Hiện nay, nhiều văn phòng công chứng đang rất đau đầu khi gặp những trường hợp mua đất có công chứng nhưng sổ giả. Việc làm giả sổ đỏ diễn ra rất phức tạp. Những người làm giả có thể tinh vi đến mức sử dụng cả phôi thật của Bộ tài nguyên và môi trường được đánh cắp hoặc do cách nào đó mà tuồn ra được bên ngoài để in nội dung. Do đó, dù là công chứng viên có nhiều năm kinh nghiệm cũng có thể bị nhằm lẫn và tiến hành công chứng việc mua bán sổ giả. Nếu gặp phải trường hợp này, chúng tôi xin hướng dẫn quý bạn đọc cách xử lý như sau.
Hệ quả mua bán nhà đất có công chứng nhưng sổ giả
Theo Luật Đất đai quy định tại Khoản 1 Điều 188 để sang tên sổ đỏ thì chủ sở hữu phải:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng)
- Đất thuộc diện không tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị đảm bảo cho hoạt động thi hành án
- Còn thời hạn sử dụng đất
Việc có được sổ đỏ phải tiến hành theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Thủ tục cấp Giấy sẽ không thực hiện lần hai vì sổ đỏ được cấp theo từng thửa đất. Theo điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 việc CHUYỂN NHƯỢNG quyền sử dụng đất sẽ thực hiện theo thủ tục đăng ký biến động.
Vì vậy, việc mua đất có công chứng nhưng sổ giả không thể tiến hành sang tên.
Thủ tục tố cáo đến cơ quan điều tra
Sổ đất giảnhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có thể làm từ phôi thật do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp nên người dân dễ dàng sập bẫy.
Công dân có thể trực tiếp tố cáo hoặc nộp đơn tại cơ quan điều tra – Cơ quan công an trên địa phận của mình theo quy định tại khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự.
Khoản 1 Điều 13 Luật này quy định về đơn tố cáo gồm:
- Ngày, tháng, năm tố cáo;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo;
- Thông tin liên hệ với người tố cáo;
- Hành vi vi phạm pháp luật;
- Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- Trường hợp có nhiều người tố cáo thì trong đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo, họ tên của người đại diện cho những người tố cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
Trình tự thủ tục giải quyết của cơ quan
Việc giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý. Gia hạn bằng văn bản đối với vụ việc phức tạp không quá 30 ngày, vụ đặc biệt phức tạp không quá 60 ngày (Điều 30 Luật Tố cáo 2018).
Thụ lý tố cáo
Xử lý thông tin ban đầu ra quyết định thụ lý từ 7 – 10 ngày theo khoản 1 Điều 24 Luật Tố cáo 2018. Yêu cầu người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự và nội dung tố cáo có cơ sở.
Cơ quan có thẩm quyền ra thông báo cho người tố cáo và người bị tố cáo biết trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo (khoản 3 Điều 29 Luật này).
Xác minh nội dung tố cáo
Người giải quyết tố cáo làm xác minh. Nếu việc đó được giao cho người xác minh nội dung tố cáo (cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân) thì phải lập văn bản theo khoản 1 Điều 31 Luật Tố cáo 2018.
Người bị tố cáo có thể giải trình, chứng minh. Kết thúc xác minh, người được giao xác minh báo cáo bằng văn bản và kiến nghị biện pháp xử lý (khoản 6 Điều 31). Người tố cáo có thể rút một phần hoặc toàn bộ tố cáo theo Điều 33 Luật này.
Những trường hợp tố cáo được nhưng vụ việc vẫn phải được giải quyết:
- Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc;
- Lợi dụng việc tố cáo vu khống, xúc phạm người bị tố cáo thì người tố cáo phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường nếu gây thiệt hại (khoản 4 Điều 33).
Kết luận nội dung tố cáo
Dựa vào nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo đưa kết luận. Trong 5 ngày kể từ ngày ban hành, kết luận được gửi đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, người tố cáo (khoản 3 Điều 35 Luật Tố cáo 2018).
Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải xử lý (khoản 1 Điều 35 Luật Tố cáo 2018):
- Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo nếu người đó không vi phạm;
- Nếu vi phạm thì xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo luật.
Hành vi người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền xử lý.
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho người giải quyết tố cáo về kết quả xử lý (khoản 3 Điều 35).
Trách nhiệm văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng là tổ chức hành nghề nhằm xác thực tính hợp pháp của các loại giấy tờ, không được thực hiện công chứng nếu nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật.
Theo điểm c khoản 2 điều 17 luật Công chứng, công chứng viên có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.
Việc để lọt các giấy tờ giả mạo một phần là lỗi của tổ chức hành nghề công chứng nên phải chịu trách nhiệm theo Điều 38 Luật Công chứng 2014.
Lỗi cố ý, hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Lỗi vô ý gây thiệt hại thì công chứng viên phải liên đới bồi thường theo quyết định Tòa án.
Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách xử lý khi gặp vấn đề trong việc ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất có công chứng nhưng sổ đất lại là sổ giả. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thông qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Hướng dẫn xử lý khi mua đất có công chứng nhưng sổ giả
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
April 19, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét