Những năm gần đây, tình hình tội phạm diễn ra ngày một phổ biến và tinh vi hơn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp Tòa án đều áp dụng các khung hình phạt như nhau mà còn phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS). Vậy thế nào là “tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự”, cùng tham khảo bài tư vấn sau.

The nao la tinh tiet giam nhe trong vu an hinh su?
Tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự được áp dụng thế nào?

1.   Khái niệm tình tiết giảm nhẹ

Tình tiết là những sự kiện, dữ liệu. tình huống, diễn biến, hành vi…của một người trong suốt quá trình thực hiện hành vi.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những dấu hiệu mang tính chủ quan và khách quan của hành vi phạm tội, không là dấu hiệu định tội hoặc định khung được quy định trong bộ luật hình sự và khi tồn tại, chúng làm giảm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và của người phạm tội.

2.   Các tình tiết giảm nhẹ được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.

Ngăn chặn tác hại của tội phạm là khi người phạm tội có ý thức tự mình làm giảm bớt sự nguy hiểm của tội phạm hoặc có ý thức ngăn chặn trong quá trình thực hiện tội phạm.

  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Người phạm tội phải tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) hoặc do người khác tác động (khuyên bảo) hay theo yêu cầu của người bị thiệt hại sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Ngoài ra còn có những trường hợp khác được quy định tại mục 1.1 Nghị quyết 01/2006 NQ-HĐTP.

  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

Động cơ gây thiệt hại trong trường hợp này vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép, nên khi người phạm tội phạm tội này cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ.

  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

Người phạm tôi có hành vi vượt quá các dấu hiệu của tình thế cấp cấp thiết được quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

Động cơ gây thiệt hại ở đây là động cơ tích cực, muốn bắt giữ người phạm tội nên trường hợp gây thiệt hại do vượt quá mức cần thiết này được giảm nhẹ TNHS.

  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Trường hợp được giảm nhẹ liên quan đến phản ứng do bị kích động, người phạm tội không làm chủ được hành vi do nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật trước đó.

Người phạm tội chỉ được giảm nhẹ trong trường hợp sự kích động của họ do chính nạn nhân tạo ra, còn trong trường hợp do người khác gây ra thì không được giảm nhẹ TNHS.

  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ hai điều kiện “phải do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà phạm tội” và “Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra”.

  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại gì, hoặc đã gây ra thiệt hại nhưng thiệt hại gây ra không lớn. Hậu quả cho thấy tính nguy hiểm cho xã hội không cao nên được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
The nao la pham toi lan dau duoc quy dinh trong bo luat hinh su
Phạm tội lần đầu và không gây ra hậu quả nghiêm trọng

Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Ngoài ra, chỉ áp dụng đối với các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

Bị người khác đe doạ được hiểu là bị người khác dọa trừng phạt nếu làm trái ý họ, tạo cho người phạm tội nỗi lo sợ về một tai hoạ có thể xảy ra, và để tránh tai hoạ đó người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm.

Bị người khác cưỡng bức là bị người khác dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác buộc người phạm tội đã phải thực hiện tội phạm.

  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

Người phạm tội bị hạn chế khả năng nhận thức do nguyên nhân khách quan.

  • Phạm tội do lạc hậu;

Trường hợp này, do sự hạn chế về mặt nhận thức do trình độ lạc hậu, thấp kém, đi chậm so với tiến trình phát triển chung của xã hội.

  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;

Phụ nữ đang mang thai có sự thay đổi về mặt tâm sinh lý. Điều này thể hiện sự nhân đạo của pháp luật.

  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

Trường hợp này chỉ áp dụng với người già – người được xác định là người từ 70 tuổi trở lên.

  • Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

Chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người khuyết tật là một yếu tố quyết định việc giảm nhẹ TNHS cho người khuyết tật khi họ phạm tội. 

  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

Chỉ áp dụng tình tiết này khi có đầy đủ cả hai điều kiện “người phạm tội phải có bệnh” và “bệnh đó là nguyên nhân là nguyên nhân làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội”

  • Người phạm tội tự thú;

Người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trước khi bị phát hiện. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là tự thú.

  • Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

Người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã khai đầy đủ và đúng sự thật tất cả những gì liên quan đến hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện, thể hiện sự cắn rứt, dày vò lương tâm về tội lỗi của mình

  • Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

Người phạm tội có thái độ chủ động, giúp đỡ nhằm tạo ra những sự biến đổi, thay đổi nhanh hơn trong việc phát hiện và điều tra tội phạm. Cung cấp những thông tin, tài liệu, bằng chứng có ý nghĩa thiết thực cho việc phát hiện và điều tra tội phạm

  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

Sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử, người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích chung… được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.

The nao la lap cong chuoc toi - mot tinh tiet giam nhe trong vu an hinh su
Người phạm tội có những hành vi tích cực, giúp ích cho xã hội
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

Người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sỹ thi đua…quy định tại Nghị quyết 01/2000 NQ – HĐTP.

  • Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Người phạm tội có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng danh hiệu vinh dự;

Là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

Là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.

Lưu ý:

Khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3.   Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng

Trong trường hợp người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, Tòa án sẽ đánh giá mức độ tương đương của các tình tiết này để quyết định mức án tương ứng. Cụ thể:

  • Lượng tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tương đương nhau hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tương đương nhau, có thể triệt tiêu nhau thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp thông thường.
  • Lượng tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thấy có cơ sở để tăng nặng TNHS thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp đã tăng nặng TNHS.
  • Lượng tình tiết tăng nặng ít hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thấy có cơ sở để giảm nhẹ TNHS thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp đã giảm nhẹ TNHS.

Trên thực tế, không có văn bản quy định cụ thể về hướng giải quyết trong trường hợp này. Vậy nên, cơ sở để xác định sự tương đương về tính chất giữa các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS không rõ ràng, chủ yếu dựa vào sự xem xét chủ quan của Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án.

4.   Vai trò của tình tiết giảm nhẹ

Tinh tiet giam nhe co vai tro gi trong vu an hinh su
Hội đồng xét xử tại Tòa án xem xét khách quan về tình tiết giảm nhẹ để xác định mức phạt

Về bản chất, tình tiết giảm nhẹ TNHS là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội. Theo đó, tình tiết giảm nhẹ có vai trò sau:

  • Là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét khi ra quyết định hình phạt, giúp cho việc quyết định hình phạt phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của từng tội phạm.
  • Giúp nhìn nhận đúng bản chất tội phạm, khả năng cải tạo, giáo dục tội phạm;
  • Thể hiện tính khách quan, mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ án, ra quyết định hình phạt;
  • Phản ảnh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội.
  • Trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, HĐXX có thể xem xét, đưa ra quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về “những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm những gì?”. Nếu Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc, điểm chưa rõ hoặc cần hỗ trợ trong quá trình tố tụng, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn, giúp đỡ kịp thời và hiệu quả. Trân trọng!

Bài viết nói về: Những tình tiết giảm nhẹ trong vụ án hình sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



January 01, 2020 at 01:00PM
Read More

Trong một vụ án hình sự, nếu có nhiều tình tiết tăng nặng sẽ khiến tội phạm chịu hình phạt nặng hơn so với mức thông thường. Như vậy thế nào là các tình tiết nặng? Trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ làm rõ.

Quy dinh cua phap luat hinh su ve tinh tiet tang nang
Các tình tiết tăng nặng trong vụ án hình sự hiện nay được quy định trong Bộ luật Hình sự

1.   Thế nào là tình tiết tăng nặng?

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những sự việc, chi tiết, quá trình diễn biến ảnh hưởng theo hướng làm TĂNG LÊN MỨC ĐỘ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ của trường hợp phạm tội cụ thể so với trường hợp bình thường.

Căn cứ vào thái độ, mức độ, khả năng cải tạo để làm cơ sở tăng nặng hình phạt của người phạm tội.

Nếu một tình tiết xuất hiện trong sự việc hình sự, nhưng mang ý nghĩa định tội, định khung tội danh và không có giá trị trong việc tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội thì không được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2.   Các tình tiết tăng nặng trong Bộ luật Hình sự

Pháp luật quy định cụ thể các tình tiết tăng nặng trong vụ án hình sự tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

  • Phạm tội có tổ chức;

Phạm tội có tổ chức được xem là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia. Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là hành vi cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích.

Trong trường hợp này, người phạm tội lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

Là tội phạm xảy ra là do người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn mà họ đang nắm giữ.

  • Phạm tội có tính chất côn đồ;

Đây là hành vi phạm tội chủ yếu mang ý gây sự, hành hung, có những hành động ngang ngược, ngông cuồng, thô bạo

  • Phạm tội vì động cơ đê hèn;
Phai xem xet tung vu viec cu the de xac dinh the nao la dong co de hen
Thực hiện hành vi phạm tội với động cơ đê hèn

Đây là trường hợp tương đối đặc biệt vì cho đến hiện nay, ta vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về hành vi này. Việc xác định chủ yếu dựa vào các trường hợp thực tế (Giết vợ/chồng để tự do lấy người khác, Giết thai phụ để trốn trách trách nhiệm,…).

  • Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, là trường hợp người phạm tội quyết tâm thực hiện ý định phạm tội của mình đến cùng, cho dù gặp cản trở hay có sự can ngăn trong quá trình thực hiện tội phạm. Vậy nên khi xem xét trường hợp này, ta không căn cứ vào việc người phạm tội có đạt được mục đích phạm tội hay không.

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

Người phạm tội có hành vi tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
Loi dung hoan canh chien tranh, hoan canh kho khan khach quan khac de pham toi
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh để phạm tội

Trong trường hợp này, người phạm tội đã thật sự lợi dụng hoàn cảnh có chiến tranh, tình trạng khẩn cấp trong đời sống xã hội, thiên tai, những khó khăn do dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để thực hiện tội phạm. Việc thực hiện tội phạm do lợi dụng hoàn cảnh trên có thể được diễn ra thuận lợi hơn, khó bị phát hiện hoặc có thể đạt được mục đích lớn hơn.

  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội là việc người phạm tội dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt (sử dụng các mánh khóe, phương thức gian xảo, thâm hiểm để đánh lừa người bị hại, mà người bị hại trong trường hợp này rất khó để cảnh giác, đề phòng) hoặc tàn ác (sử dụng cách thức phạm tội độc ác, tàn nhẫn, gây tác hại cho một hay nhiều người bị hại mà không một chút do dự, thương xót như: chặt xác, phanh thây, ném lựu đạn vào đám đông,…).

  • Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

Đây là thủ đoạn mà chủ thể phạm tội bằng hành vi có khả năng gây nguy hại cho nhiều người. Đối với trường hợp này, hành vi phạm tội chưa cần thực sự xảy ra.

  • Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

Đây là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người chưa đủ 18 tuổi thực hiện tội phạm. Trong trường hợp này, người xúi giục có thể phạm tội riêng lẻ hoặc phạm tội có tổ chức. Mức tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào số người bị xúi giục và độ tuổi bị xúi giục.

  • Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Đây là hành vi người phạm tội sử dụng các hành vi xảo quyệt (sử dụng các mánh khóe, phương thức gian xảo, thâm hiểm, khó nhận ra để đề phòng) hoặc hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm, cản trở hoạt động của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này làm cho tội phạm khó bị phát hiện hoặc có nguy cơ khó phát hiện.

Lưu ý: Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

3.   Vụ án vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ

Trong trường hợp người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, ta đánh giá mức độ tương đương của các tình tiết này để quyết định mức án tương ứng. Cụ thể:

  • Lượng tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tương đương nhau hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ tương đương nhau, có thể triệt tiêu nhau thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp thông thường.
  • Lượng tình tiết tăng nặng nhiều hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thấy có cơ sở để tăng nặng trách nhiệm hình sự thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp đã tăng nặng trách nhiệm hình sự.
  • Lượng tình tiết tăng nặng ít hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc xét tính chất của tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thấy có cơ sở để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì tiến hành xử phạt người phạm tội theo mức án tuyên trong trường hợp đã giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Phai xu ly the nao khi vu an co dong thoi tinh tiet tang nang va tinh tiet giam nhe
Vụ án có đồng thời tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ

Lưu ý:

Trên thực tế, không có văn bản quy định cụ thể về hướng giải quyết trong trường hợp này. Vậy nên, cơ sở để xác định sự tương đương về tính chất giữa các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không rõ ràng, chủ yếu dựa vào sự xem xét của Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết vụ án.

4. Ý nghĩa của tình tiết tăng nặng trong việc quyết định mức án phạt của người phạm tội

Về bản chất, tình tiết tăng nặng TNHS là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm lớn hơn của hành vi phạm tội và là cơ sở để người phạm tội có thể chịu TNHS ở mức cao hơn.

Vai trò của tình tiết tăng nặng trong việc quyết định mức án phạt của người phạm tội như sau:

  • Là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét khi ra quyết định hình phạt, giúp cho việc quyết định hình phạt phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của từng tội phạm.
  • Giúp nhìn nhận đúng bản chất tội phạm, khả năng cải tạo, giáo dục tội phạm;
  • Thể hiện tính khách quan, mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ án, ra quyết định hình phạt, đảm bảo đúng tính chất, mức độ tội phạm gây ra.
  • Tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS, trong các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc do Toà án cân nhắc, xem xét quyết định trong quá trình xét xử các vụ án cụ thể.
  • Cân nhắc áp dụng chính xác các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự chính là nhằm đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về “Những tình tiết bị coi là làm nặng tội trong vụ án hình sự”. Nếu Quý khách còn bất cứ thắc mắc, điểm chưa rõ hoặc cần hỗ trợ trong quá trình tố tụng, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn, giúp đỡ kịp thời và hiệu quả. Trân trọng!

Bài viết nói về: Những tình tiết nào bị coi là làm nặng tội trong vụ án hình sự?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



January 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Hiện nay, Nhà nước khuyến khích nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi. Tuy nhiên, trẻ em thuộc nhóm đối tượng đặc biệt quan trọng nên quy định của pháp luật về nhận con nuôi rất chặt chẽ, đặc biệt khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Để hỗ trợ bạn đọc về thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn qua bài viết sau.

Pháp luật quy định thế nào thủ tục xin nhận nuôi con nuôi, đặc biệt đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài
Thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.   Thế nào là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?

Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 cụ thể:

  • Nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
  • Giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam;
  • Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài được quy định tại

2.   Nguyên tắc nuôi con nuôi    

Để đảm bảo xuyên suốt trong quá trình nhận con nuôi, nhà nước ban hành nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010) như sau:

  • Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc.
  • Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi;
  • Tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

3.   Trường hợp nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều 28 Luật Nuôi con nuôi quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:

  • Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
  • Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
  • Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
  • Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
  • Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
  • Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.

4.   Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi

Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi bao gồm các điều kiện sau:                                                                                                                                          

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
  • Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

 Theo đó, trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận người Việt Nam làm con nuôi, căn cứ tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi thì cần phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Người không được nhận con nuôi

Những người sau đây pháp luật quy định không được nhận con nuôi bao gồm:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Tuy nhiên, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

Điều kiện đối với người được nhận nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi là:

  • Trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Lưu ý:

Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

5.   Thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Tham quyen giai quyet viec nuoi con co yeu to nuoc ngoai
Một buổi lễ giao nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 9 Luật nuôi con nuôi.

  • Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
  • Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
  • Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.  

Lưu ý:

  • Người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi.
  • Ngoài lệ phí đăng ký nuôi con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này, người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền để bù đắp một phần chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.

6.   Hồ sơ nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 

Để nhận con nuôi tại Việt Nam, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
  • Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
  • Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
  • Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Lưu ý:

  • Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
  • Trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó;

 Đối với trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thì giấy tờ nhận con nuôi là người Việt Nam bao gồm:

  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
  • Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Lưu ý:

Hồ sơ của người nhận con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp

Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi

Hồ sơ được lập thành 03 bộ, gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;
  • Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;
  • Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;
  • Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

7.   Trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi (Trừ trường hợp nhận con nuôi đích danh).
  2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì ra thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp thực hiện các việc sau:
  4. Kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài;
  5. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi con nuôi đang thường trú.
  6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước có người nhận nuôi con nuôi thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
  7. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
  8. Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

Trên đây là bài viết “Thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài”. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục công nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



January 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Read More

Read More

Read More

Với ưu điểm của việc kinh doanh dựa vào uy tín cá nhân để tạo dựng hình ảnh công ty nhằm tạo sự tin cậy cho đối tác, khách hàng. Công ty hợp danh muốn mở rộng thị trường thì việc thành lập chi nhánh công ty là biện pháp hữu hiệu. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn “thủ tục thành lập chi nhánh công ty hợp danh” qua bài viết sau.

viec thanh lap chi nhanh cong ty hop danh duoc tien hanh the nao?
Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh của công ty hợp danh

1.   Công ty hợp danh có được mở chi nhánh hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì chi nhánh là:

  • Đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
  • Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
  • Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực tế, chi nhánh và văn phòng đại diện là khác nhau. Việc phân biệt căn cứ vào các đặc điểm đặc trưng của từng loại.

Theo đó, khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty hợp doanh là một doanh nghiệp nên được quyền mở chi nhánh.

2.   Thủ tục thành lập chi nhánh công ty hợp danh

Hồ sơ chuẩn bị thành lập chi nhánh

Thong bao dang ky hoat dong cua chi nhanh la mot giay to quan trong khi dang ky thanh lap chi nhanh
Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh của công ty hợp danh

Công ty hợp danh muốn thành lập chi nhánh thì cần phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh (Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP):

Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh công ty hợp danh (Theo mẫu tại Phụ lục II-11 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT). Nội dung Thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên chi nhánh dự định thành lập;
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh;
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;
  • Thông tin đăng ký thuế;
  • Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo Thông báo, phải có các văn bản sau đây:

  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu tại Phụ lục II-18 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập chi nhánh công ty hợp danh

  1. Chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật;
  2. Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh.
  3. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của công ty, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số chi nhánh.
  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
  5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  6. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong trường hợp công ty hợp danh mở chi nhánh tại thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  7. Nhận kết quả: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh công ty hợp danh.
  8. Chi nhánh tiến hành khắc con dấu và thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Thời gian xử lý hồ sơ: 01 ngày làm việc.

Lưu ý:

  • Sau khi chi nhánh nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu chi nhánh đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác.
  • Ngoài ra vào định kỳ tháng quý chi nhánh cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của chi nhánh.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày từ ngày thành lập chi nhánh.

3.   Thủ tục nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Thu tuc nop ho so truc tuyen tren cong thong tin quoc gia ve dang ky doanh nghiep
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp – website nộp hồ sơ trực tuyến

Việc đăng ký qua mạng được thực hiện thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh của công ty hoặc chữ ký số công cộng.

Các bước cơ bản giống với trường hợp nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật của công ty hợp danh, thông qua hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được chấp thuận, doanh nghiệp cần thực hiện thêm bước nộp bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sau khi hồ sơ online được chấp thuận.

Trên đây là bài viết “Thủ tục thành lập chi nhánh công ty hợp danh”. Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty hợp danh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



December 31, 2019 at 01:00PM
Read More

Công ty hợp doanh là loại hình công ty đặc biệt, được pháp luật quy định chặt chẽ. Khi công ty muốn mở rộng sự hiện diện trong phạm vi khác thì việc thành lập văn phòng đại diện là biện pháp hữu hiệu. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn “Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty hợp danh” qua bài viết sau.

Thu tuc thanh lap van phong dai dien cong ty hop danh duoc quy dinh the nao?
Trình tự, thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty hợp danh hiện nay

1.   Công ty hợp danh có được mở văn phòng đại diện hay không?

Căn cứ Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo đó, khoản 1 Điều 46 quy định về quyền của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có quyền lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

Như vậy, Công ty hợp doanh là doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp 2014 thì Công ty hợp danh được quyền mở văn phòng đại diện.

2.   Chức năng của văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, tức có nghĩa văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch và tiếp thị, không có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh như chi nhánh.

Mục đích của văn phòng đại diện được hiểu một cách đơn giản là nơi để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng.

3.   Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty hợp danh

Hồ sơ cần thiết thành lập văn phòng đại diện

Ho so dang ky thanh lap van phong dai dien cong ty hop danh gom nhung giay to gi?
Mẫu thông báo về việc đăng ký văn phòng đại diện hiện nay

Công ty hợp danh muốn thành lập văn phòng đại diện thì cần phải gửi Thông báo lập chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh công ty hợp danh (được quy định theo mẫu tại Phụ lục II-11 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT). Nội dung Thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên văn phòng đại diện dự định thành lập;
  • Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện;
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện;
  • Thông tin đăng ký thuế;
  • Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Gửi kèm Thông báo, phải có các văn bản sau:

  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu văn phòng đại diện;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty hợp danh

  1. Chuẩn bị hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật;
  2. Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh.
  3. Khi nhận được hồ sơ hợp lệ của công ty, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để yêu cầu mã số văn phòng đại diện.
  4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
  5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh.
  6. Phòng Đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong trường hợp công ty hợp danh mở văn phòng đại diện tại thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  7. Nhận kết quả: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận hoạt động văn phòng đại diện công ty hợp danh.
  8. Chi nhánh tiến hành khắc con dấu và thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh. Thời gian xử lý hồ sơ: 01 ngày làm việc.

Lưu ý:

Sau khi văn phòng đại diện nhận được Giấy chứng nhận hoạt động, công ty phải gửi thông tin đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho cơ quan thuế, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nếu văn phòng đặt ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác.

Ngoài ra vào định kỳ tháng quý văn phòng cũng phải thực hiện khai thuế Giá trị gia tăng về các khoản thu chi của văn phòng đại diện.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày từ ngày thành lập văn phòng đại diện.

4.   Thủ tục nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Dang ky thanh lap van phong dai dien qua mang
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp – website nộp hồ sơ đăng ký trực tuyến

Thủ tục nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

Việc đăng ký qua mạng được thực hiện thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh của công ty hoặc chữ ký số công cộng.

Các bước cơ bản giống với trường hợp nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư.

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện pháp luật của công ty hợp danh, thông qua hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được chấp thuận, doanh nghiệp cần thực hiện thêm bước nộp bản cứng (hồ sơ giấy) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính sau khi hồ sơ online được chấp thuận.

5.   Văn phòng đại diện công ty hợp danh có phải khai thuế không?

Theo Nghị định 139/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017 quy định về lệ phí môn bài thì văn phòng đại diện có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện kê khai nộp thuế môn bài với mức 1.000.000 đồng/năm.

Mặt khác, theo Công văn số 658/TCT-CS của Tổng cục thuế quy định trường hợp Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.

Trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài theo quy định.

Thực tế Văn phòng đại diện không phát sinh hoạt động kinh doanh được vì vậy không phải nộp thuế môn bài theo quy định tại Nghị định 139/2016/TT-BTC.

Theo đó, công ty mẹ sẽ nộp tờ khai lệ phí môn bài, nộp thuế môn bài, kê khai thuế cho văn phòng đại diện.

Trên đây là bài viết “Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty hợp danh”. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty hợp danh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



December 31, 2019 at 10:00AM
Read More

Vận chuyển ma túy là một trong những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và bị pháp luật nghiêm cấm. Tùy vào mức độ và từng trường hợp cụ thể của hành vi phạm tội mà nhà nước ta đưa ra các khung hình phạt thích hợp. Vậy vận chuyển ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm tù, có bị tử hình không? Chúng tôi xin cung cấp thông tin về vấn đề này qua bài viết sau.

Van chuyen ma tuy thi bi phat bao nhieu nam tu?
Pháp luật nước ta xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi vận chuyển ma túy

1.   Vận chuyển ma túy được luật quy định như thế nào?

Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác:

  • Có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy,…;
  • Trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện,…;
  • Có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

Nhung hinh thuc nao duoc xem la hanh vi van chuyen ma tuy
Tội phạm vận chuyển ma túy đá đang bị áp giải

2.   Việc vận chuyển ma túy hoặc các tiền chất ma túy được cấu thành những tội danh nào?

Việc vận chuyển ma túy hoặc các tiền chất ma túy nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ phạm Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có thực hiện tình tiết trong quy định về vận chuyển trái phép chất ma túy khác có thể cấu thành tội danh khác như sau: 

  • Một người chỉ vận chuyển ma túy hoặc các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS 2015).
  • Nếu một người có hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm mục đích mua bán hoặc tàng trữ trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội danh mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS 2015) hoặc Tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS 2015).
  • Trường hợp một người mua bán các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ các tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là tàng trữ, vận chuyển, mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS 2015) và chỉ phải chịu một hình phạt.

3.   Hình phạt cho hành vi vận chuyển ma túy

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 250 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các Điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 67 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017.
Van chuyen ma tuy thi co the bi nhung hinh phat nao?
Hành vi vận chuyển ma túy tổng hợp có thể bị phạt tù từ 02 năm đến mức án tử hình

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
  • Qua biên giới;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 67 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017.
  • Tái phạm nguy hiểm.

4.   Điều kiện phạm tội vận chuyển ma túy sẽ bị áp dụng hình phạt tử hình?

Van chuyen ma tuy gay hau qua dac biet nghiem trong co the chịu muc hinh phat cao nhat la tu hinh
Xử tử hình đối với các hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
  • Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
  • Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Hình sự 2017.

Đối với các vụ án hình sự liên quan đến lĩnh vực ma túy, Công ty Luật Long Phan PMT xin cung cấp các dịch vụ sau:

  • Tiếp nhận thông tin, hồ sơ vụ việc buôn ma túy
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ việc
  • Tư vấn chi tiết thủ tục xét xử vụ án tội buôn bán chất ma túy, tư vấn các tình tiết giảm nhẹ cho khách hàng
  • Tham gia với tư cách luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi khách hàng

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề Vận chuyển ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm tù, tử hình. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về bài viết này hoặc cần hỗ trợ trong quá trình tham gia các vụ án trên, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Trân trọng!

Bài viết nói về: Vận chuyển ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm tù, tử hình?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



December 31, 2019 at 07:00AM
Read More

Ngày nay tình trạng các công trình trong quá trình xây dựng làm ảnh hưởng, hư hại đến các nhà bên cạnh diễn ra khá phổ biến. Khi các bên không thỏa thuận được các phương án bồi thường trong trường hợp này thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Như vậy thủ tục kiện đòi bồi thường do nhà bị hư hại từ công trình xây dựng bên cạnh sẽ được tiến hành như thế nào, xin mời tham khảo qua bài viết dưới đây.

xay dung lam hong nha ben canh thi phai boi thuong
Yêu cầu bồi thường do nhà bị hư hại từ công trường xây dựng bên cạnh

1.   Xây dựng công trình gây thiệt hại cho nhà cửa lân cận thì có phải bồi thường không? 

  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao chiếm hữu, người được giao sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
  • Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trường hợp tổ chức thi công xây dựng công trình:

  • Vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); 
  • Gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác

Thì ngoài việc buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại thì tổ chức thi công xây dựng công trình còn bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
thi cong cong trinh lam nut nha ben canh phai tien hanh boi thuong, khac phuc
Xây dựng công trình gây lún, nứt và thiệt hại cho nhà bên cạnh thì phải bồi thường

2.   Các khoản bồi thường thiệt hại được luật quy định 

Theo quy định tại Điều 589 BLDS 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Theo đó, thiệt hại phải được bồi thường dựa trên nguyên tắc:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
tien hanh boi thuong cac thiet hai ma cong trinh da gay ra cho nha ben canh
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời

3.   Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết

Tranh chấp bồi thường do nhà bị hư hại từ công trình xây dựng bên cạnh được các định là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên:

  1. Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
  2. Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết. Xem thêm về thẩm quyền giải quyết của tòa án
  3. Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo thỏa thuận của đương sự.

4.   Hồ sơ khởi kiện bao gồm

Khi tiến hành khởi kiện cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;
  • Mẫu đơn khởi kiện bồi thường do nhà bị hư hại từ công trường xây dựng liền kề;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: Đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này, tài liệu, chứng cứ kèm theo được xác định có thể là hình ảnh ngôi nhà bị thiệt hại do công trình xây dựng kế bên gây ra, hợp đồng thuê nhà mà bên bị thiệt hại đã phải thuê khi nhà bị hư hại không thể tiếp tục cư trú,…
khi nha bi hu hai do cong trinh ben canh co the khoi kien de yeu cau boi thuong
Trình tự khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

5.   Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

  1. Người có nhà bị thiệt hại do công trình xây dựng bên cạnh tiền hành nộp đơn khởi kiện KÈM THEO CÁC TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  4. Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  5. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định. 
  6. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến thủ tục kiện đòi bồi thường do nhà bị hư hại từ công trình xây dựng bên cạnh. Nếu bài viết trên có bất kỳ điểm chưa rõ hoặc gây nhầm lẫn, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được giải đáp và hỗ trợ trực tiếp. Trân trọng!

Bài viết nói về: Thủ tục kiện đòi bồi thường do nhà bị hư hại từ công trình xây dựng bên cạnh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng



December 30, 2019 at 01:00PM
Read More

Công trông coi nhà đất là một yếu tố được xem xét khi giải quyết các vụ án dân sự tranh chấp có tài sản là nhà đất về nhà đất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người trông coi. Thông thường người trông coi nhà đất sẽ được hưởng một khoản chi phí được cho là chi phí hợp lý. Trong trường hợp họ không được thanh toán một chi phí nào thì phải làm phải gì, thủ tục khởi kiện ra sao? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

trong coi nha la viec gin giu, trong nom nha cua va phai duoc tra chi phi
Khởi kiện yêu cầu trả chi phí đối với công trông coi nhà đất

1.   Công sức quản lý trông coi nhà đất gồm những gì?

Quy định về trông coi nhà đất

Xem xét công sức của người giữ gìn, quản lý tài sản trước khi xét xử là một yếu tố quan trọng, cần giải quyết trong các vụ án dân sự với yêu cầu lớn là phân chia di sản.

