Tranh chấp nợ chung của vợ và chồng khi ly hôn là một trong tranh chấp được giải quyết trong vụ án ly hôn liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Nếu không giải quyết được tranh chấp thì ảnh hưởng quyền lợi của các bên. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn giải quyết khi phát sinh tranh chấp này.
1. Thế nào là nợ chung của vợ chồng?
- Hiện nay, đa số các cặp vợ chồng không thỏa thuận về chế độ tài sản trước khi kết hôn. Khi đó, sau khi kết hôn “TÀI SẢN” giữa vợ chồng sẽ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
- Tài sản tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.
- Nợ chung là khoản nợ mà cả hai vợ chồng cùng tạo ra hoặc trường hợp vợ/chồng tạo ra nhưng cả hai có nghĩa vụ phải cùng trả.
Những trường hợp những khoản NỢ cả hai phải cùng trả bao gồm:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
2. Tranh chấp nợ chung khi ly hôn là tranh chấp gì?
- Đối với các khoản “nợ chung” của vợ chồng, thì vợ chồng có nghĩa vụ cùng nhau thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 30, giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật này và các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.
- Liên đới trả nợ nếu khoản vay nợ là nợ chung của hai vợ chồng hoặc khoản nợ do vợ hoặc chồng vay nhưng thuộc các khoản mà pháp luật quy định vợ chồng phải trả chung.
- Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 28 và điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền tranh chấp nợ chung khi ly hôn của vợ chồng.
Xem thêm về cách xác định thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự.
Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
- Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
- Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
- Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc tranh chấp nợ chung khi ly hôn và cách hướng dẫn giải quyết . Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Tranh chấp nợ chung khi ly hôn được giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm
January 23, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét