Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong số đó là các tranh chấp pháp lý giữa các thành viên trong công ty với nhau hoặc giữa chính các thành viên công ty với chính công ty. Theo tinh thần tại Theo khoản 4 Điều 30, k1 điều 31, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, Điểm a khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao thì các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể được kể đến như sau: ▪️ Tranh chấp về các văn bản do doanh nghiệp ban hành như nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. ▪️ Tranh chấp về phần vốn góp/ cổ phiếu/ cổ phần của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp; ▪️ Tranh chấp về tài sản và quyền tài sản trong doanh nghiệp giữa các thành viên trong công ty ▪️ Về quyền sở hữu tài sản hoặc một phần tài sản của công ty tương ứng với phần vốn góp vào công ty ▪️ Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của thành viên trong doanh nghiệp; ▪️ Tranh chấp giữa thành viên và người quản lý doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh; Về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty... Vậy tranh chấp pháp lý giữa các thành viên trong công ty được giải quyết như thế nào? 👉 Về thủ tục giải quyết tranh chấp Khi phát sinh tranh chấp, các bên nên áp dụng phương thức hòa giải, thương lượng để giải quyết trong nội bộ doanh nghiệp. Trong trường hợp không thể hòa giải được, các bên có quyền yêu cầu cơ quan tài phán đứng ra giải quyết tranh chấp. Hiện nay, có hai cơ chế tài phán mà các bên có thể sử dụng: ▪️ Một là, trọng tài hoặc trung tâm trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. ▪️ Hai là, tòa án. Như đã phân tích trong phần đầu, Tòa án là cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp. 👉 Về căn cứ giải quyết tranh chấp. Khi phát sinh tranh chấp pháp lý giữa các thành viên trong nội bộ công ty thì ưu tiên áp dụng Điều lệ doanh nghiệp trong trường hợp Điều lệ có quy định và không trái pháp luật. Nếu Điều lệ không có quy định thì giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, cơ quan tài phán được các bên lựa chọn sẽ tiến hành các thủ tục thu thập chứng cứ. Trên cơ sở phân tích, đánh giá chứng cứ, cơ quan tài phán sẽ đưa ra phán quyết hoặc bản án/quyết định giải quyết tranh chấp. 🔰 🔰 Hiện nay, Long Phan PMT đang cung cấp DỊCH VỤ TƯ VẤN, THAM GIAI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP với các hạng mục công việc như sau: ▪️ Tư vấn, cung cấp phương án pháp lý giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng theo đúng quy định pháp luật; ▪️ Đại diện ủy quyền thay mặt doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp, bao gồm nhưng không giới hạn ở tham gia giải quyết, thu thập chứng cứ, trình bày và phản biện, bảo vệ tại cơ quan tài phán cho khách hàng. Ngoài dịch vụ này, Công ty Luật Long Phan PMT còn cung cấp GÓI TƯ VẤN PHÁP LUẬT THƯỜNG XUYÊN cho doanh nghiệp nhằm mang đến giải pháp pháp lý hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp triệt tiêu được các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động của mình, trong đó có tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các thành viên với nhau hoặc giữa thành viên với công ty. Quý doanh nghiệp nào có nhu cầu tìm hiểu thêm về gói dịch vụ này, vui lòng để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay khi có thể. -------------------- LIÊN HỆ Hotline: 1900 63 63 87 Email: pmt@luatlongphan.vn hoặc luatlongphan@gmail.com Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM. Văn phòng luật sư giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TPHCM. -------------------- 👇 Đăng ký kênh: http://bit.ly/dangkykenh-luatlongphan 👇 Theo dõi LLP trên Instagram: https://www.instagram.com/luatlongphanpmt 👇 Kết nối Facebook: https://www.facebook.com/luatlongphan 👇 Kết nối Website: https://luatlongphan.vn/ 👇 Xem thêm playlist Đất đai: http://bit.ly/dat_dai 👇 Xem thêm playlist Hành chính: http://bit.ly/hanh_chinh 👇 Xem thêm playlist Dân sự: http://bit.ly/dan_su 👇 Xem thêm playlist Hôn nhân gia đình: http://bit.ly/hon_nhan_gia_dinh -------------------- © Bản quyền thuộc về Luật Long Phan PMT © Copyright by Luật Long Phan PMT ☞ Do not Reup #luatlongphan #tranhchapnoibo #tranhchapdoanhnghiep
Read More

    Theo Công ty Tân Bình, một nhóm khách hàng mua căn hộ dự án Tân Bình Apartment tìm mọi cách khiến chủ đầu tư chậm tiến độ nhằm “hưởng lợi” từ điều khoản phụ lục hợp đồng mua bán đã ký kết. Cụ thể, chủ đầu tư sẽ phải đền bù thiệt hại với số tiền càng lớn nếu tính theo thời gian chậm bàn giao nhà.

    Tạo mâu thuẫn có chủ đích?


    Dự án Tân Bình Apartment (số 32 Hoàng Bật Đạt, Phường 15, quận Tân Bình, TP HCM) một lần nữa khiến dư luận quan tâm, khi mới đây chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư BĐS Tân Bình (Công ty Tân Bình) nộp đơn khởi kiện một số khách hàng mua căn hộ tới Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC). Theo chủ đầu tư, động thái trên nhằm thực hiện đúng các quy định pháp luật, loại bỏ hành vi trục lợi chính sách từ việc mua nhà ở xã hội.

    Công ty Tân Bình cho biết, hầu hết các khách hàng bị khởi kiện đều là những người có hành vi ngăn cản chủ đầu tư sớm hoàn thành dự án. Không những vậy, nhóm khách hàng này còn có biểu hiện gian dối hồ sơ để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước khi ký hợp đồng mua bán căn hộ nhà ở xã hội tại dự án.

    Đặc biệt, nhận thấy “kẽ hở” trong phụ lục hợp đồng mua bán là nếu không bàn giao căn hộ chậm nhất vào ngày 30/11/2017 thì chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại với số tiền không nhỏ, một số khách hàng mua căn hộ dự án đã thực hiện nhiều hành động khác nhau với mục đích làm cho dự án càng chậm tiến độ.

    Đại diện Công ty Tân Bình cho biết, minh chứng rõ nhất cho việc nhóm khách hàng này tìm đủ mọi cách khiến dự án chậm tiến độ là khi chủ đầu tư muốn hoàn thiện phần tum mái che thang máy tòa nhà nhằm phục vụ sửa chữa và bàn giao, nhóm khách hàng trên tiếp tục khiếu kiện đông người đến Sở Xây dựng nhằm ngăn cản việc hoàn thiện để bàn giao.

    Ngoài ra, nhóm khách hàng này còn thường xuyên căng băng rôn, khiếu nại đông người nhằm cản trở việc hoàn thiện các thủ tục của dự án, buộc cơ quan chức năng liên tục tiến hành thanh tra, kiểm tra.

    Thậm chí, nhóm khách hàng còn gửi đơn khởi kiện đến VIAC về việc chậm bàn giao và được tuyên thắng kiện. Qua đó, chủ đầu tư phải bồi thường cho mỗi trường hợp lên đến hàng trăm triệu đồng. Song song đó, các khách hàng yêu cầu cơ quan chức năng phong tỏa toàn bộ tài sản dự án, tài sản của cá nhân, ngăn chặn xuất nhập cảnh đối với các lãnh đạo công ty có liên quan.

    “Một mặt khởi kiện công ty, yêu cầu bồi thường và phong tỏa, không cho thực hiện dự án; Một mặt khiếu kiện đến cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu chủ đầu tư phải sớm bàn giao nhà. Họ cố tình tạo ra hai luồng mong muốn và mục đích mâu thuẫn, trái ngược nhau để dự án rơi vào bế tắc, tiếp tục bị chậm tiến độ", Công ty Tân Bình thông tin.

    Càng chậm bàn giao khách hàng càng "siêu lợi nhuận"


    Dự án Tân Bình Apartment vốn là dự án nhà ở thương mại. Tuy nhiên, từ việc kêu gọi của Chính phủ về đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, Công ty Tân Bình đã chuyển đổi một phần sang dự án nhà ở xã hội. Lúc bấy giờ, giá bán nhà ở xã hội do Sở Xây dựng TP HCM thẩm định và duyệt giá là 11.970.000đ/m2 sàn căn hộ (đã bao gồm VAT).

    Với các căn hộ nhà ở xã hội tại khu vực quận Tân Bình có diện tích từ 56m2 - 68m2, thời điểm năm 2016 người mua chỉ bỏ ra số tiền từ 900 triệu đến 1 tỷ đồng đã có một căn với đầy đủ nội thất. Bên cạnh đó, người mua còn được hỗ trợ gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ với lãi suất chỉ 5%/năm, tối đa một hợp đồng được hỗ trợ vay lên tới 600 triệu đồng. Như vậy, chỉ cần từ 200 - 350 triệu đồng, người mua đã có thể sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội không khác lắm so với khu nhà ở thương mại tại địa bàn trung tâm quận Tân Bình.


    Một nhóm khách hàng cố tình tạo ra mâu thuẫn với chủ đầu tư

    Do vừa thi công vừa phải làm các thủ tục chuyển đổi nên dự án Tân Bình Apartment bị chậm tiến độ so với hợp đồng mua bán đã ký với khách hàng trước đó. Để giải quyết việc này, chủ đầu tư đã tổ chức buổi đối thoại với khách hàng, đi đến thống nhất chung về thời hạn bàn giao căn hộ chậm nhất vào ngày 30/11/2017. Điều này được bổ sung thành phụ lục trong hợp đồng mua bán.

    Thực tế, người mua nhà ở hình thành trong tương lai tại các dự án, ai cũng mong chủ đầu tư sớm hoàn thiện và bàn giao nhà đúng tiến độ, nhất là dự án nhà ở xã hội, đối tượng mua là những người có thu nhập thấp, không có chỗ ở phải đi thuê nhà, phải vay mượn, dành dụm tiền cả đời để mua.

    “Tuy nhiên, tại dự án nhà ở xã hội Tân Bình Apartment, có nhóm khách hàng lại có “nhu cầu” hết sức phi lý: Nhận nhà càng chậm càng tốt. Bởi càng chậm bàn giao thì khách hàng càng được nhận số tiền bồi thường lớn. Ngoài ra, giá căn hộ cũng tăng cao theo thời gian. Ban đầu, khách hàng chỉ cần bỏ ra số tiền từ 200 - 350 triệu đồng, sau 5 năm nhóm khách hàng này nhận được căn nhà trị giá khoảng 2,5 tỉ đồng và khoản bồi thường lên đến 700 triệu đồng.

    Chính vì “siêu lợi nhuận” như thế nên nhóm khách hàng mua nhà tại dự án Tân Bình Apartment mới đưa ra khẩu hiệu "Khởi kiện để nhận nhà chậm, sẽ được nhận thêm một chiếc ôtô trị giá 500 triệu đến 700 triệu” để lôi kéo thêm nhiều người tham gia”, Công ty Tân Bình cho biết.

    Chủ đầu tư đầu tư “van nài” để hoàn thành trách nhiệm.


    Dự án Nhà ở - nhà ở xã hội Tân Bình Appartmenttại được thực hiện theo chính sách kêu gọi của Chính Phủ chuyển đổi khối nhà ở thương mại sang khối nhà ở xã hội. Sau 05 năm đầu tư xây dựng, với các hành vi phá quấy của nhóm khách hàng trên, khối nhà ở xã hội chiếm diện tích 2072m2 đã thiệt hại toàn bộ khu đất trị giá gần 200 tỉ đồng, kèm theo việc mất hàng trăm tỷ cho việc xây dựng bị thua lỗ và thời gian tháo dỡ, công trình đình chỉ kéo dài, vay nợ ngân hàng, bồi thường khiếu kiện, cá nhân các lãnh đạo bị cấm xuất nhập cảnh mất tự do khi đi công tác nước ngoài, các cán bộ nhân viên của Công ty không có việc làm lương thấp dần dần đã phải bỏ công ty, doanh nghiệp mấp mé trên bờ vực phá sản.


    Công ty Tân Bình mong muốn sớm hoàn thiện dự án

    Dẫu vậy, doanh nghiệp vẫn phải gắng gượng, van nài mong muốn hoàn thành nốt các thủ tục pháp lý dự án để hoàn thành trách nhiệm bàn giao nhà cho các khách hàng.

    Theo Thạc sỹ - Luật sư Võ Mộng Thu, Luật sư thành viên Công ty luật Long Phan PMT (Đoàn Luật sư TP HCM): Trong các vụ tranh chấp, nếu các bên không còn thể thoả thuận hoặc hoà giải với nhau để giải quyết thì nên sớm đưa ra Cơ quan tài phán để giải quyết theo quy định pháp luật. Việc kéo dài tranh chấp mà không được giải quyết sẽ càng gây thiệt hại cho các bên, thậm chí giá trị thiệt hại cao hơn nhiều lần giá trị tranh chấp. Mặt khác dễ dẫn đến hướng ứng xử theo kiểu càng gây thiệt hại, gây càng nhiều tổn thất kinh tế cho nhau, biến việc tranh chấp thành việc “triệt hạ” hoạt động bên kia,…

    Về hướng xử lý, tuỳ theo phạm vi yêu cầu của từng bên, Cơ quan tài phán sẽ giải quyết căn cứ theo quy định pháp luật, quyền và nghĩa vụ, lỗi để xác định trách nhiệm dân sự từng bên, xác định pháp lý về giao dịch. Trong đó, các quyền và lợi ích hợp pháp được Cơ quan tài phán căn cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ và chấp nhận, với những yêu cầu không hợp pháp sẽ không bao giờ được pháp luật bảo vệ.

    Với vụ việc trên, việc yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với chủ đầu tư không được thay đổi hiện trạng dự án để hoàn thiện dự án là có sự mâu thuẫn giữa quyền và nghĩa vụ của chính người yêu cầu, tự gây thiệt hại cho chính họ (không hoạt động nên không được nhận nhà) và cũng vô tình kéo theo phần thiệt cho nhiều người khác do không được nhận nhà. Thậm chí, thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu này sẽ được phản ánh khi xác định bồi thường thiệt hại là không được tính, do phải loại trừ thời gian này ra theo Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp không hợp lý, tự gây thêm thiệt hại cho chính mình.

    Ngoài ra, căn cứ Điều 305 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ hạn chế tổn thất: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”.

    Do đó, các bên nên lựa chọn biện pháp tối ưu, kể cả đến giai đoạn thi hành án, trong đó, phương án các bên cùng hiểu và có thể hoà giải dù chỉ một phần, hoặc toàn bộ vẫn là phương cách luôn được khuyến khích.
    Read More

    TAND Quận 1 (TP.HCM) đã thụ lý vụ án về việc “tranh chấp đơn phương hợp đồng lao động” giữa ông Nguyễn Hữu Lợi và Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam.

    Trong đơn thư gửi Tạp chí Doanh Nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Lợi và 6 người lao động kiến nghị khi cho rằng Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Công ty bia Heineken Việt Nam) đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khiến cuộc sống khó khăn.

    Ông Lợi và những người lao động khởi kiện Công ty Heineken Việt Nam

    Theo đơn thư, ông Lợi ký hợp đồng lao động và làm việc tại Tổ xe nâng thuộc kho vận tại Quận 12, Nhà máy bia Heineken Việt Nam từ năm 2005. Đến ngày 04/5/2020, ông Lợi và những công nhân khác bất ngờ khi nhận được thông báo đến nhà máy họp với nội dung sẽ chấm dứt hợp đồng lao động từ nngày 22/6/2020 đối với 40 nhân viên lái xe nâng, với lý do thay đổi cơ cấu. Số lượng công nhân bị chấm dứt hợp đồng lao động được Công ty bia Heineken Việt Nam chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp thứ 3 là Công ty Cung ứng Dịch vụ Lao động Le &Associate.

    Sau đó, ông Lợi và nhiều công nhân gửi đơn thư cho lãnh đạo công ty, các cơ quan quản lý, hỗ trợ người lao động... nhưng đều không thay đổi được kết quả. Tiếp đóó, ông Lợi cùng 6 công nhân quyết định nộp đơn khởi kiện Công ty Heniken Việt Nam lên TAND Quận 1 (TP.HCM).

    Ngày 13/10/2020, TAND Quận 1 ra thông báo số 854/2020/TB-TA về việc thụ lý vụ án với nội dung: Thụ lý hồ sơ lao động sơ thẩm số 157/2020/LĐ-ST về việc “tranh chấp đơn phương hợp đồng lao động” theo đơn khởi kiện của ông Nguyễn Hữu Lợi. Tuy nhiên đến nay vụ án vẫn chưa được đưa ra xét xử.

    Trong quá trình theo đuổi vụ kiện, ông Lợi đã gửi thêm đơn yêu cầu “xem xét thẩm định tại chỗ” (ngày 09/10/2020), đơn đề nghị “giải quyết yêu cầu xem xét thẩm định tại chỗ” (ngày 01/12/2020) và đơn kiến nghị “về việc yêu cầu của đương sự không được xem xét giải quyết” (ngày15/4/2021).

    Luật sư Võ Tấn Lộc (Công ty Luật Long Phan PMT- Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết: "Căn cứ Điều 32, Điều 203, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án tranh chấp về lao động chỉ là 2 tháng. Trong trường hợp này, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, các thẩm phán thụ lý vụ án đã vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử."

    Luật sư Lộc cũng nói thêm, việc thay đổi cơ cấu theo Bộ luật Lao động 2012, nay là Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ: Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Vậy phương án sử dụng lao động lại đã cân nhắc các vị trí nhân sự hay chưa? Cơ cấu thay đổi cụ thể là gì? Có đúng theo quy định pháp luật hay không?... Tất cả những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết khi tòa án tổ chức thẩm định tại chỗ.

    Trong văn bản trả lời Tạp chí Doanh Nghiệp Việt Nam, Đại diện Công ty TNHH Nhà máy Bia Heneiken Việt Nam xác nhận: "Từ năm 2016 công ty đã quyết định tái cấu trúc bộ phận Chăm sóc khách hàng và Kho vận (CS&L). Công ty chuyển sang sử dụng dịch vụ thuê ngoài cho hoạt động xếp dỡ hàng hóa... Phần lớn lái những nhân viên lái xe nâng nói trên đều đồng thuận và ký thỏa thuận chắm dứt hợp đồng lao động với công ty."

    "Tuy nhiên, vẫn có một số ít nhân viên (cụ thể 7 nhân viên) không đồng ý chấm dứt hợp đồng lao động với công ty. Họ đã khiếu nại lên Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM và nộp đơn khởi kiện chúng tôi ra tòa. Thời gian qua, tòa án cũng nhiều lần thực hiện các cuộc hòa giải theo quy trình tố tụng, nhưng không thành. Vì vậy, chúng tôi cũng đang chờ sự phân xử của tòa án về sự việc này".

    Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/xa-hoi/khoi-kien-vi-cho-rang-cong-ty-don-phuong-chap-dut-hop-dong-lao-dong-sai-quy-dinh/20210521095508745

    Read More

    My maps