Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục cần có khi muốn cấp lại sổ đỏ trong trường hợp nhận thừa kế mà bị mất sổ đất. Hiện nay quyền thừa kế di sản vẫn là vấn đề cần bàn của nhiều người, để hiểu rõ hơn những quy định về thủ tục khai di sản nhà đất khi bị mất sổ đất, bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Di sản thừa kế là nhà đất theo quy định pháp luật
Di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định di sản bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết;
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Di sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản. Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Việc xác định di sản “thừa kế” mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định di sản bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết;
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Di sản có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản. Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: Đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Nhận thừa kế quyền sử dụng đất có thể theo DI CHÚC hoặc theo pháp luật. Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 như:
- Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Làm thủ tục khai nhận thừa kế ở đâu?
Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Hồ sơ pháp lý các bên khai nhận di sản thừa kế gồm:
- CMND hoặc hộ chiếu
- Hộ khẩu
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
- Hồ sơ pháp lý của người đề lại di sản thừa kế
- Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết
- Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở
- Giấy tờ về tài sản khác
Lưu ý:
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.
Trường hợp thừa kế nhà đất không có giấy tờ
Đối với trường hợp bị mất sổ đỏ (không có giấy tờ nhà đất), có thể làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận. Nếu sổ đỏ bị mất là của người đã khuất, để làm thủ tục cấp lại thì phải kèm theo thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
Thủ tục khai di sản nhà đất khi bị mất sổ đất
Căn cứ theo Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định, khi khai nhận di sản thừa kế cần cung cấp:
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Dự thảo Văn bản thừa kế (nếu có);
- Bản sao giấy tờ tuỳ thân của người thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- Bản sao GIẤY TỜ khác có liên quan
Tuy nhiên trường hợp khai nhận di sản thừa kế mà bị mất sổ đỏ, trước tiên cần yêu cầu UBND cấp xã (văn phòng đăng ký nhà đất) xác nhận về việc sở hữu mảnh đất để văn phòng công chứng có cơ sở làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Sau khi khai nhận di sản thừa kế xong, gia đình có thể ủy quyền cho một người để làm thủ tục xin cấp lại sổ đỏ đã mất và thực hiện sang tên sổ hồng đối với trường hợp thừa kế. Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục của chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Giải quyết tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc ?
- Giải quyết tranh chấp nhà ở theo di chúc cho người nước ngoài
- Tranh chấp thừa kế do di chúc bị mất giải quyết như thế nào ?
Bài viết nói về: Thủ tục khai di sản nhà đất khi bị mất sổ đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
March 08, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét