Tặng cho nhà đất của người Việt Nam đang ở nước ngoài cho đối tượng khác là quyền của người sử dụng đất. Vì một lý do nào đó mà họ muốn tặng cho phần nhà đất của mình cho người khác nhưng không biết thủ tục như thế nào, có phức tạp và tốn nhiều thời gian hay không và đặc biệt làm như thế nào để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Nếu đang gặp phải những thắc mắc trên thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp được những vấn đề trên cho bạn đọc.
Tặng cho nhà đất là gì?
Tặng cho nhà đất là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo (Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008) là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam) và người gốc Việt Nam (đã từng có quốc tịch Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Quy định về quyền sử dụng đất của người Việt ở nước ngoài
Theo quy định (Điều 186 Luật đất đai 2013) người Việt ở nước ngoài có các quyền sau đây:
- Được tặng cho quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở.
- Tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được tặng cho nhà đất
Về chủ thể
- Theo quy định tại (Khoản 2 Điều 7 Luật Nhà ở 2014) thì người Việt Nam đang ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Được hưởng quyền mua và sở hữu nhà ở với tư cách là người sử dụng đất và không bị hạn chế về thời hạn cũng mua cũng như hình thức mua nhà ở, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
- Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
Người sử dụng đất (Việt kiều) khi thực hiện giao dịch tặng cho đất cần đáp ứng điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
Ngoài ra người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần đáp ứng thêm điều kiện:
- Được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với Việt kiều là được phép nhập cảnh vào Việt Nam
- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở,…
Về hợp đồng tặng cho nhà đất
Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên tặng cho giao nhận tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Tại (Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013) quy định như sau:
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được lập thành văn bản.
- Được công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật và tiến hành đăng ký thay đổi chủ sở hữu nhà ở tại sổ đỏ/sổ hồng.
Trình tự thủ tục thực hiện
Thành phần hồ sơ
Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu số 10/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BNTMT ngày 15/05/2014)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Sơ đồ vị trí thửa đất (cơ quan thuế tính tiền thuế)
- Các giấy tờ khác có liên quan: giấy khai sinh, hộ chiếu.
Trình tự thủ tục thực hiện
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho/chuyển nhượng có công chứng, chứng thực.
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế phải được công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực được thực hiện tại ủy ban nhân cấp xã.
Bước 2: Đăng ký thủ tục sang tên cho bên được tặng cho tại cơ quan đăng ký đất đai (đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai)
- Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đến văn phòng đăng ký đất đai.
- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ và gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo đến người sử dụng đất.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày có quyết định tặng cho.
Sau khi người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế) theo quy định, Văn phòng đăng ký đất đai có nhiệm vụ xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của BTNMT.
Trường hợp bên tặng cho tặng cho một phần thửa đất thì thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
Thủ tục tặng cho nhà đất của người Việt đang ở nước ngoài là thủ tục diễn ra thường xuyên nên khi tiến hành thực hiện cũng không mấy khó khăn.
Bài viết trên đây đề cập đến những thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục tặng cho nhà đất của người Việt đang ở nước ngoài. Nếu có thắc mắc về thủ tục pháp lý trên, xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
- Cho tặng đất không đúng quy định khởi kiện như thế nào?
- Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của người Việt ở nước ngoài?
- Điều kiện được công nhận nhà ở hợp pháp
Bài viết nói về: Thủ tục tặng cho nhà đất của người Việt nam đang ở nước ngoài
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 09, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét