Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc

No Comments

Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Đây là hành vi đơn phương nhưng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo thực trạng những năm gần đây các vấn đề tranh chấp liên quan đến thừa kế đang ngày một gia tăng dẫn đến các cuộc tranh giành, kiện tụng triền miên, đặc biệt là các vụ tranh chấp về tài sản theo di chúc. Nhiều trường hợp tình cảm gia đình bị rạn nứt, trật tự xã hội bị ảnh hưởng. Để giải quyết các vấn đề, xin mời Quý độc giả  tham khảo qua bài tư vấn hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc dưới đây.

giai quyet tranh chap lien quan den di chuc theo quy dinh
Giải quyết tranh chấp về di chúc theo BLDS 2015

1. Thế nào là di chúc, di sản?

1.1 Di chúc

Là bằng chứng, chứng cứ thể hiện ý chí, nguyện vọng cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác.

Để được xem là một di chúc hợp pháp, được pháp luật bảo vệ thì di chúc cần đáp ứng các điều kiện:

  • Chủ thể lập di chúc,
  • Nội dung,
  • Hình thức theo các điều kiện quy định của pháp luật.

1.2 Di sản

Là những giá trị vật thể hoặc phi vật thể của người chết để lại cho người còn sống.

Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, di sản được xác định bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Có thể bao gồm các loại sau:

  • Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để di chúc như của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt,…
  • Các quyền tài sản mà người để lại di chúc có được theo các quan hệ hợp đồng, tặng cho hoặc do được bồi thường thiệt hại
  • Các nghĩa vụ tài sản mà người để lại di chúc phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại,… hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
hieu the nao cho dung ve di chuc va di san theo quy dinh hien hanh
Nội dung và hình thức di chúc phải đúng theo quy định của pháp luật

2. Phân chia di sản theo di chúc như thế nào?

Người lập di chúc có các quyền được quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để đi tặng, thờ cúng
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Sau khi người để lại di chúc chết, nếu đáp ứng các điều kiện một di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật thì di chúc có hiệu lực. Tài sản của người để lại di chúc sẽ được phân chia cho những người thừa kế được nêu trong di chúc.

Điều 644 BLDS 2015 quy định về “người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc“:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trong đó, phần di sản được hưởng bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật

Như vậy đối với những đối tượng liệt kê trên cho dù không có tên trong di chúc, nhưng vì mối quan hệ huyết thống, quan hệ vợ chồng gắn bó với người để lại di chúc mà pháp luật quy định họ được hưởng di sản thừa kế nếu đáp ứng:

  • Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (2/3 một suất theo quy định của pháp luật được xác định bằng giá định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật)
  • Không thuộc các trường hợp từ chối nhận di sản (Điều 620 BLDS 2015
  • Không thuộc các trường hợp không có quyền nhận di sản (Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015).

3. Những tranh chấp về di chúc thường gặp

tham quyen giai quyet va trinh tu giai quyet vu an dan su ve thua ke theo di chuc
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về di chúc

Trên thực tế, các vụ án tranh chấp thừa kế chủ yếu là các loại TRANH CHẤP sau:

  • Tranh chấp về di sản thừa kế
  • Tranh chấp về cách hiểu nội dung di chúc
  • Tranh chấp về hiệu lực của di chúc
  • Tranh chấp về việc xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ của người để lại di sản
  • Tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế

Khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trong quá trình hưởng thừa kế, nguyên đơn có thể khởi kiện ra Tòa để được giải quyết:

  • Tranh chấp thừa kế liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản
  • Tranh chấp thừa kế không liên quan đến bất động sản sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú trừ trường hợp liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài

Người khởi kiện cần tuân thủ đúng quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện:

  1. Chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế gồm những hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật
  2. Nguyên đơn nộp một bộ hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có “thẩm quyền” bằng cách trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện
  3. Tòa án yêu cầu nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí và tiến hành thụ lý giải quyết
  4. Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trong đó Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho các bên, yêu cầu các bên cung cấp công khai chứng cứ liên quan đến vụ việc,…

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc. Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc điều chưa rõ, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết nói về: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp tài sản theo di chúc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



January 11, 2020 at 10:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps