Khi bị ngân hàng khởi kiện đòi phát mãi tài sản thế chấp, đương sự có quyền tự bảo vệ trước Tòa hoặc thực hiện thủ tục nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Các trình tự liên quan đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật đều được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Phát mãi tài sản là gì ?
Phát mãi tài sản là quá trình công bố và bán tài sản bảo đảm công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán nợ.
Vậy việc xảy ra khi đã vay vốn (có tài sản đảm bảo) nhưng không có khả năng chi trả cho khoản nợ của mình, thì đơn vị đứng ra cho bạn vay vốn bắt đầu can thiệp (theo quy định pháp luật) bằng việc phát mãi tài sản bảo đảm đó.
Quyền của Ngân hàng khởi kiện đòi phát mãi tài sản thế chấp
Tại Điều 299 BLDS 2015 quy định các trường hợp được xử lý tài sản bảo đảm như sau:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật;
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Như đã phân tích ở trên, PHÁT MÃI là một hình thức xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, khi muốn xử lý tài sản thế chấp để thanh toán nợ thì cần đáp ứng hai điều kiện:
- Các bên có thỏa thuận thế chấp tài sản;
- Xảy ra các trường hợp dẫn đến phải xử lý tài sản theo Điều 299 BLDS 2015.
Trường hợp đến hạn nhưng không thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn thì ngân hàng chuyển khoản đã vay thành nợ quá hạn. Khi ngân hàng khởi kiện với yêu cầu đòi phát mãi tài sản thế chấp, thường sẽ đi kèm với hai hợp đồng là hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản:
- Theo đó, ngân hàng dựa vào hợp đồng tín dụng để yêu cầu trả khoản vay bao gồm khoản vay gốc và lãi phát sinh.
- Về yêu cầu phát mãi tài sản, ngân hàng dựa vào hợp đồng thế chấp để buộc bên vay giao tài sản để xử lý tài sản thế chấp theo quy định.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét trong hợp đồng thế chấp giữa hai bên, ngân hàng và bên thế chấp có thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo như thế nào, việc thực hiện nghĩa vụ ra sao, khoản nợ đã rơi vào vùng “nợ xấu” hay chưa thì mới có thể khẳng định được việc phía ngân hàng yêu cầu phát mãi là đúng với quy định hay không. Việc kiểm tra kỹ những điều này sẽ giúp tránh được những rủi ro pháp lý về sau.
Thủ tục nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi
Bị ngân hàng khởi kiện đòi phát mãi tài sản thế chấp là một tranh chấp dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, căn cứ vào Điều 9, Điều 75 và Điều 76 thì đương sự còn có thể nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thủ tục để nhờ luật sư trong vụ án dân sự được thực hiện như sau:
- Đương sự làm đơn yêu cầu luật sư;
- Luật sư làm thủ tục đăng ký là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (xuất trình Thẻ Luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng – Điều 27 Luật Luật sư 2006 sửa đổi 2012);
- Tòa án kiểm tra giấy tờ, xem xét các điều kiện để làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
- Tòa án vào sổ đăng ký và xác nhận vào giấy yêu cầu mời luật sư của đương sự;
- Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.
Quyền hạn của luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi cho đương sự
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp luật Việt Nam đã quy định luật sư tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Các quyền hạn của luật sư để thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đương sự được quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như:
- Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng
- Được thu thập chứng cứ,
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án,
- Được ghi chép sao chụp những tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án,
- Tham gia phiên hòa giải, phiên họp, phiên tòa,
- Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác,
- Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ,…
Với những quyền hạn đó, tùy từng trường hợp trên thực tế mà Luật sư có thể sẽ giúp thân chủ tính lại lãi suất thấp, xem xét các căn cứ và quá trình thu hồi nợ của ngân hàng đã đúng pháp luật chưa, kiểm tra tính phù hợp quy định pháp luật của các hợp đồng mà hai bên đã ký như: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp,…. Từ đó, khai thác những điểm yếu và những sai phạm của phía ngân hàng để làm căn cứ bảo vệ lợi ích cho thân chủ.
Đương sự có thể mời luật sư từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Quá trình tố tụng khi bị ngân hàng khởi kiện đòi phát mãi tài sản sẽ trải qua phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm (nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị). Khi nhận Bản án, quyết định của Tòa án chuyển giao, Cơ quan thi hành án dân sự sẽ tiến hành thủ tục thi hành án.
Trên đây bài viết hướng dẫn thủ tục mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị ngân hàng khởi kiện. Nếu quý bạn đọc có nhu cầu tìm sự hỗ trợ của luật sư trong trường hợp bị ngân hàng yêu cầu phát mãi tài sản, vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Thủ tục nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi khi bị ngân hàng khởi kiện đòi phát mãi tài sản thế chấp
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Vũ Viết Năng
April 03, 2020 at 07:00AM
0 comments
Đăng nhận xét