Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp nhân

No Comments
Pháp nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi xảy ra thiệt hại không xác định trước,và có căn cứ để cho rằng lỗi phát sinh từ hành vi của pháp nhân ấy. Hiện nay, BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 đã quy định về mức “bù đắp tổn thất ngoài hợp đồng”. Kính mời Quý độc giả đón đọc bài viết dưới đây, để biết được nghĩa vụ đền bù của mình và hạn chế thấp nhất rủi ro nếu lâm vào các trường hợp trên. 1.Trường hợp nào phát sinh trách nhiệm bồi thườn PHÁP LUẬT DÂN SỰ liệt kê các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:   Việc đền bù xuất phát trên cơ sở có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả     Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 ·       Cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. ·       Trường hợp tài sản (xe cộ, gia súc) gây hậu quả thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong phạm vi từ Điều 598 đến Điều 608 có chỉ ra một số trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể ·       Do thú dữ gây ra; ·       Do hại do cây trồng gây ra; ·       Do nguồn cao độ nguy hiểm gây ra; ·       Do xâm phạm mồ mả; ·       Do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.v.v.   Việc quy định về trách nhiệm bồi thường nhằm đảm bảo khắc phục hậu quả kịp thời   2.Căn cứ xác định thiệt hại Theo tinh thần của Nghị quyết 03/2006/HĐTP, cụ thể tại phần II,  mức đền bù tổn thất được xác định như sau: 2.1.Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể Trường hợp xâm phạm đến sức khỏe của người khác Tại mục 1 của phần II Nghị quyết, người có lỗi cần phải chịu: ·       Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại gồm: tiền thuê xe cấp cứu, phí xét nghiệm, viện phí, chi phí cho việc lắp chân giả (nếu có),v.v. ·       Thu nhập thực tế của người có quyền, lợi ích bị xâm phạm, được đề cập tới tại điểm b mục 1.2, theo đó gồm 02 bước: ·       Bước 01: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không. Nếu có thì tổng hợp số thu nhập là bao nhiêu. ·       Bước 02: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 1.2 này. ·       Chi phí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại. ·       Chi phí hợp lý cho một người thường xuyên chăm sóc người bị tổn thất: tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. ·       Bù đắp tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.   Trường hợp xâm phạm tính mạng của người khác Mục 2 Phần II của Nghị quyết 03/2006/HĐTP-TANDTC xác định chi phí hợp lý và khoản tiền cấp dưỡng mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. ·       Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: ·       Các chi phí đối với trường hợp xâm phạm sức khỏe của người khác. ·       Chi phí hợp lý cho việc mai táng Lưu ý: Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ, v.v. ·       Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết, với mức cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. Trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác Tại mục 3.2 phần II của Nghị quyết có liệt kê: ·       Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; ·       Chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng ·       Thu nhập thực tế của người bị xâm phạm trước khi bị xâm phạm (nếu có) ·       Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. ·       Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. 2.2.Pháp nhân có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường lại không? Trường hợp do người làm công, người học việc gây ra Tình huống tai nạn lao động là điều khó tránh khỏi trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là ngành giao thông vận tải hay xây dựng công trình. Nếu các sự cố xảy ra do lỗi của người làm công, người học việc tại doanh nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao, thì trước tiên, doanh nghiệp phải bồi thường mất mát cho người bị tổn thất. Sau đó, họ có quyền yêu cầu người làm công (người học việc) hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định của pháp luật. (Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015).   2.3.Trường hợp nào được giảm, miễn trách nhiệm bồi thường?   Pháp nhân có thể được giảm hoặc miễn trách nhiệm bồi thường nếu lỗi thuộc về bên bị tổn thất hoặc do sự kiện bất khả kháng Trường hợp được giảm trách nhiệm thiệt hại Căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015: Không phải trong mọi tình huống, pháp nhân gây thiệt hại đều phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Pháp luật dân sự quy định trường hợp người gây thiệt hại được giảm một phần trách nhiệm bù đắp nếu tổn thất phát sinh do một phần lỗi của bên bị thiệt hại (Khoản 2 Điều này). Không phải đền bù: Pháp nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong tình huống sau: ·       Bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi. Cụ thể, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình. (khoản 2 Điều 584, khoản 5 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015). ·       Sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại (khoản 2 Điều 5 Bộ luật này). Cụ thể là những trường hợp không thể lường trước được như: thiên tai ( mà không có cảnh báo trước), sự ban hành công văn khẩn cấp của chính quyền, v.v. 4.Thực tiễn áp dụng 4.1.Bất cập trong bồi thường thiệt hại Khó nhận biết yếu tố tổn thất về tinh thần Không giống như mất mát về vật chất, tổn thất về tinh thần thiên về mặt chủ quan, trừu tượng và khó xác định giá trị kinh tế. Tại các Điều 590, 591, 592, 606 và 607 Bộ luật Dân sự có xác định mức trần bù đắp tổn thất trên, cụ thể là không quá mười lần mức lương cơ sở. Tuy nhiên, không phải cứ hứng chịu tổn thất tâm lý thì sẽ được bồi thường như trên. Bởi lẽ, không thể bỏ qua các tình tiết cụ thể chẳng hạn như mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm, mức độ giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm, thời gian chịu đựng tổn thất, mức độ đau thương, buồn phiền,v.v. Thiệt hại thực tế có thể gây ra bởi chủ quan và khách quan là điều kiện tự nhiên Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là có thiệt hại xảy ra trên thực tế, gây ra bởi hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, hậu quả có thể đến từ những nguyên nhân khách quan. Giả sử, bên A khai thác khoáng sản trên diện tích đất tiếp giáp với phần đất của bên B, dẫn đến dẫn đến sạt lở đất của bên B. Nhưng tại thời điểm khai thác, nơi tiếp giáp trên có dòng nước chảy từ trong khe núi, cộng thêm điều kiện trời mưa làm sạt lở đất. Trong tình huống này, bên A chỉ chịu một phần nghĩa vụ đền bù thiệt hại. Hai bên có thể thỏa thuận về chi phí khắc phục hậu quả theo tỷ lệ hợp lý. 4.2.Tư vấn cách xử trí Một trong những nguyên tắc của BTTHNHĐ là toàn bộ và kịp thời. Như vậy, khi thiệt hại xảy ra, pháp nhân nên tiến hành xác minh hậu quả là do mình hay bên bị thiệt hại, hay do điều kiện khách quan. Tiếp theo, cố gắng thương lượng sao cho hợp lý, bởi lẽ pháp luật tôn trọng thỏa thuận của hai bên, nếu như thỏa thuận ấy không trái luật. Việc thỏa thuận cần được xác nhận bằng văn bản. Cuối cùng, giả sử sau thời điểm gây thiệt hại, giá cả tăng đột biến, gây khó khăn cho việc bồi thường, pháp nhân có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền thay đổi mức đền bù. (khoản 3 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015).   Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chung tôi cho trường hợp pháp nhân gây ra tổn thất ngoài hợp đồng. Nếu Quý khách có khó khăn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số hotline dưới đây để nhận được sự trợ giúp kịp thời và miễn phí. Trân trọng. Có thể bạn quan tâm: Tư vấn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Nguồn: Posts of Tư vấn luật dân sự
April 12, 2020 at 04:33PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps