Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc là tranh chấp phát sinh thường xuyên trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi quyền và lợi ích bị xâm phạm người lao động có quyền khởi kiện để được bồi thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được cách thức giải quyết theo quy định pháp luật khi gặp phải trường hợp này.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật
Căn cứ theo quy định tại (Điều 36 Bộ Luật lao động 2012), người sử dụng lao động cho nhân viên nghỉ việc đúng luật khi nằm trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Người lao động vi phạm quy định của Bộ luật hình sự.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại (Điều 35 Bộ Luật lao động 2019).
- Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại (Điều 36 Bộ Luật lao động 2019).
- Khi cho người lao động thôi việc theo quy định của Bộ luật lao động.
Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng trái luật
Cho nhân viên nghỉ việc trái luật là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ ngang hoặc cho nghỉ mà không thông báo với người lao động. Hậu quả pháp lý mà hành vi này mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động và cả người sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
- Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày nhân viên không được làm việc và phải trả thêm cho nhân viên một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
- Trường hợp nhân viên không muốn tiếp tục làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận lại nhân viên thì được áp dụng theo quy định tại (khoản 1 Điều 42) và (Điều 48 Bộ Luật lao động 2012).
- Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật lao động 2012.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án
Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc thuộc trường hợp không được tiến hành hòa giải quy định tại (điểm a khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012).
Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Theo đó, khi phát sinh tranh chấp và có yêu cầu bồi thường thì người lao động có quyền yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường theo quy định pháp luật.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Nếu hết thời hiệu trên thì đây là căn cứ để Tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc trên sau khi thụ lí vụ án.
Trình tự thủ tục khởi kiện
Thành phần hồ sơ
- Đơn khởi kiện (theo mẫu). Trong đơn trình bày rõ nội dung, các căn cứ chứng minh người sử dụng lao động buộc nghỉ việc trái pháp luật và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,…
- Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản sao), sổ hộ khẩu (bản sao)
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm: hợp đồng lao động, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, …
Trình tự thủ tục khởi kiện
Thủ tục khởi kiện giải quyết đòi bồi thường khi bị đuổi việc được tuân thủ theo quy trình tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
- Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
- Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
Tuy nhiên án phí của người lao động khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc thuộc trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí tòa án quy định tại (điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14).
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn hợp lệ.
- Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
- Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có)
- Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn giải quyết tuân theo quy định tại (Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) như sau:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 – 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
- Thời hạn mở phiên tòa xét xử là 01 – 02 thàng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Khi buộc nhân viên nghỉ việc người sử dụng lao động cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng về phạm vi lỗi của người lao động, tránh rơi vào những trường hợp sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng trái luật để không làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng như người lao động.
Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc. Trong trường hợp còn thắc mắc về nội dung trên hoặc có mong muốn được gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và tư vấn về các vấn đề liên quan đến lao động, quý bạn đọc có thể liên hệ chúng tôi thông qua hotline để nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
April 01, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét