Tranh chấp thừa kế vị thường hiếm thấy bởi lẽ hiện nay tồn tại hai dạng thừa kế rất phổ biến, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật dân sự. Mọi người thường biết đến hai dạng thừa kế này hơn và dường như cảm thấy lạ lẫm với khái niệm “thừa kế thế vị”. Vậy thừa kế thế vị là gì và làm sao để giải quyết tranh chấp thừa kế thế vị? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ và hướng dẫn vấn đề này.
1. Thừa kế vị là gì?
- Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự (BLDS 2015), thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại đất đai, tài sản, di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sảnthì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
- Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
2. Điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị
1. Về đối tượng
- Những người THỪA KẾ thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
- Người thừa kế thế vị phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. (Điều 613 BLDS 2015)
2. Về thời điểm phát sinh
Phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).
3. Đảm bảo về quyền được nhận thừa kế
- Cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết khi còn sống, nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị.
- Và bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.
4. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh dựa trên thừa thế theo pháp luật
- Thừa kế theo pháp luật là một sự dự liệu trong trường hợp không có di chúc.
- Người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, di sản sẽ được chia cho từng hàng thừa kế, khi người thừa kế ở hàng này không còn thì xét đến hàng thừa kế tiếp theo.
- Thừa kế thế vị chỉ phát sinh đối với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
3. Các tình huống thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật
Các trường hợp thừa kế thế vị phổ biến hiện nay bao gồm:
1. Cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà
- Nếu giữa các đời đều có quan hệ huyết thống (A sinh ra B và B sinh ra C) thì đương nhiên cháu sẽ được thế vị trong mọi trường hợp nếu có đủ các điều kiện trên.
- Nếu quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng (A nhận nuôi B và B nhận nuôi C) thì đương nhiên thế vị không được đặt ra trong mọi trường hợp.
- Nếu có sự đan xen cả huyết thống lẫn nuôi dưỡng giữa các đời thì cần xác định theo các trường hợp sau: (1) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là huyết thống (A nhận nuôi B và B sinh ra C) thì được thừa kế thế vị. Trường hợp này cũng được áp dụng đối với con riêng của vợ, của chồng, nếu con riêng với mẹ kế, bố dượng được thừa nhận là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con; (2) Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất với đời thứ hai là huyết thống nhưng quan hệ giữa đời thứ hai với đời thứ ba lại là nuôi dưỡng (A sinh ra B và B nhận nuôi C) thì không đương nhiên được thừa kế thế vị, chỉ được thế vị nếu được người để lại di sản coi như cháu ruột.
2. Chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ
- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản là cụ. Cha, mẹ cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.
- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản. Cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết trước người để lại di sản. Cha, mẹ chết sau ông, bà nhưng chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
- Nếu ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại không được hưởng di sản của cụ (người để lại di sản), nếu cha mẹ chết trước cụ thì chắt cũng được thế vị cha mẹ để hưởng thừa kế đối với di sản của cụ.
4. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế thế vị
- Đơn khởi kiện gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến Tòa án phải đảm bảo các điều kiện về nội dung và hình thức được quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.
- Căn cứ khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, TAND cấp huyện có THẨM QUYỀN giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; tiến hành thụ lý vụ án.
- Thẩm phán thông qua các tài liệu chứng cứ các bên giao nộp hoặc tự mình thu thập để nghiên cứu, đưa ra bản án sơ thẩm.
- Nếu các bên không đồng ý với bản án sơ thẩm có thể kháng cáo để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về tranh chấp đối với thừa kế vị . Công ty Luật Long Phan PMT tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Tranh chấp thừa kế thế vị giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
January 24, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét