Các chính sách hỗ trợ tài chính và mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2022

No Comments

Ngày nay, để thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hoạt động, quan trọng hơn bao giờ hết bởi Doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đều thuộc các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nên cơ bản nguồn lực tài chính còn yếu. Do đó cần đề ra chính sách hỗ trợ, tìm kiếm và đề xuất lộ trình hỗ trợ bao gồm những gì? Bài viết sau đây Long Phan PMT sẽ tư vấn cho các bạn về Các chính sách hỗ trợ tài chính và mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2022 như sau:

Chính sách hỗ trợ tài chính và mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022

Sửa luật đất đai 2013 để hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sửa Luật đất đai 2013

Căn cứ Công văn 1590/TTg-DMDN về việc triển khai Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sửa Luật đất đai 2013 để hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

  • Ưu tiên bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, thủy sản, hải sản tập trung cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Tạo điều kiện cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận, thuê đất tại các khu công nghiệp;
  • Nghiên cứu giải pháp hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương thực hiện

  • Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt các loại quy hoạch thời kỳ 2021-2030.  Việc đề ra quy hoạch bao gồm: quy hoạch tỉnh, thành phố để kịp thời bố trí quỹ đất cho sản xuất, kinh doanh.
  • Đối với các Bộ chưa hình thành mạng lưới tư vấn viên khẩn trương ban hành tiêu chí và xây dựng để hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Lồng ghép các hoạt động hỗ trợ trong đề án phát triển

  • Các địa phương ưu tiên bố trí nguồn lực để đẩy mạnh triển khai có hiệu quả đối với việc hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các đề án phát triển được phê duyệt quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
  • Đổi mới mô hình hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp;
  • Tăng cường phối hợp các tổ chức Hiệp hội hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững.

Sửa luật đất đai 2013 để hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tìm kiếm giải pháp tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Căn cứ theo Điều 18 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 được hướng dẫn bởi Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định. Việc đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là giải pháp tài chính tạo điều kiện:

  • Nhà đầu tư tạo điều kiện tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
  • Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân, để đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc:

Thứ nhất, đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo không quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi nhận đầu tư;

Thứ hai, nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào quỹ phải có điều kiện tài chính và chịu trách nhiệm về vốn góp của mình.

  • Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương. Thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo các nguyên tắc được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều này.

Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Điều 9 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được hướng dẫn bởi Nghị định 34/2018/NĐ-CP quy định. Để tìm kiếm giải pháp tài chính thông qua thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụngquy định:

  • Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
  • Việc bảo lãnh tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm.
  • Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết. Hơn hết, không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.

Tạo Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Điều 20 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được hướng dẫn bởi Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định tạo Quỹ phát triển. Đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, nhằm để thực hiện:

  • Cho vay, tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;
  • Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân .

>> Xem thêm: Thành lập năm 2021, doanh nghiệp mới được ưu đãi gì về thuế?

Các chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng

Căn cứ theo Điều 8 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng được quy định:

  • Tại khoản 1 Điều này quy định, Chính phủ quyết định chính sách hỗtrợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác.
  • Ngoài ra, khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi.
  • Tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định Điều 9 của Luật này.

Chính sách hỗ trợ thuế, kế toán

Theo quy định tại Điều 10 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định như sau:

  • Tại khoản 1 Điều này, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Bên cạnh đó, tại khoản 2 quy định Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán được hướng dẫn bởi Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Theo Điều 11 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định chính sách hỗ trợ bao gồm:

  • Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để phát triển. Việc hình thành các cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
  • Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.
  • Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng. Chính sách hỗ trợ này để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

Chính sách hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

Trên cơ sở tại Điều 12 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định:

  • Đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước được nghiên cứu, đổi mới công nghệ, tiếp nhận, cải tiến, hoàn thiện, làm chủ công nghệ thông qua các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tìm kiếm, giải mã, chuyển giao công nghệ; xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập theo hình thức đối tác công tư cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung.
  • Cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung được hưởng các hỗ trợ theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều này.

Chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường

Theo quy định tại Điều 13 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường như sau:

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tham gia thành lập chuỗi phân phối sản phẩm theo hình thức đối tác công tư. Doanh nghiệp và tổ chức đầu tư, kinh doanh khác được thành lập chuỗi phân phối sản phẩm.
  • Doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm có ít nhất 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cung ứng cho chuỗi sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được hưởng các hỗ trợ tại khoản 2 Điều này.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Chính sách hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý

Căn cứ tại Điều 14 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định:

  • Các thông tin có trong quy định tại khoản 1 Điều này thì được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 3 Điều này để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

Theo quy định tại Điều 15 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 được hướng dẫn bởi Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tham gia các khóa đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Bên cạnh đó, Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến, chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.

Các chính sách hỗ trợ khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2022

Dựa theo nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 5 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định. Theo đó, hướng đến việc đề ra lộ trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2022, được hướng dẫn bởi Công văn 1590/TTg-DMDN và Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:

Bước một

Chủ động tìm hiểu, tiếp cận thông tin về các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Bộ ngành trung ương, các hiệp hội và địa phương để đề xuất nhu cầu hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

Bước hai

Tăng cường đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao chất lượng, trình độ quản trị doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng của các đối tác lớn đặc biệt là khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng mang tính toàn cầu.

Bước ba

Tích cực tham gia các Hiệp hội doanh nghiệp để tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình hỗ trợ đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng.

Bước bốn

Chủ động tìm hiểu, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn để nắm bắt thông tin, tận dụng tối đa lợi thế của các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết (EVFTA, CPTPP, RCEP...) để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nguồn cung ứng thay thế trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.

Liên hệ luật sư tư vấn

Tư vấn trực tuyến:

Công ty Luật Long Phan PMT luôn sẵn sàng tiếp nhận những thắc mắc của quý khách hàng chi tiết về các chính sách hỗ trợ tài chính và mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2022. Để được hỗ trợ nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 hoặc:

  • Email: pmt@luatlongphan.vn
  • Fanpage: Luật Long Phan
  • Zalo: 0819700748

Tư vấn trực tiếp:

  • Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các chính sách hỗ trợ tài chính và mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2022 của Long Phan PMT. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

My maps