Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại thì khi vợ chồng ly hôn phân chia dựa vào công sức đóng góp của các bên. Đây là tranh chấp nhà đất cha mẹ cho khi ly hôn. Trước hết cần phải xác định nhà mà bố mẹ đã cho là tài sản của vợ chồng hay chưa, đã được sang tên để thành tài sản chung hay bố mẹ chỉ cho một trong các bên là vợ hoặc chồng. Bài viết dưới đât sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.
Nguyên tắc phân chia tài sản là bất động sản khi ly hôn
Để có thể phân chia nhà đất khi ly hôn hay các tài sản khác thì điều trước tiên cần xác định được đâu là tài sản nhà đất chung, đâu là riêng của vợ hoặc chồng, chung của vợ chồng với người khác, di sản thừa kế riêng của vợ chồng, hay chỉ là đang quản lý mà không thuộc sở hữu của mình.
Nhà ở hay đất đều được xác định là tài sản vì vậy để phân chia tài sản là bất động sản khi ly hôn cần nắm rõ nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Khi ly hôn chỉ những tài sản chung vợ chồng mới được phân chia, các tài sản riêng xác lập trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã có thỏa phân chia quyền sở hữu riêng thì sẽ không phải là tài sản chung có quyền phân chia.
- Pháp luật tôn trọng quyền thỏa thuận chia tài sản của các bên, trong trường hợp tài sản các bên không thống nhất phân chia thì tòa án mới giải quyết theo quy định pháp luật chia tài sản khi ly hôn.
Vấn đề chia nhà khi ly hôn cũng thuộc chế tài quy định về chia tài sản khi ly hôn nói chung. Đối với tài sản là nhà không gắn liền với đất như nhà chung cư hay tài sản chung là nhà ở xây dựng trên quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên, hoặc người khác được quy định khi ly hôn chia đôi nhà theo nguyên tắc giải quyết tài sản ly hôn tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra pháp luật chia tài sản là nhà ở ly hôn cũng quy định đến quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn tại Điều 63 như sau:
- Quyền lưu cư cho vợ hoặc chồng khi chia nhà sau khi ly hôn tức là ly hôn vẫn ở chung nhà có thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt theo quy định của pháp luật nếu như các bên không có thỏa thuận khác.
- Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân thì luật chia tài sản nhà ở ly hôn vẫn xác nhận quyền sở hữu riêng của người đó. Nhưng khi vợ/chồng có khó khăn về chỗ ở thì có quyền lưu trú sau khi chia nhà ly hôn theo thời hạn quy định.
Tài sản được bố mẹ tặng cho khi ly hôn giải quyết thế nào?
Nếu bố mẹ đã sang tên hoàn toàn số nhà đất đó cho cả hai vợ chồng và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng đứng tên hai vợ chồng bạn thì đây được coi là tài sản chung.
Nếu bố mẹ chưa lập hợp đồng tặng cho, chưa sang tên cho hai vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền định đoạt của bố mẹ . Trường hợp này tài sản đó không được coi là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ không được chia tài sản khi ly hôn.
Nếu bố mẹ lập hợp đồng tặng cho hoặc thực hiện thủ tục sang tên chỉ sang cho một mình chồng hoặc vợ thì đó được coi là tài sản mà chồng hoặc vợ được tặng cho riêng. Trường hợp này tài sản đó không được coi là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ không được chia tài sản khi ly hôn.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình chung sống, bạn có bỏ công sức khởi xây dựng, cải tạo, sửa chữa hoặc sắm sửa đồ dùng gia đình thì bạn có quyền yêu cầu được bù đắp tương ứng với phần công sức mà bạn đã bỏ ra trong thời gian đã chung sống.
Nhà cha mẹ cho đã sữa chữa, cải tạo lại thì ly hôn phân chia thế nào?
Nếu căn nhà, đất đai vợ chồng bạn được bố mẹ tặng cho chung hoặc tặng cho một bên nhưng vợ chồng thoả thuận là tài sản chung thì căn nhà được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Việc chia tài sản sau ly hôn do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Theo Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cần căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình để phân chia tài sản:
- Nếu thuộc trường hợp bố mẹ chưa sang tên cho hai vợ chồng hoặc bố mẹ thực hiện thủ tục sang tên chỉ sang cho một mình chồng hoặc vợ thì tài sản đó không được coi là tài sản chung của vợ chồng nên sẽ không được chia tài sản khi ly hôn.
- Tuy nhiên, nếu trong quá trình chung sống, bạn có bỏ công sức cải tạo, sửa chữa lại căn nhà mà bố mẹ đã cho thì bạn có quyền yêu cầu được bù đắp tương ứng với phần công sức mà bạn đã bỏ ra trong thời gian đã chung sống.
Việc phân chia nhà ở khi ly hôn cần xác định cách thức phân chia tài sản là hiện vật hay theo giá trị tài sản và nhu cầu sử dụng thực sự của các bên sau ly hôn nhằm đảm vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự khi ly hôn.
- Cần chú ý đến nguyên tắc bảo vệ phụ nữ đang nuôi con chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có thể tự lao động và không có tài sản riêng để nuôi sống mình.
- Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.
Như vậy, nếu như vợ chồng bạn ly hôn thì về ngôi nhà là tài sản do vợ chồng bạn cùng cải tạo, sửa chữa thì bạn sẽ được chia một phần tương ứng với công sức đóng góp của mình.
Trên đây là bài viết tư vấn về việc nhà bố mẹ cho đã bỏ công sức cải tạo sửa chữa thì khi ly hôn phân chia như thế nào. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu cần luật sư ly hôn hoặc tư vấn pháp lý khi có tranh chấp đất đai, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Nhà cha mẹ cho đã sửa chữa, cải tạo lại ly hôn phân chia thế nào?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Đỗ Thanh Lâm
April 18, 2020 at 01:00PM
0 comments
Đăng nhận xét