Làm việc tại nhà do dịch bệnh Corona, công ty có được giảm lương nhân viên không ?

No Comments

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều công ty đã phải đóng cửa, cho nhân viên làm việc tại nhà. Hiện nay, nhiều câu hỏi đặt ra là công ty có được giảm lương của nhân viên làm việc ở nhà không ? Thông qua bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề trên.

Giam luong cua nhan vien trong mua dich
Nhân viên làm việc tại nhà do dịch Covid 19 thì công ty có được giảm lương

Tiền lương trả cho nhân viên theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trong đó, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Như vậy, nếu không có bất cứ sự thay đổi nào thì người sử dụng lao động phải trả đủ lương cho người lao động theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng lao động.

Những trường hợp được giảm lương nhân viên

Trong tình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều chỉ thị quyết liệt để hạn chế sự lây lan của virus trong đó có cả biện pháp Cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Vì những lý do khách quan trên, nhiều công ty đã phải cho nhân viên làm việc tại nhà do dịch corona, cho nhân viên nghỉ việc đóng cửa trụ sở.

Giam luong do dich beng
Lương của nhân viên làm việc ở nhà do dịch được nhận bao nhiêu

Điều này ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất của công ty, gây thiệt hại doanh thu của doanh nghiệp. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã phải tiến hành cắt giảm chi phí tiền lương cho nhân viên để giảm bớt gánh nặng trong giai đoạn khó khăn.

Các giải pháp đó là:

  • Chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động;
  • Tạm ngừng việc với người lao động.

Đây là hai nhóm giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời gian này để cắt giảm bớt chi phí trong giai đoạn kinh doanh khó khăn do dịch corona.

Chuyển người lao động đi làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Đây là hình thức được quy định tại Điều 31 của Bộ Luật Lao động 2012:

  • Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
  • Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
  • Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Áp dụng vào tình hình thực tế hiện nay, đại dịch đang hoành hành cùng với chỉ thị của Đảng và nhà nước về việc phòng chống dịch Covid 19. Nhiều công ty không còn cách nào khác ngoài việc cho nhân viên làm việc tại nhà, làm một công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký kết.

Hình thức này được áp dụng phải báo trước cho nhân viên công ty 3 ngày và thực hiện không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 1 năm, nếu như vượt quá thời gian này thì chủ công ty cần có sự chấp thuận bằng văn bản của người sử dụng lao động.

Quy dinh cua luat ve viec giam luong nhan vien
Mức lương tối thiểu được nhận do hai bên thỏa thuận ít nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng

Trong 30 ngày đầu, nhân viên được trả lương bằng với lương công việc chính. Sau đó, công ty có thể trả lương thấp hơn nhưng ít nhất phải bằng 85% lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.

Đây là một biện pháp tình thế tạm thời, giúp công ty có thể giảm nhẹ chi phí để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Tạm ngừng việc với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2012:

Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Vì lý do dịch bệnh và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì công ty có thể tạm thời ngừng việc với nhân viên để tiết kiệm chi phí. Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Như vậy, tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu mà công ty phải trả khi tạm ngừng việc với nhân viên do dịch bệnh là 4.420.000 đồng/tháng

Làm việc tại nhà do dịch Corona thì được giảm lương nhân viên bao nhiêu thì đúng luật

Như đã phân tích ở trên, trường hợp làm việc tại nhà do dịch, công ty có thể áp dụng biện pháp chuyển người lao động đi làm một công việc khác với hợp đồng lao động

Trong 30 ngày đầu, nhân viên được trả lương bằng với lương công việc chính. Sau đó, công ty có thể trả lương thấp hơn nhưng ít nhất phải bằng 85% lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.

Đối với trường hợp ngừng việc thì hai bên thỏa thuận mức lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn khó khăn này, nhân viên nên đồng hành cùng với công ty để  vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, công ty hay người sử dụng lao động cũng phải quan tâm đến đời sống nhân viên, thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc giảm lương của nhân viên. Tránh trường hợp lợi dụng tình hình để trục lợi.

Trên đây là bài viết tư vấn liên quan đến vấn đề có được giảm lương nhân viên trong thời gian làm việc tại nhà do dịch Covid 19. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline để được tư vấn cụ thể và chi tiết.

Bài viết nói về: Làm việc tại nhà do dịch bệnh Corona, công ty có được giảm lương nhân viên không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 12, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps