Tranh chấp đường ống nước thải sinh hoạt được điều chỉnh bởi những quy định riêng của pháp luật. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp thì sẽ được giải quyết thông qua thỏa thuận, thương lượng giữa các bên hoặc nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Có được đặt đường ống nước thải qua nhà liền kề không?
Việc lắp đặt hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chảy tới nơi quy định để xử lý là yêu cầu chung đối với các hộ gia đình khi xây dựng nhà. Việc lắp đặt hệ hố ga, rãnh thoát nước thải phải đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây thiệt hại, ảnh hưởng đến người khác.
Tuy nhiên, không phải căn nhà nào được xây dựng cũng có địa thế đẹp để lắp đặt đường ống thoát nước thải sinh hoạt. Có những trường hợp những căn nhà xây xong phải lắp hệ thống nước thải thông qua phần đất của nhà liền kề vì không có khả năng để lắp riêng một hệ thống.
Pháp luật hiện hành cũng có những quy định để điều chỉnh về vấn đề trên như: (Điều 251, Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015)
- Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định
- Làm sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.
- Trường hợp cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Như vậy, hoàn toàn có thể lắp đặt đường ống thoát nước thải trên phần đất đai liền kề trong các trường hợp theo quy định của pháp luật:
- Trong trường hợp bất động sản có vị trí không thuận lợi;
- Việc thoát nước thải không có cách nào khác ngoài việc xây dựng trên đất của nhà liền kề.
Khi có tranh chấp liên quan đến đường ống thoát nước thải, ai là người có thẩm quyền giải quyết.
Trong thực tế, vấn đề lắp đặt hệ thống thoát nước thải sinh hoạt rất nhạy cảm và thường xảy ra những tranh chấp như:
- Chủ bất động sản liền kề không cho phép xây dựng, đặt đường ống thoát nước.
- Tranh chấp mương nước thoát nước thải.
- Tranh chấp khi phát sinh sự cố như tràn nước, vỡ ống… ảnh hưởng đến dân cư.
Khi phát sinh những tranh chấp kể trên, cách tốt nhất các bên nên ngồi lại thỏa thuận, giải quyết vấn đề một cách thiện chí, không nên gây căng thẳng. Các cơ quan địa phương như lãnh đạo thôn, xóm, xã, phường có trách nhiệm hòa giải tại cơ sở để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nếu như việc thương lượng hòa giải không có kết quả, các bên có thể nộp đơn khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án giải quyết. Những vấn đề có thể yêu cầu tòa án giải quyết có thể như:
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại do đường ống nước thải gây ra.
- Yêu cầu nhà liền kề cho phép xây dựng đường ống thoát nước thải theo đúng quy định của pháp luật.
Trình tự giải quyết tranh chấp liên quan đến đường ống thoát nước thải sinh hoạt qua nhà liền kề.
Khi phát sinh tranh chấp thì luôn có những câu hỏi liên quan như ai giải quyết tranh chấp này, giải quyết ở đâu. Đối với các tranh chấp xuất phát từ cuộc sống thường ngày như trường hợp này thì hòa giải là phương pháp được ưu tiên và khuyến khích.
Người giải quyết hòa giải có thể là trưởng thôn, lãnh đạo xã, các ban ngành địa phương. Trình tự thủ tục hòa giải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật:
- Không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải;
- Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp;
- Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.
Khi hòa giải không có kết quả, các bên có thể khởi kiện vụ án yêu cầu tòa án giải quyết.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp như trường hợp trên là tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người bị kiện theo quy định tại (Điều 36 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015).
Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án:
- Nộp đơn khởi kiện
- Tòa án thụ lý giải quyết
- Tòa án xét xử sơ thẩm
- Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có)
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách giải quyết tranh chấp có liên quan đến đường ống thoát nước thải sinh hoạt qua nhà liền kề. Mọi thắc mắc có liên quan các bạn có thể gọi điện tới hotline để được luật sư tư vấn cụ thể và chi tiết. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài biết. Trân trọng./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Giải quyết tranh chấp đường ống nước thải sinh hoạt đi qua nhà liền kề.
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 10, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét