Công ty luật và văn phòng luật sư là các tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay. Khi cần các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, nên lựa chọn một công ty luật hay một văn phòng luật sư? Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào? Đây là câu hỏi rất nhiều Quý khách thắc mắc, để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi xin giải đáp qua bài tư vấn dưới đây.
Giống nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì hình thức của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm Công ty luật và Văn phòng luật sư. Như vậy đây đều là các hình thức tổ chức hành luật sư và có các quyền như nhau trong việc) thực hiện dịch vụ pháp lý, nhận thù lao từ khách hàng, hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước,…
Khoản 15 Điều 1 Luật luật sư sửa đổi năm 2012 yêu cầu điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư sửa đổi 2012.
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Đối với luật sư, mỗi luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Khác nhau giữa công ty luật và văn phòng luật sư
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức:
Theo Điều 33 Luật luật sư 2006, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.
Điều 34 Luật luật sư 2006 có quy định, công ty luật bao gồm các hình thức công ty hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Thành viên của các công ty luật này phải là luật sư. Đối với công ty luật hợp danh, có ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. Đối với công ty luật TNHH, công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập, công ty luật TNHH một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
Thứ hai, về tên gọi:
Khoản 2 Điều 33 Luật luật sư 2006 quy định rằng tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”, không được đặt tên trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tổ chức hành nghề luật sư khác đã đăng ký hoạt động.
Còn Điều 34 Luật luật sư 2006 có quy định tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác.
Tên của văn phòng luật sư và công ty luật đều không được sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Thứ ba, về đại diện theo pháp luật và trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Đối với văn phòng luật sư, trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch thanh toán (có hiệu lực từ ngày 01/03/2019) thì văn phòng luật sư thuộc đối tượng được mở tài khoản ngân hàng để thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán là văn phòng luật sư thay vì là người đại diện theo pháp luật như trước đây.
Đối với công ty luật, đại diện theo pháp luật của công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do công ty thỏa thuận; còn đại diện theo pháp luật của công ty luật TNHH một thành viên là giám đốc công ty. Về phần trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp, công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty, nếu tài sản của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty. Thành viên của công ty luật TNHH chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.
Công ty Luật Long Phan PMT được thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào?
Công ty Luật Long Phan PMT được thành lập từ năm 2016 với tên gọi Công ty Tư vấn Long Phan. Đến năm 2019 được đổi tên thành Công ty Luật Long Phan PMT và hoạt động cho đến ngày nay. Công ty được tổ chức theo loại hình trách nhiệm hữu hạn một thành viên dưới sự điều hành của Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng. Trải qua hơn 03 năm thành lập và đi vào hoạt động, công ty Luật Long Phan PMT ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về giải quyết các tranh chấp pháp lý, hỗ trợ pháp lý của khách hàng. Cùng với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm là các chuyên viên tư vấn pháp lý giúp cho việc xử lý các vấn đề của Quý khách một cách rõ ràng, nhanh chóng và chính xác. Thế mạnh của công ty là giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, thừa kế và hợp đồng thương mại,… với kinh nghiệm hơn 7 năm của Luật sư Phan Mạnh Thăng.
Với tiêu chí luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên trên hết, đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý của Long Phan PMT không ngừng nâng cao kiến thức pháp lý, năng lực làm việc nhằm đem lại cho khách hàng chất lượng dịch vụ hiệu quả nhất. Luôn sẵn sàng hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin tham khảo hữu ích và lựa chọn phương án pháp lý tối ưu nhất.
Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào đã được chúng tôi tư vấn qua bài viết trên. Nếu Quý khách cần giải đáp các thắc mắc và giải quyết các tranh chấp pháp lý, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan để được hỗ trợ kịp thời bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn đầy kinh nghiệm.
Bài viết nói về: Công ty luật sư khác văn phòng luật sư như thế nào? - Nguồn trích dẫn từ: Luật Long Phan PMT
0 comments
Đăng nhận xét