Con dấu doanh nghiệp tư nhân và quy định pháp luật về con dấu vẫn còn là những thắc mắc đối với chủ doanh nghiệp khi đăng ký các loại hình kinh doanh. “Doanh nghiệp tư nhân có cần con dấu không?” nếu đây là điều bạn muốn biết thì bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc đó. Đồng thời, cung cấp thông tin về vai trò của con dấu, trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định pháp luật.Doanh nghiệp tư nhân có bị bắt buộc có con dấu không? Con dấu là tài sản doanh nghiệp, trước 1/7/2015, hầu như các hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị tê liệt nếu không có con dấu vì con dấu chỉ có một và có giá trị bắt buộc trong mọi trường hợp. Nhưng sau 1/7/2015, các cơ quan nhận thấy một số bất cập về quy định này nên việc sở hữu con dấu trong các doanh nghiệp không còn bắt buộc nữa. Ví dụ, nếu xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ công ty nên ông Tổng Giám đốc hay bà Chủ tịch Hội đồng quản trị cứ giữ con dấu theo bên mình suốt thì các văn bản công ty sẽ được hợp thức và thông qua như thế nào? Hoặc cô thư ký được ủy quyền giữ con dấu lại bỏ quên con dấu đâu đó mà hôm nay công ty bạn lại có một hợp đồng lớn cần ký kết thì việc chờ cô ta tìm ra có phải hợp đồng làm ăn của công ty bạn đã bóc hơi trước không? Tuy nhiên, việc trang bị con dấu vẫn là công tác không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp và trong một số trường hợp, pháp luật vẫn quy định bắt buộc có con dấu. Các loại con dấu trong doanh nghiệp Con dấu gồm 2 loại: con dấu pháp lý và con dấu không mang tính pháp lý Con dấu mang tính pháp lý được phát hành và thuộc sự quản lý của cơ quan nhà nước. Con dấu này xác nhận tính pháp lý của văn bản do cơ quan nhà nước ban hành. Con dấu không mang tính pháp lý thường dùng trong công việc của doanh nghiệp: · Mẫu con dấu của Doanh nghiệp có thể thuộc các dạng như hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác (thông thường sẽ là hình vuông hoặc tròn). · Mẫu con dấu thống nhất về: Nội dung, hình thức và kích thước. · Mã số Doanh nghiệp và Tên Doanh nghiệp phải được thể hiện trong nội dung của Mẫu con dấu Doanh nghiệp. · Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của Doanh nghiệp. · Mực in con dấu thường là màu đỏ và màu xanh. Lưu ý đối với con dấu công ty: · Không sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. · Không được phép sử dụng: Các hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. · Không được phép sử dụng: Những từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. · Nội dung của con dấu của chi nhánh, VPĐD phải có: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. · Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung Mẫu con dấu của Chi nhánh, VPĐD, trừ các hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung Mẫu con dấu như đã đề cập ở trên. Giá trị pháp lý của con dấu doanh nghiệp Con dấu có thể xem là vật đại diện pháp lý cho mỗi doanh nghiệp, nó đảm bảo độ tin cậy và chính xác của những văn bản mà doanh nghiệp ký kết với đối tác. Nhờ có con dấu mà những văn bản hay báo cáo được bảo vệ và chịu các trách nhiệm pháp lý trước pháp luật. Bạn có thật sự tin tưởng và an tâm khi nhận một báo cáo hay cam kết mà trên đó không thể xác định được ai là người chịu trách nhiệm? Chức năng con dấu không chỉ để chứng thực, tạo uy tín cho văn bản mà nó còn để thông qua những quy định, tổ chức, thay đổi được ban hành để mọi người tuân theo. Khi có con dấu trên giấy chứng nhận, giấy ủy quyền, góp vốn thì khả năng sửa đổi làm giả là rất khó, đảm bảo lòng tin của khách hàng. Con dấu có thể xem là đại diện pháp lý cho doanh nghiệp, giúp khách hàng phân biệt công ty này với công ty khách, khẳng định uy tín doanh nghiệp trên thường trường và lòng tin với khách hàng Doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức, số lượng, nội dung con dấu? Đối với Doanh nghiệp tư nhân tại Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp 2014 quy định thì Chủ doanh nghiệp sẽ quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Khi chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Căn cứ theo khoản 2 điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 và điểm a khoản 4 điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp. Trên đây là bài viết chúng tôi tư vấn về những quy định pháp luật đối với con dấu doanh nghiệp, giải đáp vấn đề “Doanh nghiệp tư nhân có cần con dấu không?”. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được Luật sư tư vấn và giải đáp chi tiết. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi./. Tham khảo thêm:Long Phan PMT: Công ty luật sư, tư vấn pháp luật miễn phí, cung cấp dịch vụ luật sư uy tín tại TPHCM. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng. Địa chỉ: Số 50/6 Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh SĐT: 0908 748 368 Email: info@luatlongphan.vn Google Site: http://bit.ly/2Kgs2p3 Google Map: http://bit.ly/2rbzZ85 Google Calender: http://bit.ly/33PJ4Ss Google Business Site: http://bit.ly/2XdeG1W Tài Nguyên: http://bit.ly/32Eg2Uu Google Form: http://bit.ly/2O4iVcd Google Docs: http://bit.ly/2Xbb54D Google PDF: http://bit.ly/2NJsDlc
Nguồn:
Posts of Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
March 25, 2020 at 08:35PM
0 comments
Đăng nhận xét