Hiện nay, pháp luật dân sự không quy định cụ thể công sức quản lý trông coi nhà đất là gì và bao gồm những gì.

Thực tế, công sức giữ gìn, chăm sóc tài sản thường gặp trong vụ án dân sự sau:

  • Các vụ án hôn nhân và gia đình;
  • Các vụ án thừa kế;
  • Các vụ án khác liên quan đến đất đai.

Biểu hiện về việc tính công sức trông coi nhà đất

Trong các vụ án hôn nhân và gia đình, theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và khi ly hôn, về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Tuy nhiên, có xem xét đến các yếu tố:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Như vậy, khi ly hôn, yếu tố về công sức giữa gìn, quản lý nhà đất thì vẫn phải xem xét khi chia tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi của người vợ/chồng có công trông coi tài sản chung.

Trong vụ án tranh chấp về thừa kế, “người quản lý di sản có quyền được thanh toán chi phí bảo quản di sản” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong các vụ án đòi tài sản khác, trong trường hợp người có công sức quản lý, trông coi nhà đất thì chủ sở hữu nhà phải có nghĩa vụ thanh toán một khoản chi phí hợp lý cho người đó.

Trong cac vu an hon nhan va gia dinh, quan ly nha dat the hien qua cong suc dong gop cua vo chong thong qua viec tao lap va duy tri nha dat
Công sức quản lý nhà đất trong các vụ án dân sự hiện nay

2.   Công sức quản lý trông coi nhà được tính như thế nào?

Để tính công sức quản lý, trông coi nhà, trước hết phải xác định thực tế có tồn tại việc trông coi, quản lý nhà đất không.

Khi tính công sức này, phải phân biệt rõ ràng giữa chi phí tính công sức quản lý, trông coi nhà và các chi phí cải tạo, nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa trong thời gian quản lý, trông coi nhà.

Việc tính khoản chi phí hợp lý cho công sức trông coi phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Giá trị nhà đất được trông coi;
  • Giá trị công sức bỏ ra;
  • Tầm quan trọng của việc quản lý, trông coi.

Thông thường, vấn đề về công sức trông coi nhà đất sẽ được giải quyết kèm theo các yêu cầu lớn bao trùm (yêu cầu chia thừa kế, yêu cầu chia tài sản khi ly hôn,…) trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc yêu cầu trả công trông coi nhà đất vẫn được giải quyết bằng một vụ án độc lập.

3.   Trình tự, thủ tục khởi kiện đòi trả chi phí cho công sức trông nhà

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Vì đây là một tranh chấp dân sự, do đó, khi các bên không thể thương lượng, thỏa thuận lại về chi phí trả công thì có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì yêu cầu khởi kiện là yêu cầu thanh toán đối với công sức trông coi nhà đất, do đó, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên cho thuê cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Nguoi co cong trong viec trong coi nha phai duoc huong mot khoan chi phi hop ly
Khởi kiện là yêu cầu thanh toán đối với công sức trông coi nhà đất

Thủ tục giải quyết được tiến hành thế nào?

  1. Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
  2. Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  3. Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  4. Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
  5. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  8. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi giải đáp về vấn để “Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất”. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện do không được trả công trông coi nhà đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



December 30, 2019 at 10:00AM
Read More

Điểm đặc biệt của Công ty hợp danh là dựa trên cả hai hình thức đối nhân và đối vốn. Điều này nghĩa là thành viên của Công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Vì vậy, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty có đôi phần khác biệt so với các loại hình khác. Như vậy, phải chuyển nhượng vốn như thế nào thì mới đúng luật ? Để giải đáp câu hỏi trên, Công ty chúng tôi sẽ gửi đến quý bạn đọc Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty hợp danh.

trinh tu thay doi thanh vien hop danh khi chuyen nhuong von gop
Việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty hợp danh

1. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp của thành viên trong công ty hợp danh

1.1. Đối với thành viên hợp danh

  • Căn cứ khoản 3 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014 thì thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Trường hợp thành viên hợp danh rút vốn khỏi công ty, phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng theo quy định tại khoản 4 Điều 180 Luật doanh nghiệp 2014.

1.2.  Đối với thành viên góp vốn:

Căn cứ khoản 1 Điều 182 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:

  • Định đoạt phần vốn góp của mình;
  • Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

Qua những quy định trên, ta thấy được thành viên hợp danh có quyền chuyển nhượng vốn góp của mình cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều kiện chuyển nhượng rất khắc khe khi phải có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Trong khi đó, thành viên góp vốn lại được quyền chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn của mình cho bất kỳ ai, kể cả người đó không phải là thành viên của công ty, mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào.

2. Hồ sơ cần phải nộp cho cơ quan Nhà nước

Luu y khi chuan bi ho so thay doi thanh vien trong cong ty hop danh nhanh gon hon
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để việc thực hiện thủ tục trở nên dễ dàng hơn

Khi thành viên của công ty hợp danh chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình, thành viên đó sẽ chấm dứt tư cách thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Khi đó, doanh nghiệp phải tiến hành Thông báo việc thay đổi đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ cần phải nộp bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên mới.

3. Trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật

Trình tự thực hiện thay đổi thành viên vốn góp khi thành viên hợp danh chuyển nhượng vốn
Người thực hiện thủ tục tiến hành phải nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh
  1. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, tiếp nhận thành viên hợp danh mới (Điều 180, Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2014), công ty hợp danh gửi Thông báo cùng những hồ sơ cần thiết đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký.
  2. Người thực hiện thủ tục khai báo thay đổi thành viên công ty hợp danh do chuyển nhượng phần vốn góp phải đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
  3. Người thực hiện thủ tục phải đăng tải và nộp toàn bộ hồ sơ bằng file PDF lên trang Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
  4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, hệ thống sẽ thông báo việc tiếp nhận và gửi Biên nhận hồ sơ đến địa chỉ email của người tiến hành thủ tục.
  5. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, chuyên viên phụ trách hồ sơ sẽ gửi tin nhắn qua địa chỉ email và hướng dẫn bổ sung cho phù hợp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, chuyên viên sẽ gửi Thông báo kèm lịch hẹn nộp hồ sơ bản gốc.
  6. Người thực hiện thủ tục tiến hành nộp hồ sơ bản gốc đến Phòng đăng ký kinh doanh theo đúng lịch hẹn.
  7. Chuyên viên phụ trách sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc với hồ sơ bản PDF đã đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
  8. Sau khi đối chiếu và xét thấy trùng khớp, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ và gửi thông báo hẹn lịch nhận kết quả.
  9. Người thực hiện thủ tục đến nhận kết quả theo đúng lịch hẹn.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty hợp danh. Vì thành viên góp vốn của công ty hợp danh được quyền quản lý công ty hợp danh nên những vấn đề trên là rất quan trọng. Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn hoặc hỗ trợ pháp lý liên quan đến pháp luật Doanh nghiệp, hãy gọi ngay cho Công ty Luật Long Phan PMT của chúng tôi qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn !

Bài viết nói về: Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty hợp danh
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



December 30, 2019 at 07:00AM
Read More

Trong cuộc sống, luôn có những bất đồng phát sinh giữa người với người. Trường hợp những tranh chấp phát sinh từ sự “ghen ăn, tức ở” giữa những người nông dân với nhau dẫn đến phá hoại hoa màu trên đất đối phương gần đây diễn ra liên tục gây thiệt hại nghiêm trọng. Vậy để được bồi thường do sự phá hoại trên thì nên làm gì? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn “thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất” qua bài viết sau.

Hoa màu trên đất bao gồm những gì?

Boi thuong khi pha hoai hoa mau tren dat
Các loại cây hoa màu trên đất

Theo quy định của pháp luật đất đai, đất nông nghiệp được giao cho nguời dân phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, là tài liệu lao động, là đối tượng lao động, và đặc biệt không thể thay thế, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất.

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì đất nông nghiệp có mục đích trồng cây hàng năm là loại đất dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trong thời gian rất ngắn như cây hoa màu, cây trồng lúa. Như vậy, cây hoa màu bao gồm ngô, khoai, sắn và các loại cây lương thực ngoài lúa

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Khi có thiệt hại xảy ra, để được bồi thường, pháp luật quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do phá hoại hoa màu trên đất (Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015):

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

 Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hai do phá hoại hoa màu trên đất

Pháp luật quy định cụ thể về thủ tục khởi kiện như sau:

Thời hiệu khởi kiện

Cây cối, hoa màu bị phá hoại phải bồi thường
Thời gian khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?

Theo Điều 35 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại do phá hoại hoa màu trên đất. Xem thêm về thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Cach xac dinh tham quyen cua toa an de yeu cau boi thuong thiet hai
Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết bồi thường hoa màu trên đất

Hồ sơ khởi kiện

Để khởi kiện ra Tòa án thì hồ sơ cần có bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo
  • Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, căn cước công dân,…)
  • Đơn xác nhận cư trú của bị đơn

Trình tự khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do phá hoại hoa màu trên đất.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

  1. Người khởi kiện nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện. Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
  2. Kể từ khi nhận được thông báo tạm ứng án phí thì trong thời hạn 7 ngày người khởi kiện phải đóng tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
  3.  Tòa án thực hiện các thủ tục cần thiết và xét xử sơ thẩm vụ án
  4. xét xử phúc thẩm (nếu có)

Qua bài viết “thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất” hy vọng giúp cho bạn đọc biết được thủ tục khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mọi trường hợp quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp luật miễn phí, hãy liên hệ ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường do phá hoại hoa màu trên đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Sỹ Ngọc Thùy Trang



December 29, 2019 at 07:00AM
Read More

My maps