Đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích không khởi tố hình sự

No Comments

Gây thương tích cho người khác là hành vi diễn ra khá phổ biến hiện nay khi nguyên nhân chính dẫn đến hành vi này xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân hoặc tranh chấp tài sản. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân khi bị người khác gây thương tích thì ta nên có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không khởi tố hình sự sẽ như thế nào, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết sau.

Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hai do gây thương tích cho người khác
Gây thương tích cho người khác thì phải bồi thường

Khi nào thì gây thương tích bị xử lý hình sự?

Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể thực hiện thông qua các dụng cụ như dao, súng, chất nổ,… khiến cho người khác bị những thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp bình thường được coi là tội phạm và thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam khi mức độ thương tật của người bị hại từ 11% trở lên.

Theo quy định tại Điều Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cố giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình
  • Có tổ chức
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
  • Trong thời gian bị giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biệ pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do được thuê
  • Có tính chất côn đồ
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân

Ngoài ra, hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù cao hơn 03 năm tùy vào các tình tiết quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 BLHS 2015.

Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại xác định như thế nào?

Có những bồi thường thiệt hại nào và cách tính bồi thường theo quy định của pháp luật
Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác

Theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Bao gồm:

  • Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế;
  • Tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ;
  • Tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ;
  • Các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. Mặc khác người có trách nhiệm bồi thường có nghĩa vụ phải bồi thường.

Trường hợp không ấn định và không thể xác định được thu nhập thực tế của người bị hại thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên trông nom, chăm sóc thì thiệt hại bao gồm của chi hí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Mức bồi thường do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường ohair căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Nội dung cần có khi làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Cách làm đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe gây ra
Cách viết và mẫu đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trường hợp người bị gây thương tích chỉ có yêu cầu bồi thường thiệt hại, không có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì có thể gửi đơn kiến nghị bồi thường thiệt hại đến cơ quan cảnh sát điều tra theo mẫu đơn kiến nghị hoặc gửi đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại đến Tòa án có thẩm quyền.

Đối với mẫu đơn kiến nghị yêu cầu bồi thường không khởi tố hình sự gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra thì đây là cơ sở để cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền tổ chức hòa giải về các vấn đề yêu cầu bồi thường. Đơn kiến nghị gồm các nội dung chính như:

  • Họ tên, địa chỉ người yêu cầu bồi thường và người bị yêu cầu bồi thường;
  • Trình bày ngắn gọn lại sự việc;
  • Yêu cầu về mức bồi thường với các thiệt hại đã xảy ra kèm theo các tài liệu chứng cứ.

Đối với đơn khởi kiện gửi Tòa án thì người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi bằng đường bưu điện. Nội dung chính theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 theo mẫu đơn số 01 Điều 39 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm khởi kiện;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền nhận đơn;
  • Họ tên, địa chỉ người khởi kiện và người bị khởi kiện;
  • Trình bày các quyền và lợi ích bị xâm phạm kèm theo các tài liệu chứng cứ.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án

  • Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện, Chánh án sẽ phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ tiến hành xem xét thụ lý đơn khởi kiện hoặc trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện và nêu rõ lí do trả đơn.
  • Nếu đơn khởi kiện được thụ lý, dựa vào các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự nộp hoặc tự mình thu thập được ra bản án sơ thẩm. Tòa án sẽ ra bản án sơ thẩm.
  • Trong thời hạn 15 kể từ ngày tuyên án, nếu không đồng ý với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm thì các bên có quyền kháng cáo để vụ việc được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, các bên có thể gửi đơn kiến nghị đến Cơ quan cảnh sát điều tra hoặc đơn khởi kiện gửi đến Tòa án. Đơn khởi kiện là cơ sở để giải quyết các vấn đề giữa các bên theo thủ tục tố tụng hướng đến một bản án hoặc một quyết định có hiệu lực pháp luật và có giá trị pháp lý ràng buộc cao hơn so với đơn kiến nghị.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích không khởi tố hình sự. Nếu Quý khách còn bất cứ thắc mắc hoặc sự hỗ trợ trong vấn đề yêu cầu bồi thường thiệt hại trên, hãy liên hệ  ngay công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline bên dưới để được tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn!

Bài viết nói về: Đơn yêu cầu bồi thường gây thương tích không khởi tố hình sự - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT



0 comments

Đăng nhận xét

My maps