Hoãn thi hành án tử hình trong một số trường hợp được luật định. Những trường hợp đó là gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

truong hop hoan thi hanh an tu hinh
Tử hình bằng tiêm thuốc độc

1.   Thi hành án tử hình là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự thì thi hành án tử hình  là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình

2.   Những trường hợp được hoãn thi hành án tử hình

Theo quy định tại Điều 81 Luật Thi hành hình sự 2019 trường hợp được hoãn tử hình bao gồm:

  1. Người bị kết án tử hình là:
  2. Phụ nữ CÓ THAI hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

Đây là quy định xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện nguyên tắc xử lý và chính sách hình sự của Nhà nước ta dối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

  • Người đủ 75 tuổi trở lên;

Trường hợp người đủ 75 tuổi trở lên bị tử hình là rất ít, mặc khác cũng là thể hiện tính nhân đạo và có ý nghĩa giáo dục. Do đó, để góp phần thể hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta Bộ luật hình sự được “hoãn” tử hình.

  • Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Đối với trường hợp này đối tượng của nhóm tội phạm này là tiền tham ô, do đó, quy định này nhằm thúc đẩy tội phạm tham ô, hối lộ hoàn trả số tiền này sung công quỹ nhà nước thì đem lại hiệu quả cao hơn và nó cũng là mục đích chính của công cuộc phòng chống tham nhũng.

Mặt khác, không phải cứ nộp lại ¾ tài sản là sẽ được thoát án tử mà người phạm tội còn phải có thái độ tích cực hoặc lập công lớn thì mới có căn cứ xem xét đối với họ.

  • Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
  • Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
hoan tu hinh theo quy dinh cua phap luat
Hoãn tử hình người phạm tội

Tuy nhiên, theo dự thảo Thông tư liên tịch mới, các Bộ đề xuất nếu thuộc một trong 05 trường hợp sau đây thì Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình:

  1. Có thông tin do người bị kết án hoặc người khác khai báo hoặc do Hội đồng thi hành án tử hình biết được từ những nguồn tin khác.
  2. Hội đồng thi hành án tử hình nhận được yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc hoãn thi hành án tử hình.
  3. Trường hợp gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác, không thể thực hiện được việc thi hành án tử hình hoặc trên đường áp giải người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện;
  4. Trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không lấy được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được;
  5. Đã thi hành án tử hình theo đúng quy định của pháp luật nhưng người bị thi hành án không chết.
co quan co tham quyen ra quyet dinh hoan tu hinh
Đưa người phạm tội ra xét xử

3.   Kinh phí thi hành án tử hình

  • Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2013 quy định kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án tử hình do ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh), cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
  • Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm chi trả bồi dưỡng cho những người tham gia thi hành án tử hình theo quy định.

Trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Trường hợp nào được hoãn thi hành án tử hình
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



February 01, 2020 at 01:00PM
Read More

Không chịu phạt cọc mua bán đất nếu các bên thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ làm rõ vấn đề này qua bài tư vấn sau.

truong hop khong chiu phat coc mua ban dat
Trường hợp không chịu phạt cọc khi mua bán đất

1. Đặt cọc khi mua bán đất

Đặt cọc là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.

Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng đặt cọc mua bán đất vô hiệu

gia tri phap ly cua hop dong dat coc mua ban dat bi vo hieu
Đặt cọc mua bán đất vô hiệu

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 giao dịch đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:

  • Người tham gia đặt cọc không có “năng lực hành vi dân sự”
  • Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép
  • Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông
  • Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật
  • Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định

3. Mức phạt cọc khi các bên không có thỏa thuận

PHẠT CỌC được hiểu là bên nhận đặt cọc vi phạm cam kết, không chịu thực hiện hợp đồng đã xác lập thì ngoài việc phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc còn bị phạt một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đặt cọc.

Các bên có thể thỏa thuận phạt cọc gấp 2 đến nhiều lần giá trị tài sản đặt cọc.

  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt cọc thì khi tranh chấp cách tính mức phạt cọc sẽ như sau
  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.
  • Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu.

4. Trường hợp không chịu phạt cọc

khong bi phat coc trong cac truong hop luat dinh
Không chịu phạt cọc khi mua bán đất

Hiện nay pháp luật quy định trường hợp nào sẽ “không chịu phạt cọc” như sau:

  • Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc.
  • Nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.

Mặt khác, căn cứ theo Án lệ theo số 25/2018/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thông qua ngày 17-10-2018 và được công bố theo QĐ số 269/QĐ-CA ngày 6-11-2018 của Chánh án TAND Tối cao, nếu người bị phạt cọc chứng minh được nội dung sau:

  • Việc chậm trễ thực hiện hợp đồng là do nguyên nhân khách quan.
  • Chứng minh được đây không phải là trường hợp bên bị phạt cọc không muốn mua bán đất hoặc chậm trễ thực hiện các thủ tục dẫn đến không thực hiện đúng nội dung hai bên đã thỏa thuận thì có khả năng không phải chịu phạt cọc.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp bạn đọc có thắc mắc, hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật miễn phí, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Trường hợp nào không chịu phạt cọc mua bán đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



February 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Kiểm tra thông tin nhà đất trước khi mua là việc làm cần thiết khi thực hiện giao dịch nhà đất, đảm bảo pháp lý khi mua đất, tránh cho việc giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. Làm thế nào để kiểm tra? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách xác minh qua bài viết sau.

kiem tra thong tin nha dat truoc khi mua
Thông tin nhà đất trước khi mua

1. Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất ở đâu?

Việc kiểm tra sổ đỏ nhà đất khi mua rất quan trọng, tránh cho việc chuyển nhượng phát sinh tranh chấp ngay từ ban đầu. Để biết “thông tin” nhà đất thì có thể thông qua các phương thức sau:

  • Từ người chuyển nhượng: Người được chuyển nhượng yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý nhà đất;
  • Từ những người xung quanh: Qua những người xung quanh người mua có thể biết được một số thông tin nhà đất có tranh chấp hay không hoặc hơn nữa là thông tin mang yếu tố phong thủy của nhà đất.
  • Cơ quan nhà nước: UBND, Văn phòng đăng ký đất đai, “tra cứu sổ đỏ miễn phí”
kiem tra thong tin cua nha dat
Thông tin pháp lý nhà đất cần kiểm tra

2. Trường hợp không được cung cấp dữ liệu

  • Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể;
  • Yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
  • Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức;
  • Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
  • Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
  • Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

3. Thủ tục xin thông tin đất đai

yeu cau cung cap thong tin ve dat dai
Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai

Người có yêu cầu CUNG CẤP THÔNG TIN đất điền Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai.

Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thủ tục cung cấp thông tin đất đai được thực hiện theo các bước sau:

Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu “đất đai” nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Tiếp nhận yêu cầu

Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu.

Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Trả kết quả

  • Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
  • Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.

4. Thời hạn giải quyết

thoi han xu ly ho so cung cap thong tin dat dai
Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ
  • Trường hợp 1: Nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày;
  • Trường hợp 2: Nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Lưu ý để tránh rủi ro

Thời gian này không tính các loại thời gian sau:

  • Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã (xã, phường, thị trấn),
  • Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
  • Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

5. Lệ phí và chi phí thực hiện

Phíchi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai gồm:

  • Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
  • Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
  • Chi phí gửi tài liệu (nếu có)

Lưu ý:

Phí do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Một số thông tin sau thì không phải trả phí:

  • Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
  • Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
  • Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
  • Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật miễn phí, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Kiểm tra thông tin nhà đất trước khi mua ở đâu?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



February 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam là một thủ tục cần thiết được Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn việc thực hiện thủ tục trên qua bài viết sau.

Cong nhan ban an ly hon nuoc ngoai
Công nhận bản án ly hôn tại Tòa án

1. Quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài

Bản án, quyết định được công nhận và cho thi hành

Các loại quyết định của Tòa án nước ngoài được xem xét, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

  • Bản án, quyết định của Toà án nước ngoài
  • Quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài

Lưu ý:

Những bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài phải có hiệu lực pháp luật.

Chủ thể yêu cầu công nhận bản án:

Theo khoản 1 Điều 425 BLTTDS 2015, người yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Điều kiện được yêu cầu công nhận:

Điều kiện để được công nhận là cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành.

Nơi gửi đơn yêu cầu

Điều 432 BLTTDS 2015 quy định đơn yêu cầu được gứi đến Bộ Tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định cùng là thành viên.

Đối với trường hợp không có điều ước quốc tế buộc gửi đơn qua trung gian của Bộ Tư pháp, người có quyền yêu cầu được gửi đơn trực tiếp tới Toà án.

2. Đơn yêu cầu và tài liệu kèm theo

yeu cau cong nhan ly hon o nuoc ngoai
Yêu cầu công nhận bản án ly hôn ở nước ngoài

Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau:

  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp;
  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người thi hành;
  • Yêu cầu công nhận bản án, quyết định ly hôn.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ nội dung này;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định;
  • Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người được thi hành hoặc đại diện hợp pháp đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

3. Trình tự xét đơn yêu cầu công nhận bản án ly hôn

co quan co tham quyen cong nhan ban an ly hon tai nuoc ngoai
Tòa án xét đơn yêu cầu công nhận bản án ly hôn
  1. Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp nộp đơn yêu cầu công nhận đến cơ quan có thẩm quyền;
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến hoặc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có yêu cầu gửi đến, Tòa án tiến hành thụ lý theo quy định.
  3. Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán thực hiện;
  4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam. Đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định đó;

4. Thời hiệu yêu cầu cho công nhận và thi hành

  • Người yêu cầu có quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật,.
  • Khoản 2 Điều 432 BLTTDS 2015 quy định trong trường hợp người làm đơn chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề trên, trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục công nhận bản án ly hôn nước ngoài tại Việt Nam
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



January 31, 2020 at 01:00PM
Read More

Đính chính sổ nhà đất trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) được Cơ quan có thẩm quyền cấp có sai sót về thông tin. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn về thủ tục đính chính sổ đất.

Thu tuc dinh chinh so nha dat
Đính chính thông tin trên Sổ đỏ khi có sai sót thông tin về thửa đất

1.   Những trường hợp đính chính sổ nhà đất

Trong quá trình cấp sổ đỏ, đôi khi vẫn có một số thông tin SAI sót. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có sai sót đều tiến hành đính chính. Chỉ những trường hợp được quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2013 thì mới tiến hành đính chính sổ đỏ. Cụ thể:

  • Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
  • Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2.   Hồ sơ đính chính gồm những gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số 24/2014 ngày 19/5/2014 Quy định về hồ sơ địa chính thì hồ sơ đề nghị đính chính sổ đỏ bao gồm:

  • Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót “trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp;
giay to nop de dinh chinh so nha dat
Mẫu đơn đề nghị đính chính thông tin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Các giấy tờ chứng minh nhân thân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản như bản sao y giấy chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ khẩu,..

3.   Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Văn phòng đăng ký đất đai đã cấp Sổ hồng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền đính chính lại Sổ khi thuộc trường hợp phải đính chính theo quy định pháp luật.

4.   Thủ tục đính chính

1. Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót thì thông báo cho người sử dụng đất biết và yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.

2. Khi nhận được thông báo hoặc tự phát hiện có sai sót, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp hồ sơ xin đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì phải có đơn đề nghị để được đính chính.

3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót, đồng thời lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp có sai sót. Sau đó, phải tiến hành chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

4. Trường hợp đính chính mà người được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Văn phòng đăng ký đất đai trình cơ quan có thẩm quyền để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5. Trả kết quả. Sau khi đính chính, Văn phòng đăng ký đất đai trao sổ hồng cho người sử dụng đất, sở hữu nhà ở.

5.   Thời hạn giải quyết

thoi han co quan co tham quyen giai quyet dinh chinh so nha dat
hời gian tối đa Cơ quan có thẩm quyền phải xử lý yêu cầu đính chính sổ đất
  • Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã cấp là không quá 10 ngày.
  • Thời gian trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
  • Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Sau khi có kết quả đính chính thông tin Sổ ĐỎ thì phải trả Sổ cho hộ gia đình, cá nhân trong thời hạn 03 ngày làm việc.

6.   Chi phí thực hiện đính chính

Khi thực hiện đính chính thông tin sổ hồng, người sử dụng đất phải nộp các khoản chi phí sau:

  • Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai;
  • Lệ phí trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất;
  • Phí cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trường hợp có yêu cầu cấp đổi).

Mức phí, lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân từng tỉnh, thành phố thuộc trung ương quy định phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Thủ tục đính chính sổ nhà đất cấp bị sai thông tin
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 31, 2020 at 10:00AM
Read More

Yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật sẽ được tiến hành như thế nào và cần những hồ sơ gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn qua bài viết sau.

Yeu cau thi hanh ban an dan su co hieu luc phap luat
Thi hành Bản án dân sự có hiệu lực pháp luật

1. Ra quyết định thi hành án

Thủ trưởng cơ quan thi hành dân sự chỉ ra QUYẾT ĐỊNH thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án.

Đương sự có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành thông qua các hình thức:

  • Nộp đơn trực tiếp;
  • Gửi đơn qua bưu điện;
  • Trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự.

Cơ quan THADS từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:

  • Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
  • Cơ quan THADS được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
  • Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

2. Đơn yêu cầu thi hành án

Giay to can thiet de yeu cau thi hanh an
Mẫu đơn yêu cầu thi hành án

Mẫu đơn xin yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
  • Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
  • Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án
  • Nội dung yêu cầu thi hành án;
  • Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;
  • Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có Bản án (dân sự), quyết định có “hiệu lực” pháp luật được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có;

Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

3. Thẩm quyền và thời hiệu yêu cầu thi hành

Về thẩm quyền

Theo khoản 1, Điều 35, Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2010 thì cơ quan thi hành án cấp huyện sẽ có thẩm quyền thi hành đối với bản án, quyết định của Giám đốc thẩm của Toà án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành dân sự cấp huyện có trụ sở.

Trong trường hợp nếu thấy cần thiết, bản án, quyết định của Giám đốc thẩm nêu trên có thể chuyển giao cho cơ quan thi hành dân sự cấp tỉnh.

Hiện nay cơ quan thi hành án các cấp bao gồm:

  • Cấp huyện là Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
  • Cơ quan thi hành án cấp tỉnh là Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Về thời hiệu yêu cầu thi hành

  • Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
  • Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
  • Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

4. Thủ tục thi hành án

thi hanh ban an dan su da co hieu luc phap luat
Chấp hành viên thực hiện thi hành án
  1. Người yêu cầu gửi đơn yêu cầu đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết.
  2. Cơ quan THADS phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
  3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công Chấp hành viên thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án.
  4. Chấp hành viên tiến hành gửi Quyết định về thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
  5. Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
  6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành “xác minh điều kiện thi hành án“.
  7. Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
  8. Chấp hành viên sẽ thực hiện các quy trình thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án cho người yêu cầu.

Trường hợp quý bạn đọc có vấn đề cần tư vấn, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục yêu cầu thi hành bản án dân sự có hiệu lực pháp luật
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



January 31, 2020 at 07:00AM
Read More

Lấn chiếm đất” là hành vi gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Việc người nào có hành vi lấn chiếm đất có bị xử lý hay không? Công  ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

Lan chiem dat dai bi xu phat theo phap luat
Hành vi lấn chiếm đất đai

1. Lấn chiếm đất là gì?

Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
  • Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
  • Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
  • Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật

2. Cách thức bảo vệ quyền sử dụng đất khi bị lấn chiếm

bao ve quyen su dung dat khi bi lan chiem
Hòa giải để bảo vệ đất lấn chiếm

Để bảo vệ hành quyền sử dụng đất khi bị LẤN CHIẾM ĐẤT đai, chủ sở hữu cần thực hiện các phương thức bảo vệ sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng với người có hành vi lấn chiếm đất đai.
  • Hoặc gửi đơn lên UBND cấp xã để thực hiện việc hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
  • Trường hợp các bên hòa giải không thành người bị lấn chiếm thực hiện khởi kiện đến Tòa án. Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013

3. Xử lý hành vi lấn chiếm đất đai

Trách nhiệm hành chính

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt là:

Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và “mức xử phạt” như sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
cac muc xu phat hanh chinh cho hanh vi lan chiem dat dai
Xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất

Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;
  • Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;
  • Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trách nhiệm hình sự

Xu ly cac hanh vi lan chiem dat dai
Xử phạt hành vi lấn chiếm đất đai

Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt hành vi lấn chiếm đất như sau:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  • Người nào lấn chiếm đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Lấn chiếm đất có bị xử phạt không?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 30, 2020 at 01:00PM
Read More

Chuyển đổi từ Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH không khó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện việc chuyển đổi này. Do vậy, Công ty Luật Long Phan PMT chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc bài viết hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển đổi loại hình như trên.

cac buoc chuyen doi doanh nghiep tu nhan sang cong ty tnhh
Thực hiện thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh

1. Điều kiện để được chuyển sang loại hình trách nhiệm hữu hạn

Căn cứ theo Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp tư nhân được phép chuyển đổi sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là: Cty TNHH) khi thỏa mãn các quy định của pháp luật như sau:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gọi tắt: Cty TNHH MTV) do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

2. Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

giay to can thiet cho viec thay doi cong ty tu nhan sang cong ty tnhh
Phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để giảm thời gian thực hiện thủ tục sau này

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi được hướng dẫn bởi Khoản 3 Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo BIỂU MẪU được đăng tải tại phụ lục đính kèm Nghị định hướng dẫn;
  • Điều lệ công ty chuyển đổi theo quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
  • Danh sách thành viên theo quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty “trách nhiệm hữu hạn” hai thành viên trở lên;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
  • Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
  • Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

3. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng

co quan co tham quyen thuc hien chuyen doi loai hinh doanh nghiep
Phòng đăng ký kinh doanh là nơi thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi, Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

  1. Doanh nghiệp cử đại diện theo pháp luật hoặc thuê người bằng cách lập văn bản ủy quyền để thực hiện thủ tục chuyển đổi theo luật định.
  2. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng phải tạo tài khoản và cập nhật đầy đủ thông tin của bản thân. Thời gian phê duyệt chấp thuận: Khoản 01 ngày – 03 ngày làm việc.
  3. Đăng tải toàn bộ hồ sơ xin CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  4. Sau khi hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo qua email người nộp hồ sơ. Người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ bản gốc tại Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.

Thời gian giải quyết hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ chuyển đổi hợp lệ.

4. Xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng sau khi chuyển đổi loại hình

Điều 14 Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy định việc xử lý tài sản bảo đảm sau khi Doanh nghiệp được tổ chức lại như sau:

  • Các bên thỏa thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trình tổ chức lại pháp nhân;
  • Nếu không thoả thuận được thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn;

Nếu không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thì giải quyết như sau:

  • Trong trường hợp chia pháp nhân thì các pháp nhân mới phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
  • Trong trường hợp tách pháp nhân thì pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;
  • Trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân hợp nhất, pháp nhân sáp nhập phải thực hiện giao dịch bảo đảm;
  • Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi công ty nhà nước thì doanh nghiệp được chuyển đổi phải thực hiện giao dịch bảo đảm.

Trên đây là bài hướng dẫn thủ tục chuyển đổi của Công ty chúng tôi. Trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện thủ tục trên, Công ty Luật Long Phan PMT có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục trọn gói. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng gọi ngay hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời và tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành Công ty TNHH
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



January 30, 2020 at 10:00AM
Read More

Mua bán nhà đất bằng miệng diễn ra khá phổ biến trên thực tế hiện nay. Về nguyên tắc, mua bán nhà đất phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Nhưng mua bán bằng miệng vẫn có thể được chấp thuận.

cong nhan mua ban nha dat bang mieng
Nhà đất được chuyển nhượng thông qua hợp đồng bằng miệng

1.   Quy định về hợp đồng mua bán nhà đất

  • Hợp đồng mua bán nhà đất thực chất là một hợp đồng mua bán tài sản với tài sản đặc biệt là bất động sản. Theo đó, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
  • Như vậy, có thể hiểu hợp đồng chuyển nhượng NHÀ đất là sự thỏa thuận giữa các bên (người sử dụng đất và bên mua), theo đó, người sử dụng đất hợp pháp (bên bán) chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.

2.   Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất có hiệu lực?

Hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự. Do đó, trước hết, hợp đồng mua bán nhà đất phải có đủ các “điều kiện có hiệu lực” của một giao dịch dân sự. Cụ thể:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập (nếu ủy quyền phải có văn bản ủy quyền)
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Đảm bảo hình thức trong trường hợp luật có quy định.

Xuất phát từ sự phức tạp và giá trị của nhà đất, việc mua bán nhà đất (BĐS) phải được tiến hành bằng văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Đồng thời, phải tiến hành đăng ký biến động đất đai để đảm bảo hợp đồng này.

Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện trên, về nguyên tắc, hợp đồng mua bán đất bị “vô hiệu”.

3.   Mua bán nhà đất bằng miệng có hiệu lực không?

Việc mua bán nhà đất bằng miệng rất khó chứng minh trên thực tế có tồn tại việc mua bán này không, trong khi nhà đất lại là một tài sản rất có giá trị.

Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng vi phạm điều kiện về hình thức. Do đó, hợp đồng bị vô hiệu theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

gia tri phap ly cua hop dong bang mieng
Mua bán nhà đất mà không bằng văn bản tồn tại rất nhiều rủi ro

Hệ quả của hợp đồng vô hiệu:

  • Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi đó, các bên có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
  • Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Ngoài ra, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4.   Khi nào hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng được công nhận?

Tuy về nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhà đất bằng miệng bị vô hiệu, nhưng pháp luật vẫn có những quy định công nhận sự thỏa thuận này nếu có căn cứ thực tế để kết luận tồn tại việc mua bán để đảm bảo quyền tự định đoạt và các quyền cơ bản khác theo pháp luật dân sự.

Do đó, dù vi phạm về hình thức nhưng pháp luật vẫn công nhận trong một số trường hợp.

Nội dung Án lệ số 15/2017/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14/12/2017 được ghi nhận như sau:

  • Các đương sự tự nguyện “thỏa thuận miệng” với nhau về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày 15-10-1993; đã đăng ký, kê khai diện tích đất đã đổi và được ghi nhận tại sổ địa chính; đã trực tiếp canh tác, sử dụng ổn định, liên tục, lâu dài. Trường hợp này, Tòa án phải công nhận thỏa thuận miệng của các đương sự về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp đó để xác định các đương sự có quyền sử dụng diện tích đất đã đổi.
  • Ngoài ra, khoản 1 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ÍT NHẤT HAI PHẦN BA NGHĨA VỤ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

5.   Giải quyết tranh chấp khi mua bán đất bằng miệng

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

co quan co tham quyen cong nhan hop dong mieng
Tòa án nhân dân – cơ quan tiếp nhận đơn khởi kiện và giải quyết vụ án

Khi phát sinh tranh chấp về việc mua bán nhà đất mà các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp để giải quyết.

Trình tự thủ tục giải quyết

  1. Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
  2. Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  4. Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
  5. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  8. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Mua bán nhà đất bằng miệng được công nhận trong trường hợp nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 30, 2020 at 07:04AM
Read More

Sáp nhập hai công ty lại với nhau là hướng đi mới dành cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế có sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Sáp nhập công ty là thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Cụ thể như sau.

Thu tuc sap nhap hai cong ty lai voi nhau
Phương thức thực hiện sáp nhập hai công ty

1. Sáp nhập công ty là gì?

Theo quy định tại Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014, Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

LƯU Ý KHI sáp nhập doanh nghiệp

  • Khi doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
  • Không được sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

2. Lệ phí thực hiện thủ tục sáp nhập

Căn cứ Thông tư số 130/2017/TT-BTC lệ phí thực hiện như sau:

  • 100.000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập là công ty TNHH MTV

Thành phần hồ sơ

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin “đăng ký doanh nghiệp“;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền.

Thủ tục thực hiện sáp nhập

Thu tuc sap nhap cong ty TNHH MTV duoc quy dinh the nao?
Các bên thỏa thuận sáp nhập hai doanh nghiệp với nhau
  1. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  2. Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông liên quan thực hiện các thủ tục sau:
  3. Thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập;
  4. Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  5. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
  6. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

4. Đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập là công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thu tuc sap nhap cong ty TNHH hai thanh vien tro len co giong doi voi cong ty TNHH MTV
Sáp nhập trong doanh nghiệp hiện nay

Thành phần hồ sơ

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Trình tự thực hiện:

  1. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  2. Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông liên quan thực hiện các thủ tục sau:
  3. Thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập;
  4. Tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  5. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
  6. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

5. Đăng ký thay đổi công ty nhận sáp nhập là công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là cổ đông sở hữu trên 65% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Trình tự thực hiện:

  1. Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  2. Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  3. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
  4. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc cần được tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục sáp nhập hai công ty lại với nhau như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 29, 2020 at 01:00PM
Read More

Tách công ty là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp được thực hiện trong quá trình hoạt động và kinh doanh để đảm bảo doanh nghiệp phát triển đúng định hướng và phù hợp với thực tiễn. Việc tách doanh nghiệp được thực hiện thế nào, thủ tục ra sao. Qua phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Thu tuc tach cong ty hien nay
Buổi họp đề xuất tách công ty của công ty cổ phần

1.   Những vấn đề cần quan tâm khi tách doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014, “tách doanh nghiệp” được hiểu là việc công ty thực hiện chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không CHẤM DỨT tồn tại của công ty bị tách.

Các công ty được phép thực hiện việc tách doanh nghiệp chỉ bao gồm CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN, công ty cổ phần, tách công ty con ra khỏi công ty mẹ

Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ và số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên giảm xuống đồng thời với đăng ký doanh nghiệp các công ty mới.

2.   Các phương thức tách công ty

Lưu ý khi tách doanh nghiệp:

  • Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
  • Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
  • Kết hợp cả hai trường hợp trên.

3.   Thủ tục tách công ty TNHH được thực hiện thế nào?

Thành phần hồ sơ

Nhung giay to can thiet de dang ky tach cong ty
Chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục đăng ký tách công ty
  • Nghị quyết tách công ty theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách;
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy đề nghị đăng ký (theo mẫu tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT, Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên (chỉ đối với công ty TNHH HTV trở lên);
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên (Theo mẫu tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

Lưu ý: “Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản chia, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Trình tự, thủ tục thực hiện

Trình tự, thủ tục được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014.

  1. Trước hết, chủ sở hữu công ty TNHHMTV/Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
  2. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết;
  3. Công ty bị tách qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, “hợp đồng” lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
  5. Trường hợp công ty bị tách có sự thay đổi về tỷ lệ vốn góp, vốn điều lệ thì công ty bị tách tiến hành thủ tục Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp;
  6. Trường hợp công ty bị tách có sự thay đổi về thông tin cổ đông sáng lập thì công ty bị tách tiến hành thủ tục Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí

  • 50.000 đồng đối với nộp trực tiếp;
  • Miễn phí đối với nộp qua mạng điện tử.

4.   Thủ tục tách công ty cổ phần được tiến hành thế nào?

Thành phần hồ sơ

  • Nghị quyết tách công ty;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của công ty bị tách;
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần của các công ty được tách.
  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (theo mẫu tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách cổ đông sáng lập (theo mẫu tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (theo mẫu tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Trình tự thực hiện

Trình tự, thủ tục được quy định cụ thể tại Điều 24 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014.

  1. Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Nghị quyết tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.
Viec tach cong ty co phan duoc thuc hien the nao?
Họp Đại hội đồng cổ đông thông qua Nghị quyết tách công ty
  • Các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Phí, lệ phí

  • 50.000 đồng đối với nộp trực tiếp;
  • Miễn phí đối với nộp qua mạng điện tử.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Thủ tục tách công ty được thực hiện như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



January 29, 2020 at 10:07AM
Read More

Chuyển đổi loại hình công ty chỉ được thực hiện trong các trường hợp pháp luật cho phép. Để thích ứng linh hoạt với môi trường kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển mới của doanh nghiệp, trong một số trường hợp, doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác. Có phải doanh nghiệp được tùy ý chuyển đổi theo loại hình khác không? Thực tế, pháp luật chỉ ghi nhận một số trường hợp được phép chuyển đổi. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này

Truong hop duoc phep chuyen doi loai hinh cong ty
Buổi họp quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp công ty

1.   Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được hiểu là gì?

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có sự chuyển đổi pháp lý từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác.

Hiện nay, các phương thức chuyển đổi doanh nghiệp gồm:

  • Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thành công ty cổ phần;
  • Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên
  • Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH ;
  • Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Đối với trường hợp chuyển đổi của công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

2.   Quy trình chung khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  1. Công ty phải đăng ký việc chuyển đổi công ty với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Phòng Đăng ký doanh nghiệp cấp lại “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
  3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan; đồng thời cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3.   Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần

Phương thức chuyển đổi

  • Chuyển đổi mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
  • Kết hợp phương thức trên.

Thành phần hồ sơ

Các GIẤY TỜ cần thiết được quy định tại Điều 25 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký (Theo mẫu tại Phụ lục I-4 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Điều lệ công ty chuyển đổi;
  • Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc Quyết định và bản sao hợp lệ “biên bản” họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển đổi công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (Theo mẫu tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT), danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Theo mẫu tại Phụ lục I-8 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) và bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận “góp vốn” đầu tư.
Thu tuc chuyen doi tu cong ty tnhh thanh cong ty co phan hien nay
Thủ tục chuyển đổi thành công ty cổ phần

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định của pháp luật về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

4.   Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH MTV

Phương thức chuyển đổi

  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông còn lại;
  • Một tổ chức hoặc cá nhân không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của tất cả cổ đông của công ty;
  • Công ty chỉ còn lại một cổ đông trong thời gian vượt quá thời hạn yêu cầu số lượng tối thiểu công ty cổ phần theo quy định tại Điều 110 của Luật này.

Thành phần hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Theo mẫu tại Phụ lục I-2, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Điều lệ công ty chuyển đổi;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (theo mẫu tại Phụ lục I-10 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp;
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
Thanh phan ho so dang ky chuyen doi loai hinh doanh nghiep
Các giấy tờ cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi nhanh chóng và hiệu quả

Điều kiện chuyển đổi

Việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp phải thực hiện theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

5. Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Phương thức chuyển đổi

  • Chuyển đổi mà không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Chuyển đổi đồng thời với huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi đồng thời với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần của toàn bộ hoặc một phần cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
  • Chuyển đổi kết hợp các phương thức trên.

Thành phần hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Theo mẫu tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
  • Điều lệ công ty chuyển đổi;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc chuyển đổi công ty;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên (Theo mẫu tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐTvà bản sao hợp lệ các giấy tờ theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 và Khoản 4 Điều 23 Luật Doanh nghiệp;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

6.   Chuyển đổi DNTN thành công ty TNHH

Điều kiện để tiến hành chuyển đổi

  • Có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải là chủ sở hữu công ty (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu) hoặc thành viên (đối với trường hợp chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng “toàn bộ tài sản” của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiep tu nhan muon chuyen doi thanh cong ty trach nhiem huu han phai dap ung nhung dieu kien luat dinh
Cam kết chịu trách nhiệm vô hạn đối với tất cả khoản nợ trước của chủ doanh nghiệp tư nhân

Thành phần hồ sơ

  • Giấy đề nghị đăng ký;
  • Điều lệ công ty chuyển đổi;
  • Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; danh sách người lao động hiện có; danh sách các hợp đồng chưa thanh lý;
  • Danh sách thành viên; bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên công ty đối với trường hợp thành viên là cá nhân; bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với trường hợp thành viên công ty là tổ chức;
  • Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
  • Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty TNHH được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó;
  • Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.

Bài viết nói về: Các trường hợp chuyển đổi công ty được luật cho phép hiện nay
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



January 29, 2020 at 07:00AM
Read More

My maps