Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày theo quy định của pháp luật là câu hỏi mà nhiều người lao động thắc mắc. Nhiều doanh nghiệp dựa trên căn cứ này để thực hiện một số những hành vi như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Những trường hợp người lao động được nghỉ việc không đi làm ?
Trong quá trình lao động và làm việc, người lao động có thể được nghỉ làm việc vì những lý do khác nhau. Căn cứ theo quy định của Luật BHXH 2014 và BLLĐ 2012 quy định những trường hợp người lao động được nghỉ việc như sau:
- Có vợ sinh con con;
- Kết hôn;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
- Người lao động được nghỉ không hưởng lương và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
- Ngoài quy định trường hợp trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Trên đây là những trường hợp mà người lao động được nghỉ làm và vấn được hưởng lương hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội theo như quy định. Bên cạnh đó vì một số lý do khác mà người lao động có thể xin nghỉ và không hưởng lương nhưng phải xin phép và được sự đồng ý của người sử dụng lao động hoặc không xin phép nhưng phải có lý do chính đáng quy định tại Điều 125 BLLĐ 2015.
Trường hợp vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày để chăm sóc ?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp vợ sinh con thì người lao động nam được nghỉ để chăm sóc vợ, nuôi con và hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật. Lao động nam phải đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con mới đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH 2014.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định lao động nam được nghỉ khi vợ sinh như sau:
- 05 ngày làm việc;
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp sinh con khác nhau mà người lao động nam được nghỉ cũng khác nhau. Trong quá trình vợ sinh con mà gặp những vấn đề như sinh non, sinh mổ hoặc sinh đôi sinh ba thì người lao động nam sẽ được nghỉ được thêm ngày tùy vào từng trường hợp.
Trợ cấp thai sản mà chồng được nhận khi nghỉ chăm vợ sinh con
Như đã đề cập ở trên, để được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì lao động nam phải đang đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 39 Luật BHXH 2014, tiền thai sản của Chồng được tính theo công thức:
Mức hưởng chế độ thai sản = Mức lương đóng BHXH trung bình 6 tháng trước khi nghỉ / 24 x số ngày nghỉ.
Ví dụ: Mức lương trung bình đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ là 5.000.000, và nghỉ thai sản 7 ngày thì mức trợ cấp sẽ được tính = 5.000.000 / 24 x 7 ngày = 1.458.000 đồng
Bên cạnh đó người lao động nam có thể yêu cầu nhận trợ cấp thai sản 1 lần trong trường hợp vợ không tham gia BHXH cụ thể Điều 38 Luật BHXH 2014 quy định trường hợp vợ sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH thì chồng được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản của chồng
Khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản, người lao động nam cần chuẩn bị những hồ sơ theo (điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH) sau:
- Bản sao giấy chứng sinh;
- Hoặc bản sao giấy khai sinh;
- Hoặc trích lục khai sinh.
- Trường hợp vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì cần có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện việc vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Sau khi chuẩn bị xong các hồ sơ theo quy định, người lao động thực hiện các thủ tục hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 102 Luật BHXH 2014:
Bước 1: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ
Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến chế độ thai sản của người lao động nam khi có vợ sinh con. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline để được tư vấn, đảm bảo quyền lợi của bạn./.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
April 27, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét