Người chưa đủ 18 tuổi chỉ bị tạm giam trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả. Các quy định về vấn đề này được nêu tại Điều 419 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Nguyên tắc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi
Điều 419 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả.
- Thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên.
- Khi không còn căn cứ để tạm giữ, tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.
Điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam
Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi:
- Muốn kịp thời ngăn chặn tội phạm
- Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử
- Khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội
- Đảm bảo cho thi hành án
Khi đó, tạm giam, tạm giữ là hai trong số các biện pháp ngăn chặn này; chúng giúp quá trình điều tra của cơ quan có thẩm quyền được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Trong đó người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ, tạm giam được xem là biện pháp nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền công dân của người bị buộc tội.
Đối với người dưới 18 tuổi, ngoài những nguyên tắc đã nêu ở trên thì cần chú ý thêm các điều kiện sau:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.
- Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Không được áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chưa áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác trước khi áp dụng biện pháp tạm giam;
- Khi chưa có đủ chứng cứ chứng minh rằng họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS;
- Người bị buộc tội là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS;
- Người bị buộc tội là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm các tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS.
Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi
Trường hợp bị bắt tạm giam để điều tra, thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi sẽ được xác định bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn tạm giam để điều tra cụ thể như sau:
- Với tội phạm ít nghiêm trọng, thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 40 ngày đối, có thể bị gia hạn tạm giam một lần nhưng không quá 20 ngày;
- Thời hạn tạm giam để điều tra là không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, gia hạn một lần không quá 40 ngày;
- Với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam sẽ không quá 02 tháng 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 02 tháng;
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn tạm giam sẽ không quá 02 tháng 20 ngày và có thể gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 02 tháng 20 ngày.
Thời hạn tạm giam để truy tố:
- Không quá 13 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng,
- Không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
- Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố, nhưng không quá 07 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; không quá 10 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm:
- Không quá 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
- Không quá 40 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng,
- Không quá 50 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng,
- Không quá 70 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với vụ án phức tạp thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm:
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì thời hạn tạm giam không quá 40 ngày,
- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao thì thời hạn tạm giam không quá 60 ngày.
Trên đây là bài viết tư vấn về vấn đề người chưa đủ 18 tuổi thì bị tạm giam trong bao lâu của chúng tôi. Quý vị nếu có nhu cầu được tư vấn luật hình sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Người chưa đủ 18 tuổi bị tạm giam bao lâu?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Hà Ngọc Tuyền
April 22, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét