Tư vấn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế là đất đai đã được cấp sổ cho người khác

No Comments

Đòi chia di sản thừa kế là tranh chấp phát sinh thường xuyên khi quyền và lợi ích của những người được hưởng thừa kế bị xâm phạm. Đặc biệt khi di sản thừa kế là đất đai bị cấp sổ đỏ cho người khác lại là tranh chấp gây khó khăn trong việc giải quyết của Tòa án. Để hiểu rõ hơn những vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung trên, quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

cach thuc chia tai san thua ke
Người thừa kế được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Quyền hưởng thừa kế là đất đai

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là (điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật đất đai 2013) thì cá nhân sử dụng đất có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Luật Đất đai năm 2013 quy định một trong những quyền của người sử dụng đất là được quyền thừa kế, cho phép người để lại thừa kế và người nhận thừa kế QSDĐ khi đáp ứng các điều kiện:

  • Đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Căn cứ (Điều 656 Bộ luật dân sự 2015), sau khi có thông báo về việc mở thừa kế, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của họ
  • Cách thức phân chia di sản

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Đất đã sang tên có đòi lại được không?

Đòi lại quyền sử dụng đất chỉ xảy ra khi việc sang tên sổ đỏ thực hiện trái quy định pháp luật. Theo quy định tại khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước phải hủy (thu hồi) sổ đỏ đã cấp trong các trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền;
  • Giấy chứng nhận không đúng đối tượng sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng diện tích đất;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đủ điều kiện được cấp;
  • Giấy chứng nhận đã cấp không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Trình tự, thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế

toa an gia quyet phan chia thua ke
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu phân chia di sản thừa kế là đất đai

Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Theo quy định tại (Khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
  • Theo đó khi giải quyết vụ án dân sự đòi phân chia di sản thừa kế là đất đai mà GCNQSDĐ trái pháp luật thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự xem xét hủy GCNQSDĐ đó theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Tại giải đáp số 02/2016/GĐ-TANDTC ngày 19/09/2016 quy định Tòa án phải đưa cơ quan đã cấp GCNQSDĐ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Yêu cầu đòi phân chia di sản thừa kế

Sau khi sổ đỏ cấp cho người khác bị hủy, quyền sở hữu đất thuộc về người sử dụng đất. Việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Tranh chấp đất đai thừa kế không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực: trong trường hợp người để lại di sản là đất đai không lập di chúc hoặc di chúc vô hiệu, không có hiệu lực thì đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015, thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trên đây là nội dung tư vấn liên quan đến vấn đề khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế là đất đã bị cấp sổ cho người khác.

Nếu bạn đọc đang gặp phải trường hợp trên và mong muốn có cách giải quyết tốt nhất để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, quý bạn đọc có thể liên hệ với Công ty luật Long Phan PMT để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết nói về: Tư vấn khởi kiện đòi chia tài sản thừa kế là đất đai đã được cấp sổ cho người khác
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 26, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps