Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng

No Comments

Trong quá trình kinh doanh, tùy vào chiến lược trong từng giai đoạn, doanh nghiệp có thể tiến hành xóa bỏ hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Theo đó, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện các thủ tục để thông báo đối với Cơ quan Nhà nước. Giới hạn trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng nội dung cùng những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến “thủ tục đăng ký” bổ sung ngành nghề.

cach tien hanh dang ky nganh nghe kinh doanh theo luat doanh nghiep
Hoạt động kinh doanh hằng ngày của Doanh nghiệp đã đăng ký ngành nghề

1. Những ngành nghề kinh doanh được pháp luật tại đâu ?

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ ngày 20/08/2018) đã hệ thống lại các ngành kinh tế Việt Nam gồm danh mục và nội dung:

  1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp:
  2. Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  3. Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  4. Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  5. Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  6. Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
  7. Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
  8. Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
  9. Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.

2. Những hồ sơ cần thiết để cần chuẩn bị

nhung luu y khi tien hanh bo sung nganh nghe
Tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh cần các loại hồ sơ

Căn cứ Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì những hồ sơ cần thiết để thực hiện thủ tục bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với đầy đủ những nội dung sau:
  • Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
  • Ngành, nghề đăng ký bổ sung theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Quyết định BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của:
  • Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Hoặc Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
kiem tra ho so kinh doanh cong ty
Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty.

3. Trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật

Trình tự, thủ tục thực hiện việc bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

  1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký và đóng dấu các Quyết định, biên bản họp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang hoạt động phải tiến hành thủ tục Thông báo đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  2. Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh;
  3. Người tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh phải nộp toàn bộ hồ sơ đã đề cập ở trên qua mạng điện tử;
  4. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  5. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, chuyên viên sẽ gửi hướng dẫn để người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ đầy đủ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ban hành thông báo và yêu cầu người nộp hồ sơ tiến hành nộp lại hồ sơ bản gốc;
  6. Người nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh, nộp hồ sơ bản gốc và nhận kết quả.
nop ho so tai phong dang ky kinh doanh de bo sung nganh nghe kinh doanh
Trình tự bổ sung ngành nghề kinh doanh theo luật định

4. Kinh doanh ngành nghề nhưng không đăng ký thì bị phạt như thế nào ?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP có quy định các mức phạt như sau:

  • Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Trên đây là toàn bộ bài viết Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng. Trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn miễn phí liên quan đến lĩnh vực Doanh nghiệp, hãy gọi ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh qua mạng
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Võ Thiện Hiển



January 09, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps