Tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất là một loại tranh chấp tuy không phổ biến nhưng lại vô cùng phức tạp. Bởi trong thừa kế tiền bồi thường đất, người thừa kế đối với di sản là tiền bồi thường đất hoặc di sản là đất đai nhưng bị thu hồi sau khi người để lại di sản chết sẽ phát sinh các vấn đề khác về thủ tục hành chính. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ đưa ra phương thức giải quyết tranh chấp trên.
1. Trường hợp thu hồi đất được bồi thường
Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013 có định nghĩa bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp thu hồi đất được bồi thường bao gồm:
- Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
- Phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Giá trị bồi thường khi thu hồi đất được căn cứ vào từng khu vực, địa phương để bồi thường. Như vậy, tiền bồi thường khi thu hồi đất là khoản tiền mà Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng, chi phí đầu tư trên đất cũng như các chi phí khác.
2. Tiền bồi thường khi thu hồi đất có là di sản không?
- Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì “Di sản là tài sản của người chết để lại, bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác“.
- Như vậy, để một tài sản được xem là di sản thì di sản đó phải là tài sản của người đã chết để lại.
- Tiền bồi thường khi thu hồi đất là khoản tiền được trả lại cho chủ sở hữu khi đất bị thu hồi nên là tài sản. Do đó, nếu tiền này thuộc sở hữu của người chết thì tiền bồi thường là di sản.
3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là tiền bồi thường quyền sử dụng đất
- Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.
- Căn cứ vào thời điểm thu hồi đất mà di sản được xác định là đất hay là tiền bồi thường đất. Thông thường các tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất thường phát sinh khi người để lại di sản chết trước thời điểm thu hồi đất.
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là tiền bồi thường đất được thực hiện như sau:
- Khi người để lại di sản chết, các đồng thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế có công chứng của công chứng viên.
- Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận thì tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã nơi có đất;
- Đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên Môi trường cấp quận, huyện, thị xã nơi có đất.
4. Giải quyết tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất
Thông thường, khi phát sinh TRANH CHẤP TIỀN BỒI THƯỜNG đất, các bên cần ưu tiên thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Nếu không thể tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Đối với tranh chấp thừa kế tiền bồi thường là tranh chấp dân sự theo Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.
Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
- Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
- Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
- Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 07 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ Thẩm phán thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện.
- Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được giải đáp. Xin cảm ơn!
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất giải quyết như thế nào
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
January 21, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét