Không có Giấy phép kinh doanh phạt bao nhiêu tiền?

No Comments

Kinh doanh không Giấy phép là hiện tượng không hiếm hiện nay. Việc đăng ký Giấy phép kinh doanh giúp Nhà nước kiểm soát và quản lý tình hình kinh doanh trong nước. Về nguyên tắc, các chủ thể kinh doanh phải tiến hành đăng ký Giấy phép kinh doanh để hoạt động, trừ trường hợp pháp luật quy định không cần đăng ký. Trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc đăng ký nhưng không đăng ký Giấy phép thì bị phạt bao nhiêu? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Kinh doanh khong co giay phep theo quy dinh phap luat
Đăng ký kinh doanh theo đúng quy định là điều vô cùng cần thiết

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

  • Giấy phép kinh doanh là loại giấy thể hiện sự chấp thuận về mặt pháp lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.
  • Theo Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong nước được quyền tự do kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trong trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, chủ thể kinh doanh chỉ được tiến hành việc kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
  • Riêng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài những quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế kinh doanh được quy định tại danh mục điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh không?

Cac truong hop kinh doanh phai tien hanh dang ky va duoc cap giay phep
Những chủ thể phải có Giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 7 Luật Thương mại 2005 thì nghĩa vụ đăng ký kinh doanh của thương nhân được quy định cụ thể như sau:

  • Thương nhân có “nghĩa vụ” đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật.

Trong đó, thương nhân bao gồm:

  1. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp;
  2. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
  • Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
  • Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
  • Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia.
  • Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.

3. Xử lý khi không thực hiện nghĩa vụ đăng ký kinh doanh

Vi pham quy dinh ve dang ky kinh doanh co the bi truy cuu trach nhiem hinh su
Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm về đăng ký kinh doanh

Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh BỊ PHẠT như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định được liệt kê trêntrong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Không những thế người vi phạm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc thi hành Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:

  • Đối với hành vi kinh doanh trái phép quy định tại Điều 159 của Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý.
  • Có nghĩa là, hành vi kinh doanh trái phép xảy ra trước ngày 01/07/2016 đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sau thời điểm Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực nhưng vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì vẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý.

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có gì thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn tư vấn trực tiếp, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn./.

Bài viết nói về: Không có Giấy phép kinh doanh phạt bao nhiêu tiền?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 17, 2020 at 07:01AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps