Cổ đông khởi kiện giám đốc công ty cổ phần được không được thêm từ Google Docs Luatlongphan

No Comments

Trong công ty cổ phần, trong một số trường hợp, người quản lý điều hành công ty có những sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông. Khi đó, cổ đông phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của bản thân, cổ đông có được quyền khởi kiện không? Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về vấn đề này.

Khởi kiện tranh chấp nội bộ trong công ty giữa cổ đông và giám đốc công ty cổ phần Quy định của pháp luật về các cổ đông và giám đốc Ai có thể trở thành giám đốc công ty?

Giám đốc là một chức danh thể hiện đây là người quản lý của công ty. Trong công ty cổ phần, Giám đốc có thể được bổ nhiệm từ thành viên Hội đồng Quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc theo hợp đồng thuê.

Theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Giám đốc dù là thành viên của Hội đồng quản trị hay được thuê thì tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp 2014.
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  • Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc Công ty Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc trong công ty cổ phần Giám đốc công ty có chức năng và nhiệm vụ theo luật định

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
  • Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Cổ đông có quyền kiện giám đốc không?

Cổ đông có quyền kiện Giám đốc, tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp phát sinh tranh chấp giữa Giám đốc với cổ đông thì cổ đông đều có quyền kiện.

Cổ đông công ty chỉ có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với giám đốc thì đủ hai điều kiện:

Thứ nhất, cổ đông, nhóm cổ đông phải sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng.

Thứ hai, thuộc các trường hợp được kiện:

  • Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;
  • Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị;
  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
  • Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Bản chất của công ty cổ phần là công ty đối vốn, do đó, một người chỉ cần sở hữu 01 cổ phiếu cũng được xem là cổ đông công ty. Pháp luật chỉ ghi nhận cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền kiện vì họ có thể nắm bắt tổng quan hơn về tình hình công ty. Ngoài ra, việc quy định những trường hợp được kiện nhằm hạn chế việc khởi kiện trong công ty, đảm bảo công ty vận hành đúng chức năng sản xuất, kinh doanh của mình.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nội bộ giữa giám đốc và cổ đông Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp công ty

Khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không quy định trường hợp tranh chấp giữa thành viên công ty khởi kiện Giám đốc công ty nên trường hợp này Toà án phải căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự (các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại…) và quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp để thụ lý, giải quyết.

Theo Điều 161 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ đông Công ty cổ phần có quyền nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Giám đốc. Trong trường hợp này nếu việc nhân danh Công ty của cổ đông Công ty cổ phần là hợp pháp (được Công ty uỷ quyền) thì Toà án phải căn cứ khoản 4 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự để thụ lý, giải quyết vụ án.

Việc thụ lý, giải quyết đối với vụ án này phải xem xét Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Điều lệ công ty.Đối với Công ty cổ phần, trường hợp thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc gây thiệt hại đến lợi ích của cổ đông hoặc công ty thì khi phát sinh tranh chấp Toà án căn cứ khoản 5 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 161 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đồng thời lưu ý các quy định tại Điều 160 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Điều lệ công ty để thụ lý, giải quyết vụ án.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xem xét, thụ lý và giải quyết đơn khởi kiện.

Thủ tục giải quyết được tiến hành thế nào?

Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:

  • Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện

Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi giải đáp về vấn đề Cổ đông có được khởi kiện Giám đốc Công ty Cổ phần không? Nếu có thắc mắc về vấn đề trên hoặc Quý khách hàng muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT.

Bài viết nói về: Cổ đông khởi kiện giám đốc công ty cổ phần được không?

Nguồn từ: Luật doanh nghiệp November 27, 2019 at 10:00AM

Tác giả: Phan Mạnh Thăng



/luatlongphan/Tai nguyen/Doanh nghiep
Xem thêm Google Doc Luatlongphan

0 comments

Đăng nhận xét

My maps