Tư vấn hướng giải quyết khi đất không có lối đi

No Comments

Đất không có lối đi là hiện trạng đang xảy ra tranh chấp phổ biến giữa các nhà hàng xóm có nhà kế bên nhau. Khi tình trạng đất hiếm hoi thì việc xây dựng lối đi trên đất cũng sẽ hạn hẹp. Vậy làm thế nào để xác định được phần diện tích lối đi trên đất và làm thế nào để hạn chế những tranh chấp xảy ra? Thắc mắc sẽ được giải đáp trong phạm vi bài viết dưới đây.

giai quyet dat khong co loi di
Đất không có lối đi chung dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa các nhà kề nhau

Đất không có lối đi được hiểu như thế nào?

Lối đi trên đất là phần diện tích đất trống giữa hai hay nhiều nhà trên đất thuận tiện trong việc đi lại và sinh hoạt cho các bên.

Đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía trong (người bị vây bọc) bị vây bọc xung quanh các bất động sản của chủ sở hữu khác (người ở phía ngoài) mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng.  

Phần lối đi dẫn ra các con hẻm là đường công cộng được mọi người sử dụng chung. Tuy nhiên việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung đang có nhiều khuất mắc và dễ phát sinh tranh chấp khi đụng chạm đến phần đất của người khác.

Thỏa thuận về mở lối đi chung

thoa thuan mo loi di chung
Mở lối đi chung là sự thỏa thuận của các bên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho họ

Khi mảnh đất của gia đình không có lối đi thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu có bất động sản đang vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ để có lối đi qua.

Người có yêu cầu mở lối đi phải đền bù chi phí cho người còn lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác nhưng không được trái pháp luật.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù.

Cách thức xác định diện tích đất để mở lối đi

Việc xác định một lối đi được cho hợp lý cũng rất khó khăn. Cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như: tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra phải là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

  • Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
  • Liên quan đến quyền sử dụng lối đi qua lại giữa các nhà cạnh nhau, Luật Đất đai 2013 cũng có quy định quyền về lối đi là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
  • Việc xác lập quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký thủ tục biến động đất đai.
  • Do pháp luật không quy định cụ thể về diện tích tối thiếu mà người ở phía ngoài cần chuyển nhượng là bao nhiêu nên vấn đề này rất dễ phát sinh tranh chấp và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mỗi người.

Cách thức giải quyết khi đất không có lối đi

hoa giai khi tranh chap
Hòa giải mang đến kết quả tốt đẹp khi các bên phát sinh tranh chấp

Đăng ký biến động đất đai

Việc mở lối đi là quyền của người có bất động sản bị vây bọc, nên họ được yêu cầu người khác cho mình mở lối đi. Trình tự tiến hành việc mở lối đi được thực hiện như trình tự cấp lại sổ đỏ như sau:

Bước 1: Các bên thỏa thuận để mở lối đi, thỏa thuận về chi phí đền bù

Bước 2: Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong trường hợp “xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề”

Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan;
  • Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc mở lối đi chung
  • Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phân diện tích thửa đất.

Thời hạn: không quá 10 ngày.

Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp nếu yêu cầu mở lối đi không được người có bất động sản vây bọc đồng ý thì cách giải quyết là yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xác định.

Cách 1: UBND tiến hành hòa giải

Việc thương lượng và hòa giải là cách thức tốt nhất nhằm hạn chế những rủi ro, tiết kiệm chi phí và thời gian. Việc giải quyết bằng con đường hòa giải đi đến kết quả tốt đẹp, đảm bảo được quyền và lợi ích cho các bên.

Thủ tục hòa giải được thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 (bạn đọc có thể tham khảo bài viết https://luatlongphan.vn/thu-tuc-hoa-giai-tranh-chap-tai-uy-ban-phuong-xa )

Cách 2: Tòa án giải quyết

Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.  

Quy trình tiến hành được thực hiện theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự và giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013. (bạn đọc có thể tham khảo bài viết https://luatlongphan.vn/khoi-kien-tai-toa-an-de-giai-quyet-tranh-chap-dat-dai-co-duoc-khong )

Nội dung bài viết trên đây cũng đã phần nào giúp bạn đọc biết được cách thức giải quyết trong trường hợp đất không có lối đi chung. Nếu có vướng mắc về vấn đề đất không có lối đi, quý bạn đọc có thể liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới  để được tư vấn miễn phí và có được hướng giải quyết tốt nhất. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Tư vấn hướng giải quyết khi đất không có lối đi
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 07, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps