Hợp đồng thuê nhà đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các bên có thể yêu cầu công chứng văn bản để đảm bảo hơn tính hợp pháp, hạn chế tối đa rủi ro pháp lý và các tranh chấp xảy ra. Thông qua bài viết này sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề công chứng đối với hợp đồng cho thuê nhà đất.
Khái niệm hợp đồng thuê nhà đất
Hợp đồng cho thuê nhà đất là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho thuê giao đất/nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thê cho thuê không dẫn đến việc chuyển giao quyền sở hữu.
Hợp đồng thuê đất phải phù hợp với quy định của pháp luật đất đai.
Hợp đồng thuê nhà đất có bắt buộc phải công chứng không?
Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên cho nhu cầu. Quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng thì đối với trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Theo đó, đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà đất thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Chỉ thực hiện việc công chứng khi hai bên trong hợp đồng cùng thỏa thuận, thống nhất và có yêu cầu về việc công chứng hợp đồng.
Những rủi ro gặp phải nếu không công chứng
Những lý do thường gặp khi các bên không muốn công chứng hợp đồng thuê nhà vì một số lý do phải chịu thuế. Theo các quy định hiện hành, bên cho thuê có nghĩa vụ phải hoàn thành ba loại thuế, bao gồm:
- Thuế môn bài;
- Thuế giá trị gia tăng;
- Thuế thu nhập cá nhân;
Do vậy, các bên thường tránh thủ tục công chứng này để tránh phức tạp, rườm ra. Và đồng thời chỉ cần làm giấy tờ tay về các “thỏa thuận”. Có mộ số trường hợp các bên còn lập thành hai loại hợp đồng, một hợp đồng thật và một hợp đồng công chứng có giá trị thấp hơn.
Mặt khác, khi hợp đồng được mang ra công chứng có giá trị thấp hơn so với thực tế thì quyền lợi, những khoản bồi thường đặt ra hoàn toàn bất lợi cho bên bị thiệt hại.
Pháp luật hiện hành quy định hợp đồng cho thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Nhưng các bên giao kết hợp đồng cũng cần xem xét kỹ việc có cần thiết phải công chứng hợp đồng hay không, nhất là hợp đồng có giá trị cao.
Vậy nên, với người thuê nhà, để đề phòng các trường hợp chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng, đòi lại nhà trước thời hạn cam kết thì nên công chứng hợp đồng thuê nhà đất để tránh bên thuê nhà phải chịu thiệt.
Hồ sơ thủ tục hợp đồng công chứng
Thành phần hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của văn phòng công chứng).
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
- Bản sao các loại giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, người được “ủy quyền”, gồm bên cho thuê nhà đất và bên thuê nhà đất như Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hoặc Hộ chiếu, và xuất trình Sổ hộ khẩu.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản nhà đất tham gia giao dịch, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư…
- Hợp đồng thuê nhà đất
Trình tự, các bước thủ tục công chứng
Bước 1: Nộp hồ sơ
Để công chứng hợp đồng thuê nhà đất, người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ các GIẤY TỜ cá nhân của người yêu cầu công chứng và người thuê đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, hợp đồng thuê đất dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, Công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng. Nếu giấy tờ trong hồ sơ đảm bảo hồ sơ đã đủ giấy tờ và các giấy tờ đều hợp lệ thì sẽ nhận hồ sơ.
Nếu hồ sơ thiếu giấy tờ, công chứng viên sẽ ghi phiếu hướng dẫn và liệt kê các giấy tờ còn thiếu, yêu cầu bổ sung những giấy tờ sau đó mới tiến hành các thủ tục công chứng.
Bước 3: Soạn thảo hợp đồng giao dịch
Nếu hồ sơ hợp lệ, công chứng viên sẽ tiến hành soạn thảo văn bản. Hợp đồng giao dịch sau khi soạn thảo xong sẽ được chuyển sang bộ phận thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật. Sau đó, sẽ chuyển cho các bên đọc lại và sẽ sửa đổi hoặc bổ sung nếu có yêu cầu
Bước 4: Ký nhận
Các bên sau khi đã đọc lại, nếu hợp đồng soạn thảo không có vấn đề gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng và nộp lệ phí công chứng. Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.
Bước 5: Nhận kết quả công chứng
Sau khi nộp lệ phí, thù lao công chứng xong, công chứng viên sẽ đưa giấy hẹn đến lấy kết quả công chứng và nhận bản hợp đồng tại quầy thu ngân trả hồ sơ.
Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn các thủ pháp lý liên quan đến công chứng hợp dồng theo quy định của pháp luật. Để được tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay đến chúng tôi qua đường dây nóng bên dưới để có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Hợp đồng thuê nhà đất có bắt buộc phải công chứng ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 12, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét