Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào?

No Comments

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản xảy ra trong nhiều trường hợp khi phát sinh sự kiện bảo kiện hao mòn, sự cố rủi ro về cháy nổ có tổn thất và bồi thường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự giàu lên nhanh chóng của một bộ phận xã hội đi cùng với sự gia tăng các tài sản có giá trị lớn. Chủ đề Bảo hiểm không chỉ dừng lại ở việc bảo hiểm về tính mạng, sức khỏe mà còn có rất nhiều tiềm năng trong bảo hiểm về tài sản. Vậy, cơ chế nào là hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp về HĐBH. Xem thêm thông tin bên dưới nhé.

Tranh chap hop dong bao hiem tai san
Đối tượng và chủ thể của (HĐBH) tài sản

1. Pháp luật quy định (HĐBH) tài sản như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm văn bản hợp nhất số 12/VBHN-VPQH năm 2013 (sau đây gọi là Luật Kinh doanh bảo hiểm), thì (HĐBH) là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Đối tượng của (HĐBH) tài sản là bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

2. Căn cứ và hình thức bồi thường

1. Căn cứ bồi thường theo quy định tại Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm là:

  • Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong (HĐBH) .
  • Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
  • Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong (HĐBH) .
  • Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nhung quy dinh chung ve co che boi thuong va giai quyet tranh chap giua cac ben
Căn cứ xem xét thực hiện việc bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra

2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:

  • Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
  • Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
  • Trả tiền bồi thường.

3. Những loại tranh chấp (HĐBH) thường gặp

Tranh chấp (HĐBH) tài sản là là những bất đồng giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với người mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo (HĐBH).

Trên thực tế các trường hợp xảy ra tranh chấp về (HĐBH) tài sản phổ biến là:

  • Tranh chấp về sự kiện bảo hiểm, một bên cho là có sự kiện bảo hiểm và bên kia không đồng ý
  • Bên mua bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm trong quá trình sử dụng
  • Tranh chấp về kết quả giám định thiệt hại đối với đối tượng được bảo hiểm
  • Tranh chấp về giá trị bồi thường bảo hiểm
  • Tranh chấp về nguyên nhân dẫn đến sự kiện bảo hiểm…

4. Giải quyết tranh chấp (HĐBH)

Cach thuc giai quyet tranh chap tot nhat va thuan loi nhat cho cac ben khi co tranh chap
Các cách thức giải quyết tranh chấp (HĐBH) nhanh chóng và hiệu quả

Tranh chấp (HĐBH) cũng như tranh chấp các loại hợp đồng khác, điều mà các bên hướng tới là nhanh chóng giải quyết tranh chấp và đạt được kết quả tốt nhất mà các bên mong muốn, đồng thời là việc thực hiện nghĩa vụ sau khi có kết quả giải quyết tranh chấp.

  • Thương lượng là biện pháp tốt nhất đáp ứng những vấn đề đó, tuy nhiên khi đã có tranh chấp xảy ra thì việc các bên có thể ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung là điều vô cùng khó khăn.
  • Nghị định 22/2017/NĐ-CP ra đời quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp bằng “Hòa giải” thương mại cho phép các bên lựa chọn hòa giải vì trong trường hợp này ít nhất sẽ luôn có một bên là doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động thương mại.
  • Tuy nhiên hiện nay có hai phương thức mà các bên thường lựa chọn để giải quyêt tranh chấp là giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Thông qua Trọng tài thương mại:

Trong trường hợp này các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài vì ít nhất trong quan hệ (HĐBH) luôn có sự tham gia của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là bên có hoạt động thương mại.

Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận về trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Theo quy định tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

Giải quyết các tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có ưu điểm như:

  • Thủ tục nộp Đơn khởi kiện đơn giản, thuận tiện;
  • Quyết định của trọng tài là chung thẩm có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên, các bên không thể kháng cáo, sẽ giúp giảm chi phí về thời gian và tiền bạc của các bên trong quá trình tham gia giải quyết vụ án;
  • Tố tụng trọng tài thường ít cứng nhắc hơn tố tụng Tòa án, giúp các bên chủ động và thuận lợi hơn trong quá trình tham gia tố tụng.

Thông qua Tòa án:

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) thì các bên trong tranh chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Có hai trường hợp có thể xảy ra trong trường hợp này, được xác định như sau:

  • Tranh chấp được xác định là vụ án dân sự thông thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015 nếu (HĐBH) tài sản được xác lập giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với cá nhân, tổ chức không có đăng ký kinh doanh, và bên mua bảo hiểm không có mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
  • Tranh chấp được xác định là vụ án kinh doanh, thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 nếu (HĐBH) tài sản được xác lập giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Trong cả hai trường hợp trên THẨM QUYỀN giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đều thuộc Tòa án Nhân dân cấp huyện theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.

  • Những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.
  • Ngoài ra, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp huyện mà Tòa án Nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án Nhân dân cấp huyện.
  • Thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp (HĐBH) là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Ưu điểm của giải quyết tranh chấp tại Tòa án là thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài. Phán quyết của Tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng quyền lực Nhà nước. Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tài sản. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT để được tư vấn miễn phí theo tin bên dưới

Bài viết nói về: Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản giải quyết như thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 20, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps