Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế nhờ trông coi

No Comments

Các vụ Tranh chấp đất thừa kế do nhờ trông coi hiện này xảy ra rất nhiều, đặc biệt liên quan đến đất đai. Việc hiểu rõ quy định về quyền thừa kế đất đai do người chết để lại di sản sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị xâm phạm. Tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

 tranh chap dat thua ke
Tranh chấp di sản thừa kế do nhờ người trông coi

1. Xác định người quản lý di sản

Theo quy định tại Điều 616 BLDS 2015, người quản lý di sản được xác định như sau:

  • Người quản lý di sản là người được chỉ định trong “di chúc“hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
  • Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
  • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
  • Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Xac dinh nguoi trong coi di san thua ke
Xác định người quản lý di sản thừa kế

2. Quyền sở hữu di sản của người quản lý di sản

Theo Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, kể từ thời điểm “mở thừa kế“, thời hiệu để người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.

Do đó, đối với di sản thừa kế đang tranh chấp là đất đai thì trong thời hạn 30 năm, người thừa kế phải có yêu cầu chia di sản thừa kế. Nếu không, khi hết thời hạn trên thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý đất đai đó.

Trong trường hợp không có người thừa kế quản lý di sản thì giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của BLDS 2015;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 623 Bộ luật này.
quyen cua nguoi quan ly di san thua ke
Người quản lý di sản thừa kế có các quyền theo luật định

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Tranh chấp thừa kế là đất đai với người trông coi không chỉ đơn thuần là tranh chấp về thừa kế, mà nó có thể là tranh chấp liên quan đến thừa kế. Cụ thể như sau:

  • Đây sẽ là tranh chấp về thừa kế nếu tranh chấp này nhằm mục đích xác định quyền thừa kế giữa những người thừa kế.
  • Nếu không thuộc trường hợp trên, thì xác định đây là tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế. Tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế có thể là tranh chấp phát sinh giữa những người thừa kế với người trông coi di sản khi người này đã không bảo quản tài sản dẫn đến gây thiệt hại về tài sản,…
khoi kien tai Toa an yeu cau giai quyet tranh chap di san thua ke
Yêu cầu giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế

Cần lưu ý, vì tài sản tranh chấp có liên quan đến đất đai, nên cần xác định tranh chấp này có bắt buộc phải thực hiện hòa giải hay không. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP thì có thể phát sinh 02 trường hợp:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015).
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch mua bán quyền sử dụng đất, tranh chấp đất thừa kế giữa anh em ruột, anh chị em với nhau, … thì thủ tục HÒA GIẢI tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Do đó, nếu là tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất, thì phải bắt buộc thực hiện hòa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện.

Tranh chấp về thừa kế hoặc tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế là những tranh chấp liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, có thể trực tiếp khởi kiện ra tòa mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.

Xem thêm về cách xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc của Tòa án.

4. Trình tự, thủ tục giải quyết tại Tòa

trinh tu thuc hien giai quyet tranh chap ve di san cho nguoi quan ly di san
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án
  1. Người khởi kiện tiến hành nộp đơn khởi kiện kèm theo CÁC TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết thông qua phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi theo đường dịch vụ bưu chính.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. 
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  4. Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  5. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định. 
  6. Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Công ty Luật Long Phan PMT tư vấn và tham gia giải quyết đối với tranh chấp này. Trong trường hợp cần hỗ trợ, xin hãy liên hệ qua Hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất thừa kế nhờ trông coi
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 22, 2020 at 07:04AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps