Việc tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần được cân nhắc đối với các doanh nghiệp nói chung và những Công ty TNHH nói riêng đang gặp khó khăn trong khâu đầu tư và xoay vòng vốn. Khi doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, các nghĩa vụ thuế, tiền lương cho người lao động và các áp lực tài chính khác sẽ giảm đi phần nào. Tuy nhiên, thủ tục tiến hành việc này được quy định như thế nào trong pháp luật Việt Nam ? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các thủ tục này.
Quy định về việc tạm dừng hoạt động của Công ty ?
Theo Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tạm ngừng kinh doanh thì:
- Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn dừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Thời hạn công ty tạm dừng tối đa là bao lâu ?
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 57 NĐ 78/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định rằng thời hạn tạm dừng hoạt động kinh doanh là không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm dừng liên tiếp không được quá hai năm.
Như vậy, doanh nghiệp được phép tạm thời dừng hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tuy nhiên, việc tạm dừng này không được quá hai năm liên tiếp. Trường hợp quá hai năm mà doanh nghiệp không tiến hành thông báo hoạt động trở lại nhưng vẫn không thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản, khi đó, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính liên quan đến hoạt động kê khai thuế, vi phạm về đăng ký kinh doanh,…
Hồ sơ cần thiết để tiến hành việc tạm thời ngừng hoạt động này
Chuẩn bị hồ sơ:
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh;
- Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định tạm dừng hoạt động của Chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH MTV) hoặc của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH HTV trở lên).
- Văn bản ủy quyền (trường hợp đại diện pháp luật của Công ty ủy quyền cho chủ thể khác tiến hành thủ tục thay mình);
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ.
Thủ tục nộp hồ sơ qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tiến hành thủ tục theo luật định:
Bước 1: Công ty chuẩn bị toàn bộ hồ sơ cần thiết. Tiến hành scan và xuất file PDF đối với toàn bộ những hồ sơ này.
Bước 2: Nộp toàn bộ hồ sơ này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Các nghĩa vụ phải thực hiện sau khi đã đăng ký tạm dừng
Về nghĩa vụ thuế:
Căn cứ Điều 14, Thông tư 151/2014/TT-BTC, người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Nghĩa vụ trả nợ:
Căn cứ khoản 3 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Nếu có thắc mắc nào xin liên hệ với chúng tôi để được sự tư vấn tốt nhất. Hiện nay Công ty Luật Long Phan PMT có thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về thuế và các tranh chấp theo yêu cầu.
Bài viết nói về: Hướng dẫn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT
0 comments
Đăng nhận xét