Ly hôn khi bị chồng bạo hành đánh đập là cách thức giải quyết tốt nhất đối với người vợ, thoát khỏi sự chịu đựng và hành hạ về thể xác lẫn tinh thần. Khi thực hiện việc ly hôn phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm được giải pháp và thủ tục ly hôn.
Hậu quả của hành vi bạo hành đánh đập trong quan hệ hôn nhân
Bạo hành đánh đập là hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Trong quan hệ hôn nhân, chủ thể thực hiện hành vi là người chồng có những hành động không đúng đắn đối với vợ của mình.
Hành vi này của người chồng được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: rượu chè, say xỉn về hành hạ vợ con, cuồng ghen, hoặc đôi khi cũng không cần lý do cũng thực hiện hành vi bạo hành đánh đập.
Bạo hành được thực hiện bằng lời nói (những từ ngữ, lời lẽ lăng mạ, chửi bới, sỉ nhục vợ) làm ảnh hưởng đến tinh thần hoặc hành động vũ phu (dùng tay chân đánh, đấp hoặc các dụng cụ khác như chổi, cây, vật nhọn,…) lên cơ thể của người vợ, xâm phạm đến sức khỏe nếu nghiêm trọng hơn là tính mạng.
Căn cứ (khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013) hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình mà ở đây là bạo hành, đánh đập vợ sẽ bị phạt 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng và phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu việc đánh đập có thực hiện bằng phương tiện, công cụ hoặc vật nhọn khác gây thương tích cho vợ.
Bạo hành đánh đập vợ không chỉ là hành vi xâm phạm đến sức tinh thần, sức khỏe mà quan trọng hơn là trong mối quan hệ hôn nhân thì tình cảm của vợ chồng bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến mối quan hệ vợ chồng rạn nứt, không thể chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà, hậu quả xấu nhất là ly hôn.
Quyền đơn phương ly hôn khi bị chồng bạo hành đánh đập
- Căn cứ theo quy định tại (khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014) vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Hành vi bạo hành, đánh đập vợ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa án xem xét giải quyết ly hôn. Theo quy định tại (khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014), khi chồng có hành vi bạo lực gia đình thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn (ly hôn theo yêu cầu của một bên).
- Đơn phương ly hôn khi bị chồng bạo hành đánh đập là hành vi đơn phương của người vợ, yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi chồng bạo hành đánh đập, khi không thể chịu đựng được những nỗi đau tinh thần, sức khỏe và tính mạng.
Trường hợp bị chồng lấy hết giấy tờ tùy thân
Trong trường hợp người vợ có yêu cầu ly hôn nhưng chồng không đồng ý và giữ hết giấy tờ tùy thân, không cho người nộp hồ sơ khởi kiện thì được giải quyết như sau:
- Đối với sổ hộ khẩu: liên hệ với công an cấp phường, xã (nơi vợ, chồng cư trú) xin xác nhận là nhân khẩu thường trú tại địa phương.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: xin trích lục bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch theo quy định tại (Điều 63 Luật hộ tịch 2014).
- Giấy khai sinh: xin trích lục bản sao giấy khai sinh tại cơ quan đăng ký hộ tịch (nơi đăng ký khai sinh cho con trước đây) theo quy định của pháp luật.
Thủ tục ly hôn khi bị chồng bạo hành đánh đập
Thành phần hồ sơ
- Đơn khởi kiện ly hôn (mẫu đơn xin ly hôn)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu
- Giấy khai sinh (nếu có)
- Các tài liệu, chứng cứ khác ( sổ đỏ, sổ tiết kiệm, giấy tờ xe,…chứng minh tài sản chung)
Nội dung đơn ly hôn
Đơn khởi kiện ly hôn (đơn phương) phải đảm bảo các nội dung theo quy định tại (Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Cụ thể nội dung đơn như sau:
- Tên đơn: Đơn khởi kiện ly hôn
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi bị đơn cư trú)
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;
- Trình bày nội dung khởi kiện (quan hệ hôn nhân, tài sản, quyền nuôi con).
Quan hệ hôn nhân: nêu rõ những hành vi bạo hành đánh đập của chồng đây là căn cứ chứng minh cho quyền khởi kiện của mình có căn cứ và hợp pháp.
Về tài sản: ghi thông tin tài sản chung, trị giá thực tế và đề nghị phân chia. Nếu không có tài sản chung thì không cần ghi.
Về con chung: trình bày thông tin về con chung. Nguyện vọng nuôi con. Yêu cầu cấp dưỡng.
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (hình ảnh, video chồng bạo hành, đánh đập).
Trình tự thực hiện
- Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đến Tòa án có thẩm quyền (tòa án nơi chồng cư trú)
- Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra xử lý đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tòa thông báo tạm ứng án phí, người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng án phí, Tòa phải ra thông báo thụ lý vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hòa giải không thành không thay đổi quyết định về việc ly hôn.Nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn. Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn, người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn thông thường là từ 04 tháng – 06 tháng. Nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài.
Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn thủ tục ly hôn khi bị chồng bạo hành đánh đập. Nếu có thắc mắc về nội dung trên hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý về dịch vụ luật sư ly hôn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Hướng dẫn ly hôn khi bị chồng bạo hành đánh đập
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm
April 24, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét