Tranh chấp ngôi thừa kế theo di chúc là gì?

No Comments

Lập di chúc định đoạt tài sản của mình trước khi chết là một quyền thừa kế cơ bản của cá nhân được ghi nhận tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, di chúc không đương nhiên có hiệu lực mà phải đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định và có khả năng thực hiện trên thực tế. Khi di chúc không có hiệu lực dẫn đến “tranh chấp” ngôi thừa kế thì sẽ giải quyết như thế nào xin mời quý bạn đọc cùng giải đáp câu hỏi trên

dieu kien phat sinh tranh chap ve ngoi thua ke theo quy dinh cua phap luat
Căn cứ phát sinh tranh chấp về ngôi thừa kế

1. Quy định chung về thừa kế

Hiện nay, thừa kế di sản được chia làm 02 loại:

  • Thừa kế theo pháp luật
  • Thừa kế theo di chúc.

Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào, di chúc được để lại cũng đương nhiên phát sinh hiệu lực. Có 02 nguyên nhân chính dẫn đến việc không thực hiện đúng nội dung được ghi nhận trong di chúc, :

  • Di chúc không đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định để phát sinh hiệu lực
  • Di chúc không có điều kiện để thực hiện trên thực tế.

Khác với thừa kế theo pháp luật, đối với di chúc thì người thừa kế và phần thừa kế được người để lại di sản định đoạt ngay trong di chúc. Trừ trường hợp người để lại di chúc có “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc“(Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015). Do đó, khi di chúc không được thực hiện thì không phải trong mọi trường hợp đều áp dụng thừa kế theo pháp luật mà đặt ra vấn đề về ngôi thừa kế.

2. Trường hợp di chúc không phát sinh hiệu lực

Can cu phat sinh hieu luc cua di chuc
Điều kiện để di chúc có hiệu lực theo quy định của pháp luật

Khi di chúc không đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định về nội dung, hình thức thì sẽ không phát sinh hiệu lực. Khi đó, việc phân chia di sản thừa kế sẽ được tiến hành theo pháp luật. Theo đó, vấn đề về hàng thừa kế sẽ được đặt ra.

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Thứ nhất, về nguyên tắc, thứ tự ưu tiên được nhận thừa kế lần lượt là hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai, sau cùng là hàng thừa kế thứ ba. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu:

  • Không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết;
  • Không có quyền hưởng di sản;
  • Bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Ngoài ra, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Thứ hai, trường hợp người được hưởng di sản theo di chúc đã chết nhưng chưa tiến hành thủ tục khai di sản không để lại di chúc.

  • Thủ tục KHAI NHẬN DI SẢN là một thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản thừa kế chết.
  • Là cơ sở để sau đó tiến hành xác lập quyền sở hữu đối với di sản (đặc biệt là các di sản mà pháp luật quy định bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu).
  • Do đó, chưa tiến hành thủ tục khai di sản không có nghĩa là người thừa kế không có quyền thừa kế đối với di sản.

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Người thừa kế phải có một trong các điều kiện:

  1. Là cá nhân phải là người còn sống thời điểm mở thừa kế
  2. Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy,

  • Thời điểm để xét một người có quyền thừa kế hay không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) chứ không phải là thời điểm tiến hành thủ tục khai di sản.
  • Vì thế, một người được hưởng di sản theo di chúc đã chết sau khi di chúc có hiệu lực nhưng chưa tiến hành thủ tục khai di sản vẫn là người thừa kế và về nguyên tắc họ được hưởng phần di sản mà họ đáng ra được nhận khi còn sống.
  • Vì họ không để lại di chúc, nên phần tài sản họ được nhận sẽ trở thành di sản thừa kế và di sản này được chia thừa kế theo pháp luật. Khi đó, hàng thừa kế thứ nhất của người này sẽ được thừa kế và phần thừa kế bằng nhau.

3. Trường hợp người được hưởng di sản theo di chúc đã chết trước thời điểm di chúc có hiệu lực

khong thuc hien duoc di chuc khi nguoi nhan di san chet
Các trường hợp nội dung di chúc không thể thực hiện được

Người hưởng di sản theo di chúc đã chết trước hoặc cùng thời điểm người để lại di sản chết nhưng người để lại di chúc không thay đổi nội dung di chúc. Khi đó, những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng trừ trường hợp thừa kế thế vị.

Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
  • Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với chủ thể có quan hệ huyết thống trực hệ: cha, mẹ – con – cháu nhằm bảo vệ lợi ích của người cháu và phân chia di sản một cách hợp lý.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi vấn đề tranh chấp ngôi thừa kế theo di chúc. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý bạn đọc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Tranh chấp ngôi thừa kế theo di chúc là gì?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 11, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps