Khai thuế tiết kiệm nhất luôn là điều mà các doanh nghiệp hướng đến. Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao và phát triển bền vững thì việc tối ưu hóa chi phí luôn là quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp tư nhân. Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách khai thuế tiết kiệm nhất mà không trốn thuế qua bài viết sau.
1. Lệ phí môn bài
Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai, nộp LỆ PHÍ MÔN BÀI cho Chi cục Thuế quản lý trực tiếp:
- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
- Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.
Theo đó, mức thu lệ phí môn bài được quy định tại Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
Lưu ý:
- Mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp tư nhân căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh.
- Vì không có sự phân tách giữa tài sản trong kinh doanh, và tài sản cá nhân, trong doanh nghiệp nên việc góp vốn kinh doanh của DNTN rất đơn giản, linh hoạt. Chủ DNTN chứng minh việc tăng giảm vốn kinh doanh của mình chỉ là việc ghi tăng vốn trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
- Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
- Khi doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh thì gửi Thông báo đến cơ quan thuế và không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
2. Thuế giá trị gia tăng
Theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì “thuế giá trị gia tăng” là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Theo quy định tại Điều 9 phương pháp tính thuế bao gồm:
- Phương pháp tính thuế trực tiếp;
- Phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý.
Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Hàng quý, chậm nhất là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải thực hiện tạm “nộp thuế thu nhập doanh nghiệp” của quý đó, chứ không phải NỘP TỜ KHAI THUẾ.
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
- Thuế suất 20%;
- Thuế suất từ 32% đến 50%;
- Thuế suất 40%;
- Thuế suất 50%;
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính (đối với các doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán khác năm dương lịch), doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai QUYẾT TOÁN thuế thu nhập doanh nghiệp đến Chi cục Thuế quản lý trực tiếp.
Theo Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC), các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
4. Thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân cho người lao động có trách nhiệm thực hiện khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý hoặc theo từng lần phát sinh thay cho người lao động đó.
- Trách nhiệm khai, nộp thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.
- Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
- Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân hàng tháng hoặc quý.
Lưu ý:
- Nếu trong tháng (đối với khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với khai theo quý) không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải kê khai tháng hoặc quý đó.
- Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (năm tính thuế), doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân dù phát sinh hay không phát sinh khấu trừ thuế trong năm và quyết thay cho các cá nhân có ủy quyền.
- Trường hợp doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực, ngành nghề, hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh mà doanh nghiệp phải nộp thêm các loại thuế khác nhau như: Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế tài nguyên; Thuế sử dụng đất; Thuế xuất khẩu; Thuế nhập khẩu; Phí, lệ phí khác,…
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Mọi trường hợp thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết nói về: Khai thuế tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp tư nhân
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển
January 28, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét