Chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai là tài liệu hết sức quan trọng nhằm làm sáng tỏ vụ án, đảm bảo sự khách quan và công bằng trong xét xử. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc đặc biệt là người đang có tranh chấp đất biết được những tài liệu chứng cứ cần phải nộp lên Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình.

chung cu trong tranh chap dat
Đương sự có nghĩa vụ nộp các chứng cứ để Tòa án giải quyết tranh chấp về đất

Chứng cứ là gì ?

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục luật định.

Tòa án sử dụng chứng cứ để làm căn cứ xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp được quy định tại (Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Quyền của đương sự trong thu thập chứng cứ

Căn cứ theo (khoản 1 Điều 6 BLTTDS 2015) đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trường hợp không thể tự mình thu thập được chứng cứ, đương sự có quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc theo quy định theo quy định tại (khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015).

Tầm quan trọng của chứng cứ khi giải quyết tranh chấp đất đai

so do la chung cu quan trong
Sổ đỏ là chứng cứ quan trọng chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam giải quyết vụ án dựa trên các tài liệu, chứng cứ để làm cơ sở đưa ra kết luận của vụ án. “Án tại hồ sơ” là một trong những nguyên tắc của xét xử đòi hỏi mọi chứng cứ của vụ án phải được thu thập đầy đủ và chính xác đúng quy định của luật tố tụng và đưa vào hồ sơ vụ án.

Đối với các vụ án tranh chấp đất đai, vấn đề tìm ra chứng cứ và cung cấp chứng cứ là rất quan trọng, vì trong nhiều vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có nguồn gốc rất lâu đời, nên chứng cứ bị mất dần đi theo thời gian, việc thu thập chứng cứ là vô cùng khó khăn.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp không bị xâm phạm, việc chứng minh nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và hiện trạng của đất là rất cần thiết. Việc chứng minh được thể hiện qua các tài liệu, chứng cứ của người sử dụng đất.

Chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai bao gồm những gì?

xin trich luc chung cu
Đương sự có quyền yêu cầu trích lục hồ sơ địa chính tại cơ quan có thẩm quyền

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai thì các tài liệu, chứng cứ chứng minh phải liên quan đến nguồn gốc tạo lập, quá trình sử dụng và hiện trạng đất. Theo đó chứng cứ cụ thể bao gồm:

Nguồn gốc tạo lập đất:

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước qua các thời kỳ.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước 15/10/1993.
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng.
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất quy định tại (điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BNTMT) như: bằng khoán điền thổ, văn tự đoạn mãi bất động sản có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ, bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận,….

Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 15/10/1993 quy định tại (điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) như sau:

  • Sổ mục kê đất, sổ kiên điền lập trước ngày 18/12/1980
  • Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980 bao gồm: biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã; bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp; đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư
  • Giấy tờ của nông, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông, lâm trường để làm nhà ở
  • Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây  dựng, sửa chữa nhà ở, công trình
  • Giấy tờ tạm giao đất của UBND các cấp
  • Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí cho cán bố, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà

Quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất

Đất ở ổn định, không có tranh chấp. Sử dụng đất ổn định khi có đủ các căn cứ được quy định tại (điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP). Các giấy tờ chứng minh đất ở ổn định như sau:

  • Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuê nhà đất
  • Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dụng công trình gắn liền với đất
  • Quyết định hoặc bản án của TAND đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất
  • Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành, biên bản hòa giải tranh chấp đất
  • Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền
  • Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn; chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh, giờ tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký
  • Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được nhà nước giao quản lý, sử dụng đất
  • Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;
  • Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ
  • Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Trong trường hợp người sử dụng đất không còn lưu lại các giấy tờ về đất thì có quyền yêu cầu cơ quan đang lưu giữ hồ sơ, tài liệu địa chính như Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường các cấp để xin trích lục hồ sơ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Người khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ. Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ thể hiện thông qua biên bản thẩm định tại chỗ, biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, biên bản thẩm định giá, bản vẽ phần đất tranh chấp. Chứng cứ để làm cơ sở giải quyết tranh chấp đất mà Tòa thu thập nhằm xác định:

  • Xác định hiện trạng sử dụng đất
  • Vị tri, kích thước, hình dạng thửa đất tranh chấp
  • Tình trạng thửa đất (đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, đã đăng ký địa chính chưa, tài sản trên đất, sửa chữa so với ban đầu,…)

Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện tương tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khác theo quy định tại (Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013).

Trên đây là bài viết liên quan đến các chứng cứ trong giải quyết vụ án tranh chấp đất đai. Trường hợp còn thắc mắc về nội dung bài viết hoặc cần trao đổi trực tiếp liên quan các vấn đề về đất đai, quý bạn đọc có thể liên hệ với luật sư để được hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình nhất những vướng mắc pháp lý của quý bạn đọc. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Các chứng cứ cần có trong vụ án tranh chấp đất đai
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 01, 2020 at 10:00AM
Read More

Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc là tranh chấp phát sinh thường xuyên trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi quyền và lợi ích bị xâm phạm người lao động có quyền khởi kiện để được bồi thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được cách thức giải quyết theo quy định pháp luật khi gặp phải trường hợp này.

quy dinh boi thuong bi duoi viec trai luat
Người lao động có quyền khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc trái luật

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

doi boi thuong khi bi duoi viec
Người sử dụng lao động chỉ buộc người lao động nghỉ việc thuộc các trường hợp luật định

Căn cứ theo quy định tại (Điều 36 Bộ Luật lao động 2012), người sử dụng lao động cho nhân viên nghỉ việc đúng luật khi nằm trong các trường hợp sau:

  • Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động vi phạm quy định của Bộ luật hình sự.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
  • Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại (Điều 35 Bộ Luật lao động 2019).
  • Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại (Điều 36 Bộ Luật lao động 2019).
  • Khi cho người lao động thôi việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng trái luật

Cho nhân viên nghỉ việc trái luật là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ ngang hoặc cho nghỉ mà không thông báo với người lao động. Hậu quả pháp lý mà hành vi này mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động và cả người sử dụng lao động:

  • Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
  • Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày nhân viên không được làm việc và phải trả thêm cho nhân viên một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
  • Trường hợp nhân viên không muốn tiếp tục làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận lại nhân viên thì được áp dụng theo quy định tại (khoản 1 Điều 42) và (Điều 48 Bộ Luật lao động 2012).
  • Thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật lao động 2012.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án

tham quyen cua toa an
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bồi thường trong lao động

Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc thuộc trường hợp không được tiến hành hòa giải quy định tại (điểm a khoản 1 Điều 201 Bộ luật lao động 2012).

Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Theo đó, khi phát sinh tranh chấp và có yêu cầu bồi thường thì người lao động có quyền yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường theo quy định pháp luật.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Nếu hết thời hiệu trên thì đây là căn cứ để Tòa án đình chỉ giải quyết vụ việc trên sau khi thụ lí vụ án.

Trình tự thủ tục khởi kiện

Thành phần hồ sơ

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu). Trong đơn trình bày rõ nội dung, các căn cứ chứng minh người sử dụng lao động buộc nghỉ việc trái pháp luật và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,…
  • Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản sao), sổ hộ khẩu (bản sao)
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm: hợp đồng lao động, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, …

Trình tự thủ tục khởi kiện

Thủ tục khởi kiện giải quyết đòi bồi thường khi bị đuổi việc được tuân thủ theo quy trình tố tụng dân sự, cụ thể như sau:

  1. Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  2. Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.

Tuy nhiên án phí của người lao động khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc thuộc trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí tòa án quy định tại (điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14).

Trong trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn hợp lệ.

  • Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
  • Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có)
  • Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.

Thời hạn giải quyết tuân theo quy định tại (Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) như sau:

  • Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 – 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
  • Thời hạn mở phiên tòa xét xử là 01 – 02 thàng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Khi buộc nhân viên nghỉ việc người sử dụng lao động cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng về phạm vi lỗi của người lao động, tránh rơi vào những trường hợp sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng trái luật để không làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng như người lao động.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc. Trong trường hợp còn thắc mắc về nội dung trên hoặc có mong muốn được gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và tư vấn về các vấn đề liên quan đến lao động, quý bạn đọc có thể liên hệ chúng tôi thông qua hotline để nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 01, 2020 at 07:00AM
Read More

Khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn là tranh chấp phát sinh chủ yếu khi quan hệ vợ chồng không còn tốt đẹp như ban đầu. Quyền nuôi con được pháp luật quy định rõ ràng để hạn chế tối đa mâu thuẫn của vợ chồng. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý trên và trường hợp có tranh chấp sẽ tìm được hướng giải quyết tốt nhất.

tranh chap quyen nuoi con
Đòi lại quyền nuôi con phát sinh sau khi ly hôn được pháp luật điều chỉnh theo quy định

Quyền khởi kiện đòi lại quyền nuôi con

doi lai quyen nuoi con sau ly hon
Vợ/chồng có quyền đòi lại quyền nuôi con nếu đảm bảo điều kiện mà pháp luật quy định

Khi Tòa án quyết định ly hôn đồng nghĩa với việc vợ, chồng sẽ phải tự thỏa thuận về quyền nuôi con hoặc thông qua Tòa án để xác định quyền trực tiếp nuôi con.

Khởi kiện đòi quyền nuôi con sau ly hôn là quyền của một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con khi quan hệ vợ chồng chấm dứt. Tranh chấp về quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng.

Người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm các chủ thể được quy định tại (khoản 1 và khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), cụ thể là:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ của người con. Họ là người trực tiếp nuôi hoặc không được trực tiếp nuôi con theo nội dung của bản án/quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trước đó nhưng có yêu cầu đòi lại quyền nuôi con.
  • Người thân thích
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
  • Hội liên hiệp phụ nữ

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con được quy định tại (khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) như sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Thỏa thuận được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo tốt nhất việc nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định pháp luật.

Điều kiện đòi lại quyền nuôi con

Trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về quyền nuôi con thì điều kiện để đòi lại quyền nuôi con khi nhờ sự can thiệp của Tòa án là:

Điều kiện về chủ thể:

Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại (Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Điều kiện về vật chất (kinh tế)

  • Vợ/chồng chứng minh có đủ điều kiện về vật chất như có tài sản thể hiện thông qua có công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi sống người con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.
  • Mọi điều kiện về vật chất nhằm đảm bảo cho người con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.

Điều kiện về tinh thần

  • Người có quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bao lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
  • Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.

Trình tự thủ tục khởi kiện

khoi kien doi lai quyen nuoi con
Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con thuộc thẩm quyền của Tòa án

Nội dung đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con gồm những nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).

Thành phần hồ sơ

  • Đơn khởi kiện (mẫu đơn khởi kiện);
  • Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
  • Giấy khai sinh của con (bản sao);
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);
  • Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.

Thủ tục thực hiện

Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận về quyền nuôi con, yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con thì được thực hiện như sau:

  1. Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn.
  2. Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con. (mẫu đơn yêu cầu thỏa thuận nuôi con)
  3. Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp vợ/chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thủ tục thực hiện như sau:

  1.  Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc (mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con)
  2.  Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
  3.  Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
  4.  Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
  5.  Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.

Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).

Quyền và nghĩa vụ của người đòi lại quyền nuôi con sẽ phát sinh kể từ khi bản án/quyết định của Tòa không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là bài viết liên quan đến quyền nuôi con cũng như hướng dẫn cách viết đơn, cách thức khởi kiện đòi lại quyền nuôi con theo quy định của pháp luật.

Nếu có thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết hoặc có vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quý bạn đọc có thể liên hệ thông qua hotline bên dưới để nhận được sự tư vấn trực tiếp và hỗ trợ một cách nhiệt tình từ Luật sư. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Hướng dẫn khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm



March 31, 2020 at 01:00PM
Read More

Thủ tục buộc bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc là trình tự thủ tục giúp cho người mua đất bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tiến hành đặt cọc mua bán nhà đất, đặc biệt là khi người bán có hành vi vi phạm nghĩa vụ được cam kết trong hợp đồng đặt cọc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể là thủ tục buộc người bán phải bán đất theo đúng cam kết trong hợp đồng đặt cọc.

tranh chap hop dong dat coc
Đặt cọc mua bán đất là phương thức thường được dùng khi mua bán đất đai

Tổng quát về hợp đồng đặt cọc

Khái niệm về đặt cọc

Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng “dân sự”, nếu hợp đồng đặt cọc để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì các bên phải tuân thủ việc ký kết và thực hiện hợp đồng nếu vi phạm thì sẽ xử lý tiền đặt cọc.

  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai được ký kết giữa bên mua và bên bán nhằm mục đích để bên mua đặt cọc một số tiền cho bên bán nhằm đảm bảo rằng bên mua sẽ mua đất và bên bán sẽ không bán đất này cho bên khác trong một khoảng thời gian hai bên thỏa thuận.

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc này không bắt buộc phải công chứng, song để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc này.

Trường hợp nào buộc bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc

hop dong dat coc mua ban dat vo hieu khi nao
Hợp đồng đặt cọc là hợp đồng thường được ký khi mua bán nhà đất

Mục tiêu chính của hợp đồng là để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng giữa hai bên kí kết. Đối với hợp đồng đặt cọc mua bán quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ của hợp đồng là nhằm để đảm bảo cho quá trình thực hiện các thủ tục mua bán, CHUYỂN NHƯỢNG quyền sử dụng đất, sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được diễn ra.

Trên cơ sở Điều 281 Bộ luật Dân sự 2015 thì nghĩa vụ mà một bên phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự 2015. Ở đây, bên có quyền có thể lựa chọn việc yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bị vi phạm.
  • Nếu bên có nghĩa vụ vẫn tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ phải làm thì bên có quyền có thể khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hợp đồng đặt cọc bảo đảm người bán phải bán đất cho người mua và người mua phải mua đất trong một khoản thời gian nhất định nên nếu bên bán không thực hiện đúng hợp đồng đặt cọc thì bên bán đã vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, bên mua có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án xác nhận Hợp đồng đặt cọc là có HIỆU LỰC, từ đó, buộc bên bán phải bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc.

Thủ tục buộc bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc

Toa an co tham quyen buoc ben ban thuc hien hop dong
Nhờ Tòa án can thiệp là một trong những phương thức buộc bán đất theo hợp đồng đặt cọc

Trong trường hợp không thực hiện được đúng theo hợp đồng đặt cọc, bên bán và bên mua có thể tiến hành thương lượng với nhau về các điều khoản cũng như tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Nếu hai bên không tiến hành thương lượng hoặc thương lượng không đạt được kết quả mong muốn, bên mua có thể khởi kiện bên bán buộc thực hiện đúng hợp đồng đặt cọc.

Trình tự thủ tục khởi kiện thực hiện theo các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  1. Viết đơn khởi kiện buộc thực hiện hợp đồng đặt cọc (buộc bên bán phải bán đất) có nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  2. Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (nộp trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến)
  3. Sau khi nhận được đơn kiện, Tòa án xem xét đơn kiện trong vòng 08 ngày và ra quyết định (thụ lý vụ án, không thụ lí vụ án); thông báo cho người khởi kiện (yêu cầu sửa đổi, bổ sung, trả, thụ lý, chuyển giao đơn kiện).
  4. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo tạm ứng án phí.
  5. Vụ án sẽ được thụ lý sau khi Tòa án nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  6. Thông báo cho người khởi kiện, các bên liên quan về thụ lý vụ án trong vòng 03 ngày
  7. Chánh án Tòa án tiến hành phân công thẩm phán để giải quyết vụ án.
  8. Bị đơn và các bên liên quan nộp bản ghi ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.
  9. Tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử trong 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải tranh chấp giữa các bên.
  10. Trong 01 tháng từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên xét xử sơ thẩm.

Nội dung đơn khởi kiện buộc người bán bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Thông tin của người khởi kiện (tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện)
  • Thông tin của người bị kiện, người có quyền và lợi ích liên quan (tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện)
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: buộc bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Trên đây là những nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục khởi kiện buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng đặt cọc. Trường hợp quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline để được tư vấn miễn phí. Trân trọng.

Bài viết nói về: Tư vấn thủ tục buộc bán đất theo đúng hợp đồng đặt cọc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 31, 2020 at 10:00AM
Read More

Tranh chấp đất nên khởi kiện hay nộp đơn ở Ủy ban là thắc mắc của nhiều người. Giải quyết ở Tòa án hay Uỷ ban đề thì đều có những thuận lợi và bất cập riêng. Tùy vào từng tranh chấp, mức độ nghiêm trọng thì chúng ta lựa chọn nên giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu cho hiệu quả.

Yeu cau uy ban giai quyet tranh chap dat
Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã không quá 45 ngày

Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp phổ biến nhất hiện nay.

Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tức tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất cụ thể như:

  • Một bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cò một bên đang trực tiếp sử dụng một phần hoặc toàn bộ đất mà bên kia được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
  • tranh chấp về ranh giới đất liền kề,
  • chủ đất cũ đòi lại đất cho thuê, cho mượn trước đó;
  • cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về một phần hoặc toàn bộ thửa đất cho hai người hoặc hộ gia đình; …

Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất như:

  • Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất…
  • Các bên tranh chấp trong nhóm tranh chấp này thường yêu cầu một bên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, yêu cầu công nhận hiệu lực của hợp đồng hoặc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.
Tranh chap lien quan den quyen su dung dat can giai quyet
Nên khởi kiện để giải quyết tranh chấp triệt để bằng một bản án có hiệu lực pháp luật

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Một số yêu cầu cụ thể trong nhóm tranh chấp này là yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật…

Hiện nay có hai hình thức cơ bản giải quyết tranh chấp đất đai đó là:

  • Khởi kiện tại tòa án yêu cầu tòa án giải quyết;
  • Nộp đơn lên Ủy ban nơi có đất tranh chấp tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp. Sau khi tiến hành hòa giải không thành, Hội đồng hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp Xã gửi hồ sơ cho UBND cấp Huyện xem xét giải quyết tranh chấp theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Nên khởi kiện hay nộp đơn lên ủy ban yêu cầu giải quyết tranh chấp đất

Đối với tranh chấp đất đai thì hướng giải quyết triệt để nhất vẫn là khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp bằng một bản án có hiệu lực pháp luật.

Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án:

  • Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. 
  • Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa.
  • Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.
  • Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những sai phạm trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Các bên không phải trả lệ phí cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý

Bên cạnh đó giải quyết tranh chấp đất đai cũng tồn tại một số hạn chế:

  • Bản án của tòa án thường bị kháng cáo.
  • Quy trình giải quyết còn nhiều bất cập.
  • Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở mới đủ điều kiện để khởi kiện theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Đối với từng tranh chấp cụ thể, mức độ nghiêm trọng thì chúng ta nên lựa chọn những cơ quan giải quyết khác nhau để phù hợp với tình hình, tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả của vụ việc.

Tuy nhiên xét về tổng thể so với việc giải quyết tranh chấp tại Ủy ban thì việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai vẫn hiệu quả hơn. Bản án của Tòa án có tính thực thi cao hơn. Giải quyết được triệt để vấn đề tranh chấp giữa các bên. Đảm bảo việc thi hành án trong khi tại ủy ban chưa có cơ chế này.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp ở UBND

Theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai, khi giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND mà hòa giải không thành tại xã thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện nếu là tranh chấp của cá nhân, hộ gia đình với nhau hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện tại UBND huyện nơi có đất tranh chấp đối với gia đình, cá nhân với nhau.

Đối với tranh chấp đất đai Liên quan đến quyền sử dụng đất cần phải thực hiện thủ tục Hòa giải bắt buộc tại cơ sở theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013:

  • Người có tranh chấp đất đai nộp đơn yêu cầu UBND xã nơi có đất tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai.
  • Trong thời gian không quá 45 ngày kể từ thời điểm UBND xã khi nhận được đơn yêu cầu thì phải tiến hành hòa giải.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác

Nếu trong trường hợp hòa giải không thành thì khi đó mới có đủ điều kiện để tiến hành giải quyết vụ án tranh chấp đất đai.

Giải quyết tranh chấp đất ở Tòa án

Như đã đề cập tới ở trên đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở mới đủ điều kiện để khởi kiện theo (Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP).

Tinh uu viet khi khoi kien o toa an
Khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với nhau là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất theo quy định tại Điều 35 và Điều 39 BLTTDS 2015.

Trình tự thủ tục yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai:

  1. Nộp đơn khởi kiện
  2. Tòa án thụ lý giải quyết
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo kháng nghị)

Bản án sơ thẩm được tuyên có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày đương sự nhận được bản án mà không kháng cáo hay Viện kiểm sát kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn việc giải quyết ở đâu cho hợp lý. Đối với những tranh chấp phức tạp thì nên khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết và có sự hỗ trợ của luật sư để đảm bảo quyền lợi. Mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ xin liên hệ hotline để được giải đáp./.

Bài viết nói về: Tranh chấp đất nên khởi kiện ở Tòa án hay nộp đơn ở Ủy ban
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 31, 2020 at 07:00AM
Read More

Read More

Trình tự phiên tòa phúc thẩm giải quyết tranh chấp đất được diễn ra khi đương sự có đơn kháng cáo hoặc Viện kiểm sát có kháng nghị bản án sơ thẩm. Nếu đủ căn cứ và đúng quy định của pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ thụ lý để xét xử nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

Phuc tham an dan su tranh chap dat
Phiên tòa Phúc thẩm xét xử tranh chấp đất đai

Quy định của pháp luật về việc kháng cáo bản án sơ thẩm tranh chấp đất đai.

Khi Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án, nếu không đồng ý với nội dung bản án, đương sự có thể làm đơn kháng cáo yêu cầu xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015

Đơn kháng cáo phải được nộp cho Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm nơi ban hành bản án bị kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Khi xem xét thấy đơn kháng cáo đáp ứng đủ các điều kiện theo Luật định. Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Trình tự xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đất đai.

Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận Thông báo đóng tiền tạm ứng án phí Phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án phúc thẩm theo quy định tại Điều 276 BLTTDS 2015.

Xet xu phuc tham tranh chap dat dai
Bản án của tòa cấp Phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay

Sau khi người kháng cáo nộp biên lai Tạm ứng án phí, Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật và thông báo cho các đương sự có liên quan biết về việc kháng cáo bằng văn bản.

Theo quy định tại Điều 286 BLTTDS 2015, trong thời hạn 2 tháng, Tòa án phải có quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu không có cơ sở để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Trong thời hạn 1 tháng kể từ thời điểm có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải tiến hành xét xử phúc thẩm.

Trình tự phiên tòa xét xử phúc thẩm tranh chấp đất đai

Chuẩn bị khai mạc phiên tòa phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các (Điều 237, 239, 240, 241 và 242 của BLTTDS 2015).

Hỏi về việc kháng cáo:

  • Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo.
  • Tòa án sẽ hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay không, hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không (Điều 298 BLTTDS 2015).

Công nhận sự thỏa thuận của các bên:

  • Theo quy định của Điều 300 BLTTDS 2015 thì tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử công nhận thỏa thuận đó và dựa trên đó đưa ra bản án phúc thẩm, sửa bản án sơ thẩm.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận được với nhau thì phiên tòa được tiến hành theo thủ tục gồm phần tranh tụng giữa nguyên đơn, bị đơn.

Tranh tụng tại phiên tòa: bao gồm trình bày về kháng cáo, hỏi và tranh tụng tại phiên tòa:

  • Trình bày về kháng cáo: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày, người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự nguyên đơn; bị đơn kháng cáo, và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ: thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng quy định tại Điều 287 của Bộ luật này tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm (Điều 303 BLTTDS 2015)
  • Tranh luận: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp, đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
  • Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án. Thủ tục tranh luận được quy định tại (khoản 2 Điều 305 BLTTDS 2015), theo đó:
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
  • Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
  • Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

Nghị án, tuyên án.

Sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX tiến hành thủ tục nghị án. HĐXX phải căn cứ dựa trên chứng cứ, quá trình xét xử tại phiên tòa hoặc áp dụng án lệ, tập quán pháp luật để đưa ra bản án theo đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp vụ án phức tạp, HĐXX có thể nghị án kéo dài nhưng không quá 5 ngày kể từ lúc kết thúc phần tranh luận tại phiên tòa theo quy định tại Điều 264 BLTTDS 2015

Thủ tục tạm ngừng, tạm hoãn phiên tòa.

Tạm ngừng phiên tòa

Theo quy định tại Điều 304 BLTTDS 2015, HĐXX phúc thẩm giải quyết tranh chấp đất được ngừng phiên tòa trong các trường hợp:

  • Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng không thể tiếp tục tiến hành phiên tòa, trừ trường hợp thay thế được người tiến hành tố tụng;
  • Do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt;
  • Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa;
  • Chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại;
  • Các đương sự thống nhất đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để họ tự hòa giải;

Thời gian tạm ngừng phiên tòa phiên tòa không được quá 1 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 259 BLTTDS 2015.

Thoi han bao lau mo lai phien toa
Trường hợp tạm hoãn phiên tòa phúc thẩm theo quy định

Hoãn phiên tòa.

Theo quy định tại Điều 296 BLTTDS 2015,HĐXX phúc thẩm có thể hoãn phiên tòa phúc thẩm trong các trường hợp sau:

  • Đại diện Viện Kiểm sát kháng nghị nhưng vắng mặt;
  • Người kháng cáo hoặc người có quyền lợi liên quan đến việc kháng cáo vắng mặt khi tòa triệu tập lần thứ nhất;
  • Hoặc vì trường hợp bất khả kháng mà người kháng cáo không thể có mặt.

Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm không được quá một tháng theo quy định.

Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết tranh chấp đất đai

Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 308 BLTTDS 2015, tùy theo các tình tiết trong vụ án thì hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền như sau:

  • Giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xem xét chứng cứ, các tình tiết của vụ án mà HĐXX phúc thẩm nhận thấy bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng quy định của pháp luật;
  • Sửa bản án sơ thẩm khi HĐXX phúc thẩm nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định; Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
  • Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm trong trường hợp không tuân thủ đúng các quy định mà tòa án cấp Phúc thẩm không thể bổ sung được hoặc HĐXX sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án khi có căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 217 BLTTDS 2015 hoặc nguyên đơn rút đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 299 BLTTDS 2015;
  • Đình chỉ xét xử phúc thẩm khi người kháng cáo được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn không tham gia phiên tòa hoặc các căn cứ để đình chỉ xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 289 BLTTDS 2015;
  • Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có văn bản của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản trả lời Tòa án kết quả xử lý.

Sau khi hoàn thành xong thủ tục xét xử tại phiên tòa, Tòa án tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của pháp luật. Dựa theo những thẩm quyền của Tòa án cấp phúc Thẩm đã phân tích phía trên, Tòa án có thể đưa ra những quyết định phù hợp với chứng cứ, diễn biến phiên tòa.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm tuyên án. Theo quy định tại Điều 315 BLTTDS 2015 Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ

Trên đây là bài viết trình bày quy định của pháp luật liên quan đến phiên tòa Phúc thẩm tranh chấp đất đai. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Trình tự phiên tòa phúc thẩm vụ án giải quyết tranh chấp đất
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 30, 2020 at 01:05PM
Read More

Di chúc đúng với quy định của pháp luật thì mới được công nhận giá trị pháp lý. Nếu di chúc được lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức lẫn nội dung thì di chúc không có hiệu lực. Tài sản mà người chết để lại sẽ không được phân chia theo ý chí của người đó mà được tiến hành phân chia theo pháp luật cho các hàng thừa kế.

Viet di chuc dung quy dinh
Hướng dẫn viết di chúc để lại di sản thừa kế

Di chúc theo quy định của pháp luật.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015.

Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định thì được làm di chúc để lại di sản của mình. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu như cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo quy định tại Điều 626 BLDS 2015.

Quyền của người lập di chúc

Căn cứ quy định tại (Điều 626 BLDS 2015), người lập di chúc có các quyền sau đây:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Các loại di chúc

Di chúc bằng văn bản Điều 628 BLDS 2015

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Đối với từng loại di chúc thì có những quy định khác nhau điều chỉnh. Vì vậy chúng ta cần để ý đến các quy định của pháp luật có liên quan để soạn thảo cũng như thực hiện di chúc một cách đúng với quy định của pháp luật.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định các điều kiện để một bản di chúc hợp pháp, có hiệu lực pháp luật tại Điều 630 bao gồm:

Tranh chap thua ke lien quan den di chuc
Di chúc có hiệu lực pháp luật khi tuân thủ các quy định
  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Khi viết di chúc để lại tài sản, người viết di chúc phải có chứng thư chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản như quyền sử dụng đất, các tài sản khác phải đăng ký quyền tài sản để từ đó có căn cứ xác định người này có quyền đối với tài sản trong di chúc hay không.

Người để lại di chúc có thể lựa chọn những hình thức di chúc như

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng tại Điều 633 BLDS 2015

  • Thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 BLDS 2015

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng tại Điều 634 BLDS 2015

  • Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
  • Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
  • Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 BLDS 2015.

Di chúc bằng văn bản có công cứng chứng thực tại Điều 636 BLDS 2015:

  • Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
  • Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
  • Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
  • Người công chứng, chứng thực di chúc phải đúng theo quy định tại Điều 637 BLDS 2015.

Đối với việc công chứng di chúc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng, Theo quy định tại Điều 56 Luật Công chứng, công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ thông qua giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Di chúc miệng theo quy định tại Điều 629 BLDS 2015:

  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Trên đây là những cơ sở, quy định để một bản di chúc đúng quy định và có hiệu lực pháp luật.

Hiệu lực của di chúc

Theo quy định tại Điều 643 BLDS 2015:

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Người để lại di chúc cũng có thể thêm những quy định khác để di chúc có hiệu lực như quy định về việc phụng dưỡng, di sản để lại cho việc thờ cúng, hương hỏa. Nếu như người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc vi phạm nghĩa vụ phụng dưỡng hay những quy định khác để di chúc có hiệu lực thì bản di chúc đó chưa có hiệu lực và không được chia cho những người thừa kế

Quy trình soạn thảo di chúc đúng quy định của pháp luật

Quy trình soạn thảo bản di chúc rất quan trọng. Việc này quyết định đến giá trị, hiệu lực của bản di chúc nên chúng ta phải thực hiện một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Theo quy định tại Điều 631 BLDS 2015, nội dung của di chúc bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.
  • Ngoài các nội dung theo quy định, di chúc có thể có các nội dung khác.

Đầu tiên khi soạn thảo di chúc, phải xác định chúng ta người để lại di chúc có tự mình viết được di chúc hay nhờ người khác viết. Bởi tùy vào từng trường hợp, sẽ có những quy định pháp luật điều chỉnh khác nhau. Những quy định có liên quan về từng trường hợp đã được phân tích phía trên.

Thứ hai, tiến hành soạn thảo di chúc:

  1. Bắt đầu một bản di chúc thì chúng ta phải trình bày đầu tiên đó chính là ngày tháng lập di chúc. Ngày, tháng, năm này được xác định là ngày chúng ta soạn thảo, viết bản di chúc.
  2. Trình bày họ tên, số cmnd, nơi cư trú của người lập di chúc. Đây là nội dung quan trọng xác định chủ thể để lại di chúc là ai để qua đó xác định những vấn đề có liên quan đến tài sản…
  3. Họ, tên, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản. Chúng ta cần nêu rõ địa chỉ, thông tin như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, quan hệ với người để lại di sản… để làm căn cứ xác định người có quyền được hưởng di sản theo di chúc.
  4. Di sản để lại và nơi có di sản thì người lập di chúc phải liệt kê rõ những di sản thuộc tài sản của mình hoặc phần tài sản của mình nằm trong khối tài sản chung với người khác và địa chỉ nơi có đất đai, di sản để tiến hành phân chia lại cho những người thừa kế theo di chúc.
  5. Bên cạnh đó, người lập di chúc cũng có thể thêm các nội dung như người quản lý di sản, phần di sản để lại cho việc thờ cúng cũng như có thể xác định thời điểm nào sau khi người đó chết thì được phép phân chia di sản theo di chúc.
Quy dịnh có hiệu lực của di chúc
Di sản dùng cho việc thờ cúng, hương hỏa được quy định như thế nào?

Di sản để lại cho việc thờ cúng, hương hỏa thì không được chia theo quy định tại Điều 645 BLDS 2015

Sau khi hoàn thành xong nội dung của di chúc trên văn bản. Như đã trình bày ở trên, nếu trường hợp cần người làm chứng thì phải có chữ ký của người làm chứng theo quy định hoặc những trường hợp cần công chứng thì phải tiến hành công chứng, chứng thực để đảm bảo tính b của di chúc.

Trên đây là bài tư vấn về các bước để chuẩn bị giấy tờ, soạn thảo một bản di chúc hợp pháp, đúng quy định. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được tư vấn chi tiết và cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Quy trình soạn thảo di chúc đúng quy định của pháp luật.
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 30, 2020 at 10:00AM
Read More

Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án có thể bị kéo dài vì nhiều lý do khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Có những trường hợp thẩm phán cố tình kéo dài thời gian xử lý vụ án thì chúng ta có thể khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật đó.

Mot vu an duoc giai quyet trong bao lau
Khởi khiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai

Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai

Khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề sau:

  • Đối với tranh chấp đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 155 BLDS 2015. Nên chúng ta không cần quá lo lắng khi tranh chấp đã xảy ra quá lâu và hết thời hiệu khởi kiện.
  • Điều kiện về chủ thể khởi kiện phải đáp ứng theo quy định về quyền khởi kiện, năng lực hành vi Tố Tụng Dân sự.
  • Vụ án chưa được giải quyết bằng một bán án có hiệu lực pháp luật
  • Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
  • Đối với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên chúng ta có thể khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.

Trình tự thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Về trình tự khởi kiện tranh chấp đất đai nói riêng cũng như tranh chấp dân sự nói chung thì phải tuân thủ trình tự được quy định tại BLTTDS 2015:

Nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án

Người khởi kiện làm đơn khởi kiện với nội dung theo quy định tại điều 189 BLTTDS. Trực tiếp nộp hoặc ủy quyền cho người khác nộp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Tòa án xác định đã đầy đủ hồ sơ theo quy định và thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý lý. Tòa thông báo cho người khởi kiện đóng tạm ứng án phí.

Truong hop co tinh keo dai thoi gian giai quyet vu an
Thời gian thực hiện các thủ tục nộp đơn khởi kiện, thụ lý vụ án…

Theo quy định tại Điều 195 BLTTDS, trong thời hạn 7 ngày kể từ lúc nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí, người khởi kiện phải tiến hành đóng tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án Dân sự và nộp lại biên lai cho tòa án. Sau đó tòa án tiến hành thụ lý vụ án theo đúng quy định. Quy trình này diễn ra trong khoảng thời gian khoảng 15 ngày làm việc

Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai

Sau khi vụ án được thụ thụ lý, tòa án tiền hành chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa có thể thực hiện các thủ tục thu thập chứng cứ như:

  • Thẩm định tại chỗ;
  • Định giá tài sản;
  • Đo vẽ lại mảnh đất tranh chấp…

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015: thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp đất đai là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

Trong thời gian chuẩn bị xét xử, Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án để tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án để thực hiện các thủ tục tố tụng khác phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Điều này gây ra hậu quả vụ án kéo dài, một số cá nhân lợi dụng vào đó để trục lợi, tác động vào quá trình giải quyết gây mất sự minh bạch, công bằng.

Đối với những vụ án thông thường, giải quyết đúng theo thời hạn pháp luật quy định mà không bị tạm đình chỉ, Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại Điều 220 BLTTDS. Trong thời hạn 1 tháng sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp đất đai theo quy định.

Tùy vào từng vụ án với mức độ phức tạp khác nhau cũng gây ảnh hưởng tới thời gian giải quyết tranh chấp. Quy định là vậy nhưng trên thực tế có những vụ án kéo dài hàng năm mới giải quyết xong.

Giai đoạn xét xử vụ án sơ thẩm.

Trong giai xét xử, Thẩm phán có thể ra quyết định hoãn phiên tòa vì những lý do như:

Hoan phien toa khi thay doi nguoi tien hanh to tung
Khi vụ án được đem ra xét xử vấn có thể bị hoãn phiên tòa tùy từng trường hợp theo luật định
  • Thay đổi HĐXX, đại diện Viện kiểm sát, người giám định;
  • Vắng mặt đương sự sau khi được triệu tập lần 2;
  • Vắng mặt người làm chứng, người giám định;
  • Vì lý do bất khả kháng

Theo quy định tại Điều 233 BLTTDS 2015, thời gian hoãn phiên tòa không được quá 1 tháng phải tiến hành xét xử lại.

Giai đoạn phúc thẩm

Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày đương sự nhận được bản án. Sau khi xem xét và chấp nhận kháng cáo, tòa án tiến hành chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định tại (Điều 286 BLTTDS) là 2 tháng và có thể bị gia hạn thêm hai tháng.

Như phiên tòa sơ thẩm, tòa án có thể có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Thời hạn thực hiện các thủ tục trên cũng giống như giai đoạn xét xử sơ thẩm.

Khi tiến hành xét xử, tòa án vẫn có thể tiếp tục hoãn phiên tòa vì các lý do quy định tại Điều 296 BLTTDS, thời hạn hoãn xác định như giai đoạn sơ thẩm.

Như vậy, thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai kể từ thời điểm nộp đơn khởi kiện đến thời điểm có bản án sơ thẩm khoảng 6 tháng đối với những vụ án không bị Tòa án Tạm đình chỉ, có nhiều tình tiết phức tạp theo quy định. Còn đối với những vụ án phức tạp, trải qua cả thủ tục phúc thẩm thì thời gian có thể lên tới vài năm là chuyện hết sức bình thường.

Hướng giải quyết khi tòa án kéo dài thời gian xử lý vụ án trái luật.

Trong nhiều trường hợp, những yêu cầu của tòa như sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện, trả lại đơn khởi kiện hay những quyết định khác có liên quan dẫn đến việc vụ án bị kéo dài mà không phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong những trường hợp đó, người khởi kiện có quyền khiếu nại quyết định của Tòa án. Căn cứ quy định tại (Điều 194 BLTTDS 2015), người khởi kiện có quyền khiếu nại lên Chánh án tòa án đang giải quyết vụ án trong thời hạn 10 ngày kể từ lúc nhận được đơn khởi kiện.

Trong trường hợp khiếu nại không được giải quyết thì chúng ta tiến hành khiếu nại lần 2 lên Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp theo quy định.

Bên cạnh đó, với những trường hợp có hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến hoạt động tố tụng từ những người tiến hành tố tụng gây cản trở việc giải quyết tranh chấp thì chúng ta có thể tố cáo hành vi đó.

Trên đây là bài tư vấn liên quan đến thời gian thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn chi tiết. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi./.

Bài viết nói về: Thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án thường kéo dài bao lâu ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 30, 2020 at 07:00AM
Read More

Khởi kiện đòi lại đất cho mượn phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Phải xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Tham quyen toa an theo cac cap
Xác định đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho mượn

Tranh chấp đất cho mượn nay đòi lại

Trên thực tế có nhiều trường hợp người được cho mượn đất đai để sử dụng lại tiến hành thủ tục xin cấp sổ đỏ đối với mảnh đất đó. Khi người chủ cho mượn đòi lại thì phát sinh tranh chấp.

Để giải quyết tranh chấp như trên, chúng ta cần khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Đây là tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất nên phải thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện theo quy định của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

Khi tiến hành cấp sổ đỏ đối với những mảnh đất không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét dựa trên 3 yếu tố:

  • Nguồn gốc đất;
  • Quá trình sử dụng đất;
  • Hiện trạng đất.

Qua đó để lấy căn cứ cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định. Vì vậy đối với những tranh chấp đất cho mượn mà người mượn được cấp sổ đỏ sau đó thực hiện các giao dịch đặt cọc, chuyển nhượng, sang tên thì giải quyết rất phức tạp và khó khăn.

Khởi kiện đòi lại đất cho mượn đã được cấp sổ đỏ ở đâu?

Khi muốn khởi kiện tranh chấp đất cho mượn, chúng ta phải xác định thẩm quyền của tòa án để biết được việc khởi kiện được tiến hành ở đâu mới đúng quy định.

Quyen su dung dat cua chu so huu bi xam pham
Đất cho mượn muốn lấy lại mà không được nên phát sinh tranh chấp

Việc xác định tòa án cấp Huyện hay tòa án cấp Tỉnh là đơn vị có thẩm quyền giải quyết là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi vì nếu như xác định sai thẩm quyền tòa án giải quyết việc khởi kiện đòi quyền sử dụng đất sẽ không được thụ lý và trả lại.

Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp Huyện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015

Tòa án Nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  • Tranh chấp về dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về lao động

Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ.

Bên cạnh việc xác định thẩm quyền giải quyết theo cấp, chúng ta cũng cần xác định thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ ví dụ như đã xác định được tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Huyện nhưng Huyện nào có thẩm quyền thụ lý? Huyện nơi bị đơn cư trú hay nơi nào khác?

Căn cứ quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015

  • Đối với những tranh chấp dân sự, thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ được xác định là nơi cư trú, nơi làm việc đối với cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn nếu trường hợp là tổ chức.
  • Các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc yêu cầu tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết tranh chấp.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì tòa án nơi có bất động sản đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đòi lại đất đã cho mượn

Đối với trường hợp khởi kiện đòi lại đất cho mượn mà đất này đã được cấp sổ đỏ thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án giải quyết hai yêu cầu:

  • Đòi lại đất đã cho mượn;
  • Yêu cầu hủy sổ đỏ đối với sổ đã cấp trái quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 32 LTTHC 2015, đối với thẩm quyền cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền của UBND cấp Huyện nên khi khởi kiện quyết định hành chính cấp sổ đỏ sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tình.

Khoi kien huy so do sai phap luat
Cách giải quyết khi đất cho mượn đã được cấp sổ đỏ

Căn cứ Điều 34 BLTTDS, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Tuy nhiên theo công văn 64/TANDTC-PC ngày 03/04/2019 hướng dẫn việc khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tòa án không phải đưa cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ vào tiến hành tố tụng. Sau khi bản án có hiệu lực thì Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tiến hành cấp lại sổ đỏ, điều chỉnh biến động cho phù hợp với Bản án của Tòa án.

Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện như đã phân tích phía trên. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015, những tranh chấp liên quan đến bất động sản thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có đất đang tranh chấp.

Như vậy, khi có tranh chấp muốn đòi lại đất cho mượn đã được cấp sổ đỏ thì người có yêu cầu khởi kiện tiến hành khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có đất đang tranh chấp.

Trình tự thủ tục đòi lại đất cho mượn đã được cấp sổ

Sau khi đã xác định được tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, chúng ta tiến hành thực hiện các trình tự thủ tục khởi kiện:

  1. Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
  2. Tòa án thụ lý vụ án
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm (Nếu có kháng cáo kháng nghị)

Trên đây là bài viết tư vấn về nội dung khởi kiện ở đâu khi muốn đòi lại đất cho mượn. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn.

Bài viết nói về: Khởi kiện ở đâu để đòi lại đất cho mượn đã cấp sổ đỏ ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



March 29, 2020 at 01:00PM
Read More

Công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ an hình sự rất nhiều. Luật sư có thể tham gia các buổi hỏi cung, thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ trước cáo buộc phạm tội.

Phien toa hinh su xet xu bi cao
Vai tro của Luật sư rất quan trọng đối với bị cáo trong vụ án hình sự

Vai trò của Luật sư trong vụ án hình sự

Trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật sư đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần tìm ra sự thật khách quan của vụ án; tránh oan, sai; công lý được thực thi đúng pháp luật; quyền con người được bảo đảm.

Vai trò của luật sư được thể hiện trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng ở giai đoạn xét xử, vai trò của luật sư được thể hiện rõ nét và toàn diện nhất.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành với nhiều quy định tiến bộ, khẳng định rõ và nâng cao vị thế, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, nhất là vai trò tranh tụng và quyền bình đẳng với những người tham gia tranh tụng tại phiên tòa, chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo…

Theo quy định của BLTTHS 2015, Luật sư được có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.

Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, được gặp bị can, bị cáo, thu thập và xuất trình tài liệu, đồ vật, nghiên cứu hồ sơ vụ án….

Như vậy hiện nay vai trò của Luật sư ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội

Thủ tục nhờ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Thời điểm mà người bị buộc tội có thể nhờ luật sư bào chữa là từ khi khởi tố bị can:

Bao chua cho bi cao
Luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký theo quy định
  • Người bị buộc tội làm đơn yêu cầu người bào chữa nêu rõ người bào chữa hoặc nhờ người thân thuê luật sư bào chữa.
  • Nếu như không có đơn yêu cầu bào chữa thì trong lần đầu tiên lấy lời khai người bị bắt, người bị tạm giữ, lần đầu tiên hỏi cung bị can, nếu có nhu cầu mời luật sư bào chữa, Điều tra viên hoặc Cán bộ điều sẽ hướng dẫn họ viết đơn nhờ người bào chữa.
  • Trong thời hạn theo luật định từ 12-24 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu luật sư bào chữa, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ.
  • Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân của họ để nhờ luật sư bào chữa.
  • Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của những người nêu trên có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến.

Thủ tục nhờ luật sư bào chữa vụ án hình sự theo Điều 78 BLTTHS 2015

Khi tiến hành đăng ký bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự Luật sư phải xuất trình các giấy tờ sau:

  • Thẻ luật sư (bản sao có chứng thực);
  • Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can, hoặc của người thân người bị tạm giữ, bị can hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can;
  • Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư (đối với trường hợp hành nghề với tư cách cá nhân);
  • Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
  • Việc đăng ký cấp giấy chứng nhận bào chữa nêu trên được thực hiện như sau:
  • Trong trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì luật sư nộp các giấy tờ nêu trên cho Điều tra viên đang trực tiếp điều tra vụ án.
  • Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn truy tố, luật sư nộp giấy tờ cho kiểm sát viên đang giải quyết vụ án.
  • Trong trường hợp vụ án trong giai đoạn xét xử, luật sư nộp giấy tờ cho thẩm phán đang trực tiếp xét xử vụ án tại phiên tòa.

Trong thời hạn 03 ngày hoặc trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ. Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì phải có văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

Công việc Luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự

Trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự

Theo quy định của tại Điều 73 BLTTHS 2015, Luật sư được tham gia:

  • Gặp, hỏi người bị buộc tội;
  • Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can.
  • Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;
  • Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
  • Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Xet xu vu an hinh su theo quy dinh
Luật sư là chỗ dựa của bị cáo trước những cáo buộc của Viện kiểm sát

Trong phạm vi quyền của mình, Luật sư tham gia hỏi cung cùng cơ quan điều tra sẽ bảo vệ quyền lợi của bị cáo tránh bị mớm cung, ép cung…Luật sư có thể tự mình thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, có thể khiếu nại những quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc những vi phạm trong hoạt động tố tụng ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án một cách khách quan.

Như vậy, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Luật sư có vai trò thu thập chứng cứ để gỡ tội cũng như làm sáng tỏ nội dung vụ án. Bên cạnh đó, việc có mặt của Luật sư trong giai đoạn điều tra giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Đảm bảo quyền con người được hiến pháp quy định, tranh trường hợp bị ép cung, nhục hình hoặc vì thiếu hiểu biết pháp luật mà bị oan sai.

Trong giai đoạn xét xử

Khi nhận bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự, Luật sư có vai trò quan trọng trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự.

Theo quy định tại điểm m,n,o khoản 1 Điều 73 BLTTHS 2015 thì Luật sư được:

  • Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

Luật sư được sao chụp hồ sơ, thu thập chứng cứ sau đó dùng làm căn cứ để xây dựng bài bào chữa để bảo vệ cho bị cáo. Bên cạnh đó, theo quy định hiện hành, quyền tranh luận của Người bào chữa không còn bị giới hạn như quy định của Luật cũ. Luật sư được trình bày ý kiến liên quan đến vụ án, kết hợp với đưa ra chứng cứ gỡ tội, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp lại quan điểm buộc tội của kiểm sát viên qua đó bảo vệ bị cáo trước những căn cứ buộc tội của cơ quan công tố.

Mọi ý kiến của Luật sư đều được Hội đồng xét xử lắng nghe và ghi nhận để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 322 BLTTHS 2015.

Khi có bản án của Tòa, Luật sư có thể kháng cáo bản án cho bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc người có khiếm khuyết về thể chất và tư vấn cho bị cáo thực hiện việc kháng cáo để thực hiện quyền của mình được pháp luật cho phép và công nhận.

Trong TTHS, Luật sư là một chỗ dựa, bảo vệ thực sự cho bị cáo. Luật sư có vai trò quan trọng  trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, = thực hiện thiên chức của mình bảo vệ thân chủ trước Pháp luật.

Qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm những công việc mà Luật sư phải làm. Mọi nhu cầu cần Luật sư hỗ trợ xin liên hệ hotline. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết./.

Bài viết nói về: Các công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền



March 29, 2020 at 10:00AM
Read More

My maps