bồi thường thiệt hại khi bị đánh

Nội dung mẫu đơn

Mẫu đơn mời luật sư bào chữa thông thường bao gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên của lá đơn
  • Kính gửi
  • Họ và tên người làm đơn
  • Thông tin người làm đơn
  • Nội dung vụ việc
  • Đề nghị bồi thường thiệt hại
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Chữ ký của người làm đơn

Cách viết đơn

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi ở phía trên, chính giữa lá đơn
  • Tên của lá đơn: Ghi in hoa: ĐƠN MỜI LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
  • Kính gửi: Ghi tên cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể.
  • Nếu là yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự: cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong giai đoạn điều tra là cơ quan cảnh sát hình sự, trong giai đoạn truy tố là viện kiểm sát nhân dân, trong giai đoạn xét xử là Tòa án nhân dân.
  • Nếu là yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự: Đơn yêu cầu gửi Tòa án nhân dân xét xử giải quyết
  • Họ và tên người làm đơn: Ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn
  • Thông tin người làm đơn: Mục này ghi năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người làm đơn.
  • Nội dung vụ việc: Tại đây, ghi lại toàn bộ sự việc phát sinh thiệt hại và lý do yêu cầu bồi thường thiệt hại

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại

Ví dụ: bị đánh ghen, ẩu đả trong va chạm giao thông, v.v.

  • Đề nghị bồi thường thiệt hại: Phần này ghi yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu trên. Lời lẽ nhẹ nhàng, trang trọng.
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Chữ ký của người làm đơn
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO BỊ ĐÁNH

Thủ tục và trình tự thực hiện

Giấy tờ kèm theo

Đối với người bị thương tích trong vụ án hình sự, cần cung cấp các chứng cứ sau:

  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ án dân sự (hoặc hình sự), nguyên đơn dân sự, v.v.
  • Biên bản xảy ra vụ việc (có xác nhận của chính quyền địa phương: Công an xã, phường)
  • Giấy ra viện
  • Hồ sơ bệnh án
  • Hóa đơn điều trị, hóa đơn khám giám định, hóa đơn nằm viện.
  • Các giấy tờ liên quan đến giám định thương tật (Theo Luật Giám định tư pháp 2012)
  • Chi tiết tham khảo và biểu mẫu tại: Cách xác định bao nhiêu phần trăm thương tật trong vụ án hình sự

Lưu ý: Hồ sơ giám định tư pháp do cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản và lưu giữ. Hồ sơ này chỉ được xuất trình khi có yêu cầu từ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự.

Thủ tục, trình tự thực hiện

Đối với vụ án hình sự, Quý khách có thể làm đơn kiến nghị hoặc đơn tố cáo gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra.

>> Tham khảo thêm: Đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích không khởi tố hình sự

Đối với những trường hợp chưa đến mức khởi tố hình sự, Quý khách có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án để yêu cầu người gây thương tích chịu trách nhiệm đền bù tổn thất về tính mạnghư hỏng về tài sản (nếu có).

>> Tham khảo thêm: Mức tiền yêu cầu bồi thường gây thương tích

Qua bài viết trên, chúng tôi đã tư vấn cho độc giả cách trình bày một lá đơn đề nghị bồi thường do bị đánh. Nếu Quý khách cần hỗ trợ tư vấn luật hình sự hoặc tìm kiếm dịch vụ soạn thảo đơn từ, đừng ngần ngại liên hệ đội ngũ luật sư của chúng tôi theo số hotline dưới đây để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị đánh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 27, 2020 at 01:00PM
Read More

Mẫu đơn mời luật sư bào chữa được dùng trong trong lĩnh vực hình sự, đối với bị can, hoặc người bị tạm giam, tạm giữ. Theo đó, những người này có quyền yêu cầu luật sư căn cứ theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư 46/2019/TT-BCA. Kính mời Quý độc giả cùng đón đọc bài viết sau đây, để biết được cách viết đơn yêu cầu luật sư hợp lệ.

mau don moi luat su khoi kien
Mẫu đơn mời luật sư bào chữa

Nội dung mẫu đơn mời luật sư bào chữa

Mẫu đơn mời luật sư bào chữa thông thường bao gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên của lá đơn
  • Kính gửi
  • Họ và tên người làm đơn
  • Thông tin người làm đơn
  • Nội dung vụ việc
  • Đề nghị luật sư bào chữa
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Xác nhận của công ty luật/ văn phòng luật sư
  • Chữ ký của người mời luật sư

Cách viết đơn

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi ở phía trên, chính giữa lá đơn
  • Tên của lá đơn: Ghi in hoa: ĐƠN MỜI LUẬT SƯ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
  • Kính gửi: Tên công ty hoặc văn phòng luật sư.

Ví dụ: CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN LONG PHAN PMT

  • Họ và tên người làm đơn: Ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn
  • Thông tin người làm đơn: Mục này ghi năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người làm đơn.

Nội dung vụ việc: Tại đây, người làm đơn ghi rõ mình là bị cáo/ bị can/ người bị tạm giam trong vụ án nào.

  • Đề nghị luật sư bào chữa: Đưa ra lời đề nghị Công ty/Văn phòng luật sư cử luật sư bào chữa trong suốt quá trình tố tụng tại các cấp tòa án có thẩm quyền.
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Xác nhận của công ty luật/ văn phòng luật sư: Mục này gồm chữ ký và đóng dấu xác nhận của công ty luật/ văn phòng luật sư.
  • Chữ ký của người mời luật sư
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN MỜI LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Trình tự, thủ tục thực hiện

Thủ tục thực hiện

Người bị bắt, người bị tạm giữ làm đơn yêu cầu

Căn cứ theo Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự, khi nhờ luật sư bào chữa, trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu người bào chữa, thì cơ quan có thẩm quyền (công an địa phương) đang quản lý  người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho luật sư, người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Người bị tạm giam làm đơn yêu cầu

Đối với người bị tạm giam, việc chuyển đơn yêu cầu diễn ra trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu.

Người đại diện, người thân thích làm đơn yêu cầu

Trường hợp người đại diện, người thân thích của những người này có đơn yêu cầu nhờ luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa. (khoản 3 Điều 75 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Ngoài đơn mời luật sư bào chữa, người đại diện, người thân thích  của người bị giữ cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ của họ với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. (khoản 1 và 2 Điều 4 Thông tư 46/2019/TT-BCA).

Các giấy tờ này nộp tại trực ban Hình sự của cơ quan điều tra.

Lưu ý

Căn cứ theo Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự:

 Khi tham gia tố tụng, luật sư bào chữa sẽ phải làm thủ tục đăng ký bào chữa và xuất trình:

  • Thẻ luật sư
  • Bản sao có chứng thực và
  • Giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện hoặc của người thân người bị thích của người bị buộc tội.

Trong một số trường hợp đặc biệt, luật sư có thể bị từ chối tham gia bào chữa.

>> Tham khảo thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Bài viết nói về: Mẫu đơn mời luật sư bào chữa
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 27, 2020 at 10:00AM
Read More

Mẫu đơn kêu oan được sử dụng trong các vụ án hình sự, khi người bị kết án, người thân thích của người bị kết án cho rằng Tòa án xét xử không khách quan, không đúng luật. Tuy nhiên, việc làm đơn kêu oan hiện không được pháp luật quy định rõ khiến nhiều người lúng túng về thủ tục tiến hành. Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu Quý khách cách trình bày nội dung trong đơn kêu oan.

mau don keu oan
Mẫu đơn kêu oan

Mẫu đơn kêu oan gồm những nội dung gì

Hiện chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cách trình bày đơn kêu oan. Thông thường lá đơn bao gồm các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên của lá đơn
  • Kính gửi
  • Họ và tên người làm đơn
  • Thông tin người làm đơn
  • Nội dung vụ việc
  • Đề nghị xem xét lại bản án hoặc khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Chữ ký của người làm đơn

Cách viết mẫu đơn kêu oan

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ: Ghi ở phía trên, chính giữa lá đơn
  • Tên của lá đơn: Ghi in hoa: ĐƠN KÊU OAN hoặc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CỨU TRỢ KHẨN CẤP/ ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP
  • Kính gửi: Tại đây điền tên cá nhân /cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Ví dụ: Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Tối cao, v.v.

  • Họ và tên người làm đơn: Ghi đầy đủ họ tên của người làm đơn

Thông tin người làm đơn: Mục này ghi năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên hệ và số điện thoại người làm đơn.

  • Nội dung vụ việc: Tại đây, người làm đơn ghi rõ mình (hoặc người thân của mình) là bị cáo trong vụ án nào. Đưa ra căn cứ cho rằng việc xét xử có dấu hiệu oan sai và đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Ví dụ: cựu chiến binh… bị xét xử theo bản án…….tại Tòa án quân sự……. Trong quá trình xét xử bản thân có dấu hiệu oan sai và bị trù dập nên làm đơn xin phép cơ quan chức năng xem xét.

  • Khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng (nếu có)
  • Địa điểm, thời gian làm đơn
  • Chữ ký của người làm đơn
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KÊU OAN

Thủ tục, trình tự thực hiện

Trường hợp nào thì sử dụng

Như đã trình bày ở đầu bài viết, hiện chưa có quy định cụ thể liên quan đến việc kêu oan. Vì vậy, khi cảm thấy việc xét xử của Tòa án chưa khách quan, chưa đúng pháp luật, bị cáo có quyền viết đơn kháng cáo hoặc xin giảm nhẹ hình phạt.

(Điểm m khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Ngoài ra, bị cáo, hoặc người thân của bị cáo có quyền yêu cầu luật sư tham gia bào chữa trong vụ án đó tại cấp phúc thẩm (điểm g khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

Về thủ tục yêu cầu luật sư trong vụ án hình sự, vui lòng tham khảo tại:

>> Tham khảo thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Thủ tục và trình tự thực hiện

Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

Quyền kháng cáo thuộc về bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án … được quy định chi tiết tại Điều 331 BLTTHS.

Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật này: Đơn kháng cáo được gửi đến Tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.  

Nếu bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị trại giam phải đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo và chuyển đơn đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án , quyết định bị kháng cáo.

Trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn trên được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc tính từ ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.(Điều 333 Bộ luật này)

Về thủ tục xin giảm nhẹ án phạt, Quý khách có thể tham khảo chi tiết tại:

> Tham khảo thêm: Xin giảm nhẹ án phạt vì tội “Cố ý gây thương tích”

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn Quý khách hàng viết lá đơn kêu oan. Nếu Quý khách gặp khó khăn trong hành trình tìm lại công lý, hãy liên hệ đội ngũ luật sư của chúng tôi để được tư vấn. Chúng tôi sẽ nỗ lực sát cánh cùng Quý khách hàng trong suốt quá trình tranh tụng.

Trân trọng.

Bài viết nói về: Mẫu đơn kêu oan
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 27, 2020 at 07:00AM
Read More

Theo Pháp luật nước ta hiện tại hợp đồng đổi đất được hiểu là hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của mình cho người khác và ngược lại. Bài viết sau đây sẽ cho bạn đọc các thông tin cơ bản về hợp đồng đổi đất cũng như hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng đổi đất cơ bản nhất.

mau hop dong chuyen doi dat
Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất

Hoán đổi đất được pháp luật quy định như thế nào ?

Hợp đồng đổi đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi quyền sử dụng đất cho bên kia, bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.  Hợp đồng trao đổi này phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất  chỉ có quyền chuyển đổi khi đủ các kiều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp trường hợp nhận thừa kế được quy định tại Khoản 1 Điều 168 và Khoản 3 Điều 186.
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • Các điều kiện cụ thể tại các Điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 Luật Đất đai 2013

Lưu ý:

Với đất nông nghiệp chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất cho người khác cùng xã, phường, trị trấn để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp ( Điều 190 Luật Đất đai 2013 )

Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại các văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã có thẩm quyền ( Khoản 3 Điều 267 Luật Đất đai 2013 ).

Việc chuyển đổi phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính ( Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 ).

Hợp đồng về quyền sử dụng đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên ( Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 ).

Nội dung của hợp đồng hoán đổi đất

Phần ghi của các bên chuyển đổi

  • Thông tin của hai bên chuyển đổi.
  • Quyền và nghĩa vụ hai bên.
  • Sự nhất trí của hai bên.
  • Quyền của người thứ 3 đối với thửa đất ( nếu có ).

Phần ghi của cơ quan nhà nước

Hướng dẫn cách viết hợp đồng hoán đổi đất

Phần ghi của các bên chuyển đổi

  • Thông tin của các bên chuyển đổi: Ghi chính xác các thông tin được yêu cầu

Thông tin cá nhân các bên ( Tên, tuổi, nghề nghiệp, hộ khẩu thường trú ).

Thông tin về phần đất ( Diện tích; Loại, hạng đất; Thửa số; Tờ bản đồ số; Ranh giới thửa đất chuyển đổi; Thời hạn sử dụng đất còn lại; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ).

Lý do chuyển đổi ghi một cách rõ ràng, cụ thể.

  • Quyền và nghĩa vụ hai bên

Quyền của hai bên: yêu cầu bên kia giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất,… yêu cầu bên kia giao cho mình toàn bộ giấy tờ…, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …, được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn. ( có mẫu )

Nghĩa vụ của hai bên: chuyển giao đất cho nhau đủ diện tích, đúng hạng…., sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn, chịu lệ phí chuyển đổi …., thanh toán tiền chênh lệch, nếu giá trị quyền sử dụng đất chuyển đổi của một bên cao hơn, trừ trường hợp có thoả thuận khác. ( có mẫu )

  • Sự nhất trí của hai bên:

Hai bên nhất trí chuyển đổi các thửa đất đã mô tả, chuyển đất cho nhau theo đúng diện tích,…, nộp đầy đủ lệ phí, thuế, hai bên giao đất, giao tiền chênh lệch ……, bên nào không thực hiện đầy đủ những nội dung đã ký kết….( có mẫu ).

==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG ĐỔI ĐẤT

Lưu ý:

Trong trường hợp có tranh chấp thì vẫn có thể khởi kiện hủy hợp đồng đổi đất không cần hòa giải

Đối với các tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay tham khảo thêm tại:

>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng giấy viết tay

Thủ tục hoán đổi đất đai

1/ Nộp hồ sơ.

2/ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

3/ Soạn thảo và ký văn bản.

4/ Ký chứng nhận.

5/ Đăng ký biến đổi hồ sơ đổi đất.

6/ Thuế và lệ phí khi đổi.

Bạn đọc có thể đọc nhiều hơn về thủ tục hoán đổi đất đai tại đây:

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục hoán đổi đất đai.

Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã trình bày nội dung về hợp đồng đổi đất cũng như cách viết hợp đồng đổi đất. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề thắc mắc về đất đai, tranh chấp về bất động sản hoặc các trường hợp khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng đổi đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 26, 2020 at 01:00PM
Read More

Bản chất của mẫu hợp đồng giữ đất chính là một mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản. Mẫu hợp đồng này đã được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự 2015. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách soạn một hợp đồng giữ đất hoàn chỉnh.

mau hop dong giu dat
Mẫu hợp đồng giữ đất

Hợp đồng gửi giữ tài sản là gì?

Điều 554 BLDS 2015

Hợp đồng gửi giữ tài sản là:

  • Sự thỏa thuận giữa các bên
  • Bên giữ nhận bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng,
  • Bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ (trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công).

Đặc điểm:

  • Đây là hợp đồng song vụ ( Từ Điều 555 đến Điều 558 Bộ Luật Dân sự 2015).
  • Hợp đồng giữ tài sản vừa có thể là hợp đồng đền bù vừa có thể là hợp đồng không đền bù ( ĐIều 554 Bộ Luật Dân sự 2015).

Lưu ý:

Hợp đồng gửi giữ tài sản không cần phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia thì nên có các thỏa thuận về việc công chứng hợp đồng này tại UBND cấp xã hoặc các văn phòng công chứng.

Mẫu hợp đồng gửi giữ đất

Nội dung hợp đồng giữ đất:

  • Thông tin các bên;
  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Phí gửi giữ và phương thức thanh toán;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Quy định chung;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Hướng dẫn viết hợp đồng gửi giữ đất

Thông tin các bên:

Điền rõ ràng chính xác các thông tin về tên, CMND, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản,…

Đối tượng của hợp đồng:

Ghi rõ ràng vị trí khu đất nằm ở đâu, phần diện tích đất gửi giữ (ghi cả bằng số và bằng chữ)

Phí gửi giữ và phương thức thanh toán:

  • Chi phí thanh toán: ghi cả bằng số và chữ số tiền thanh toán, thanh toán một lần hay chia làm nhiều lần, mỗi lần bao nhiêu.
  • Phương thức thanh toán: chuyển khoản, đưa tiền mặt,…..
  • Thời hạn thanh toán: Thanh toán trong thời hạn bao lâu.

Quyền, nghĩa vụ của các bên:

  • Quyền và nghĩa vụ của bên thuê giữ:

Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào,thời điểm thông báo yêu cầu lấy lại; yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm hư hỏng, giảm sút phần đất gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Thông báo ngay cho bên nhận thuê giữ biết tình trạng đất, biện pháp bảo quản thích hợp đối với phần đất gửi giữ;.…..Gây thiệt hại thì phải bồi thường; Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận.

  • Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thuê giữ:

Các yêu cầu về trả tiền công, chi phí theo thoả thuận; Trả chi phí hợp lý để bảo quản đất trong trường hợp gửi không trả tiền công; Có yêu cầu trả đất nhận thuê (trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn),..

Bảo quản tài sản, trả lại tài sản theo đúng tình trạng ban đầu; thay đổi cách giữ gìn, bảo quản đấtphải thì phải thông báo ; nếu hết thời hạn mà bên nhận không trả lời thì sẽ như thế nào? Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, giảm sút phần đất gửi giữ,..

Quy định chung:

Trả tài sản gửi giữ: Trả lại đúng tài sản, đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Chậm giao, chậm nhận: Chậm giao đất thì sẽ phải tự mình thanh toán các chi phí phát sinh, chậm nhận thì sẽ phải tự mình thanh toán hoặc chi trả cho bên nhận giữ chi phí phát sinh sau khi hết thời hạn của hợp đồng.

Chậm trả tiền công: Trả đủ tiền công như thỏa thuận, nếu có lấy lại phần đất trước khi hết hợp đồng thì vẫn phải thanh toán phần chi phí mà bên nhận giữ đã bảo quản, giữ gìn,…

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

Các thỏa thuận trách nhiệm các bên về  phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ.

(vd: Trong thời hạn gửi giữ nếu bên nhận giữ tài sản không thực hiện đúng các thỏa thuận về giữ gìn, bảo quản đất mà gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường phần giá trị đã bị hư hại).

Giải quyết tranh chấp:

Đưa ra phương pháp giải quyết tranh chấp ưu tiên thương lượng giữa các bên. Khi không thể thương lượng thì Tòa án sẽ là cách giải quyết cuối cùng.

Trường hợp muốn đòi là tài sản nhờ gửi giữu xem chi tiết tại đây:

>> Tham khảo thêm: Thủ tục đòi lại tài sản gửi giữ

Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng:

Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm nào ghi rõ ngày tháng năm, được lập thành bao nhiêu bản, các điều kiện chấm dứt hợp đồng (do hết thời hạn, do đơn phương chấm dứt, do hủy bỏ hợp đồng).

==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG GỬI GIỮ ĐẤT

>> Tham khảo thêm: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về hợp đồng giữ đất cũng như cách viết mẫu hợp đồng giữ đất. Trường hợp Quý khách hàng gặp vấn đề tranh chấp về đất đai hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng giữ đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 26, 2020 at 10:00AM
Read More

Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng dùng để nhà thầu gửi đến cơ quan nhà nước khi có những nội dung xây dựng thay đổi cần sự cấp phép. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn trình bày đơn đề nghị và thủ tục đầy đủ cho lần điều chỉnh dự án, công trình.

phu luc 08 cach viet don de nghe dieu chinh giay phep xay dung
Cách viết đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

Nội dung mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

Mẫu đơn xin đề nghị Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng được quy định theo mẫu tại Phụ lục số 8 của Thông tư 14/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Chi tiết xem tại: Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

  • Tên đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng
  • Kính gửi cô quan chuyên trách
  • Thông tin cá nhân người thẩm quyền viết đơn đề nghị
  • Thông tin cơ sở cấp phép xây dựng
  • Nội dung đề nghị điều chỉnh
  • Lý do điều chỉnh giấy phép
  • Lời đề nghị xem xét
  • Lời cam kết của bên đề nghị
  • Chữ ký người viết đơn

Tham khảo thêm đơn đề nghị cấp phép năng lực xây dựng. Chi tiết xem tại: Mẫu đơn đề nghị cấp phép xây dựng

Tham khảo về nội dung điều chỉnh xây dựng. Chi tiết xem tại: Có được tự thiết kế nhà ở theo ý muốn của mình không

Tài liệu kèm theo

Căn cứ Quy định Thông tư Bộ Xây dựng số 14 năm 2016 có yêu cầu về những giấy tờ đính kèm đơn đề nghị gồm:

giay phep hoat dong xay dung phai kem don de nghi dieu chinh
Giấy phép hoạt động xây dựng kèm đơn đề nghị điều chỉnh

Giấy phép hoạt động xây dựng kèm đơn đề nghị điều chỉnh

  • Bản sao Giấy phép hoạt động xây dựng đã được cấp, chứng chỉ hành nghề
  • Bản sao các văn bản chứng minh cho nội dung Điều chỉnh
  • Văn bản chấp thuận của chủ đầu tư – thầu chính nếu nhà thầu đề nghị Điều chỉnh là thầu phụ

Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn

Căn cứ Điều 102 Luật xây dựng hiện hành việc điều chỉnh giấy phép xây dựng được tiến hành như sau:

  • Chủ đầu tư nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 2 bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, xuất giấy biên nhận nếu hồ sơ nộp đầy đủ theo quy định hoặc nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì cơ quan ra văn bản hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc
  • Nếu bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép
  • Thời gian Điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng được thực hiện trong 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
co quan chap nhan don de nghi dieu chinh giay phep xay dung
Cơ quan chấp nhận đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

Tham khảo thêm thủ tục cấp phép xây dựng.

Chi tiết xem tại: Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở

Chi tiết xem tại: Thủ tục xin phép xây nhà trên đất quy hoạch treo

4. Cơ quan tiếp nhận đơn

Việc phê duyệt, thẩm định dự án được điều chỉnh bởi Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Căn cứ Điều 103 Luật Xây dựng 2014 nơi có thẩm quyền cấp giấy phép cũng là cơ quan tiếp nhận đơn điều chỉnh:

  • Bộ Xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II, công trình tôn giáo, di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị, công trình có vốn nước ngoài đầu tư
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn huyện mình quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc Bộ và UBND tỉnh

Trên đây là hướng dẫn về cách soạn đơn đề nghị điều chỉnh giấp phép xây dựng, những hồ sơ cần kèm theo và những trình tự thủ tục liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Mọi chi tiết liên hệ luật sư đất đai tư vấn miễn phí qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 26, 2020 at 07:00AM
Read More

Mẫu hợp đồng thuê đất nói cơ bản là hợp đồng thuê được Pháp luật quy định rất rõ ràng về hình thức và các vấn đề pháp lý liên quan. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết được một cách cơ bản nhất về nội dung và đồng thời hướng dẫn bạn đọc như thế nào để soạn một hợp đồng thuê đất.

mau hop dong thue dat
Mẫu hợp đồng thuê đất

                     (Thông tư liên tịch số: 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT (Mẫu số 14/ HĐT))

Hợp đồng thuê đất được pháp luật quy định như thế nào? Lưu ý khi xác lập

Theo Điều 472 BLDS 2015 có quy định:

  • Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
  • Về hình thức hợp đồng thuê đất phải được lập thành văn bản, theo Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định hợp đồng thuê đất không bắt buộc công chứng, chứng thực mà tùy theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng.

Các quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng cho thuê nhà đất bạn đọc tham khảo chi tiết tại đây:

>> Tham khảo thêm: Hợp đồng thuê nhà đất có bắt buộc công chứng

  • Yêu cầu công chứng sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Lưu ý:

  • Chủ thể cho thuê phải là chủ của mảnh đất và có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất do hộ gia đình sở hữu là đối tượng của Hợp đồng này phải được tất cả các thành viên trong hộ ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
  • Chủ thể tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.

Nội dung hợp đồng thuê đất.

  • Thông tin về các bên
  • Thông tin về đất cho thuê
  • Thông tin về tài sản gắn liền với đất ( nếu có )
  • Giá thuê
  • Mục đích
  • Thời hạn thuê
  • Quyền và nghĩa vụ bên cho thuê
  • Quyền và nghĩa vụ bên thuê
  • Giải quyết tranh chấp
  • Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
  • Cam kết của các bên
  • Ký tên
  • Lời chứng của công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền ( nếu có )

Hướng dẫn cách viết hợp đồng thuê đất

Thông tin về các bên:

  • Họ tên, nghề nghiệp, hộ khẩu bên cho thuê và bên cho thuê (Nếu các bên đại diện cho tổ chức thì phải ghi tên công ty đại diện, địa chỉ, chức vụ).

Thông tin về đất cho thuê:

  • Diện tích đất là bao nhiêu, địa điểm, mục đích, thời hạn cho thuê.

Giá thuê

  • Giá thuê ghi rõ ràng chính xác bằng cả số và chữ
  • Phương thức thanh toán (có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán một lần hay nhiều lần).

Mục đích; Thời hạn thuê

  • Ghi chính xác như Điều 1 hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê

  • Về nghĩa vụ: Giao thửa đất đúng ngày hẹn, nộp thuế khi sử dụng, kiểm tra nhắc nhở bên thuê về quyền của người thứ 3 (nếu có)
  • Về quyền: Có quyền yêu cầu bên thuê trả tiền thuê cũng như yêu cầu chấm dứt khi bên thuê thực hiện sai mục đích, hủy hoại,… Yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại, yêu cầu trả lại đất khi hết thời hạn.

Quyền và nghĩa vụ bên thuê

  • Về nghĩa vụ: Trả tiền thuê theo thỏa thuận, không sử dụng đất mục đích, thời hạn đã thỏa thuận, trả lại đất đúng thời hạn, không gây ảnh hưởng đến những  người sử dụng xung quanh,… Không cho bên thứ ba thuê lại nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê.
  • Về quyền: Yêu cầu bên thuê giao thửa đất đúng như đã thoả thuận, được sử dụng đất ổn định theo thời hạn thuê đã thoả thuận, được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất.

Giải quyết tranh chấp

  • Các bên nên thỏa thuận giải quyết tranh chấp trên cơ sở thương lượng trước, trường hợp thương lượng không thể đi đến thỏa thuận chung thì mới yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

  • Địa điểm, thời điểm có hiệu lực khi nào.

Cam kết của các bên

  • Các bên cam đoan về các thông tin đã nêu trên là đúng sự thật, thửa đất không có tranh chấp, hợp đồng trên ký do hai bên tự nguyện không bị lừa dối, ép buộc, đã xem xét kỹ các giấy tờ về quyền sử dụng đất, cam kết thực hiện đúng theo thỏa thuận.

Lưu ý: Hợp đồng nếu các bên có yêu cầu công chứng phải thêm phần lời chứng.

==>>CLICK TẢI MẪU HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẤT

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã trình bày một số nội dung về hợp đồng thuê đất cũng như cách viết mẫu hợp đồng này. Trường hợp Quýbạn đọc gặp vấn đề về tranh chấp hãy đất đai, liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.

Bài viết nói về: Mẫu hợp đồng thuê đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Luật Long Phan PMT



June 25, 2020 at 01:00PM
Read More

My maps