Khởi kiện ở đâu để đòi lại đất cho mượn đã cấp sổ đỏ ?

No Comments

Khởi kiện đòi lại đất cho mượn phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Tham quyen toa an theo cac cap
Xác định đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn

Tranh chấp đất cho mượn nay đòi lại

Trên thực tế có nhiều trường hợp người được cho mượn đất đai để sử dụng lại tiến hành thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với mảnh đất đó. Khi người chủ cho mượn đòi lại thì phát sinh tranh chấp.

Để giải quyết tranh chấp như trên, chúng ta cần khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Đây là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất nên phải thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện theo quy định của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Khi tiến hành cấp sổ đỏ đối với những mảnh đất không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét dựa trên 3 yếu tố:

  • Nguồn gốc đất;
  • Quá trình sử dụng đất;
  • Hiện trạng đất.

Qua đó để lấy căn cứ cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định. Vì vậy đối với những tranh chấp đất cho mượn mà người mượn được cấp sổ đỏ sau đó thực hiện các giao dịch đặt cọc, chuyển nhượng, sang tên thì giải quyết rất phức tạp và khó khăn.

Khởi kiện đòi lại đất cho mượn đã được cấp sổ đỏ ở đâu?

Khi muốn khởi kiện tranh chấp đất cho mượn, chúng ta phải xác định thẩm quyền của tòa án để biết được việc khởi kiện được tiến hành ở đâu mới đúng quy định.

Quyen su dung dat cua chu so huu bi xam pham
Đất cho mượn muốn lấy lại mà không được nên phát sinh tranh chấp

Việc xác định tòa án cấp Huyện hay tòa án cấp Tỉnh là đơn vị có thẩm quyền giải quyết là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi vì nếu như xác định sai thẩm quyền tòa án giải quyết việc khởi kiện đòi quyền sử dụng đất sẽ không được thụ lý và trả lại.

Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp Huyện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015

Tòa án Nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  • Tranh chấp về dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về lao động

Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ.

Bên cạnh việc xác định thẩm quyền giải quyết theo cấp, chúng ta cũng cần xác định thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ ví dụ như đã xác định được tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Huyện nhưng Huyện nào có thẩm quyền thụ lý? Huyện nơi bị đơn cư trú hay nơi nào khác?

Căn cứ quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015

  • Đối với những tranh chấp dân sự, thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ được xác định là nơi cư trú, nơi làm việc đối với cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn nếu trường hợp là tổ chức.
  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc yêu cầu tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết tranh chấp.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì tòa án nơi có bất động sản đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn

Đối với trường hợp khởi kiện đòi lại đất cho mượn mà đất này đã được cấp sổ đỏ thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án giải quyết hai yêu cầu:

  • Đòi lại đất đã cho mượn;
  • Yêu cầu hủy sổ đỏ đối với sổ đã cấp trái quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 32 LTTHC 2015, đối với thẩm quyền cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền của UBND cấp Huyện nên khi khởi kiện quyết định hành chính cấp sổ đỏ sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tình.

Khoi kien huy so do sai phap luat
Cách giải quyết khi đất cho mượn đã được cấp sổ đỏ

Căn cứ Điều 34 BLTTDS, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên theo công văn 64/TANDTC-PC ngày 03/04/2019 hướng dẫn việc khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tòa án không phải đưa cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ vào tiến hành tố tụng. Sau khi bản án có hiệu lực thì Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tiến hành cấp lại sổ đỏ, điều chỉnh biến động cho phù hợp với Bản án của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện như đã phân tích phía trên. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015, những tranh chấp liên quan đến bất động sản thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.

Như vậy, khi có tranh chấp muốn đòi lại đất cho mượn đã được cấp sổ đỏ thì người có yêu cầu khởi kiện tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp.

Trình tự thủ tục đòi lại đất cho mượn đã được cấp sổ

Sau khi đã xác định được tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, chúng ta tiến hành thực hiện các trình tự thủ tục khởi kiện:

  1. Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
  2. Tòa án thụ lý vụ án
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm (Nếu có kháng cáo kháng nghị)

Trên đây là bài viết tư vấn về nội dung khởi kiện ở đâu khi muốn đòi lại đất cho mượn. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn.

Bài viết nói về: Khởi kiện ở đâu để đòi lại đất cho mượn đã cấp sổ đỏ ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 29, 2020 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps