Thủ tục xử lý người lao động tự ý nghỉ việc

No Comments

Thủ tục xử lý lao động tự ý nghỉ việc cần được thực hiên theo trình tự pháp luật quy định. Nếu người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng; thì công ty bạn có quyền xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động đó.

quy trinh xu ly nguoi lao dong nghi ngang
Thủ tục xử lý lao động được phải tuân thủ quy trình luật định

Người lao động tự ý nghỉ việc

Hành vi tự ý nghỉ việc (nghỉ ngang, bỏ việc) thường thể hiện bằng cách người lao động nghỉ việc nhưng không thông báo hoặc có thông báo cho doanh nghiệp nhưng không đáp ứng đủ số ngày báo trước tối thiểu theo Luật định.

Hậu quả của hành vi tự ý nghỉ việc

Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012 quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Tuy nhiên, theo khoản 1, điều 43 Bộ luật này, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NLĐ sẽ không được nhận khoản trợ cấp này.

Theo quy định tại điều 49 Luật Việc làm 2013, nếu nhân viên nghỉ việc ngang thì sẽ không đáp ứng được điều kiện theo nhận trợ cấp thất nghiệp.

Xử lý trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc

can xu de sa thai
Nếu người lao động nghỉ việc 5 ngày cộng dồn tháng thì có căn cứ để sa thải

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động, người sử dụng lao động được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không xin phép, không có lý do chính đáng.

Lưu ý rằng:

Nếu người lao động có thông báo xin nghỉ và có lý do chính đáng nhưng doanh nghiệp không cho phép thì không được gọi là tự ý nghỉ việc.Trong đó lý do chính đáng được pháp luật quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP như sau:

  • Do thiên tai, hỏa hoạn;
  • Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
  • Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Sau khi sa thải thì người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết.

Ngoài ra, điểm b khoản 1 điều 38 BLLÐ cũng quy định NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của BLLÐ. Ðối với trường hợp này, theo quy định tại khoản 3 điều 38 thì NSDLĐ không có trách nhiệm phải báo trước cho NLĐ.

Căn cứ Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì thủ tục sa thải thực hiện như sau:

  • Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
  • Khi nhận được mẫu thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.
  • Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp.
  • Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Nếu một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
  • Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
  • Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động.
  • Quyết định sa thải  phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Tự ý nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường

Hợp đồng lao động được chấm dứt theo Điều 36 Bộ luật lao động 2012 hoặc người lao động và người sử dụng lao động đưa ra yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.

Nếu người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cần phải có lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp luật định và phải tuân thủ thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động.

Như vậy, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà tuân thủ những điều kiện nói trên thì không phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

Ngược lại, nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trái pháp luật thì theo Điều 43 Bộ luật lao động, người lao động sẽ:

  • Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  • Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
  • Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Ðối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong trường hợp công ty chứng minh NLĐ đã có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của công ty thì NLĐ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng trách nhiệm mà NLĐ đã ký với công ty.

xu ly khi nguoi lao dong gay thiet hai
Nếu gây thiệt hại thì người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp

Trên đây là bài viết hướng dẫn thủ tục xử lý người lao động tự ý bỏ việc. Quý bạn đọc nếu nhu cầu được tư vấn luật lao động, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Bài viết nói về: Thủ tục xử lý người lao động tự ý nghỉ việc
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 23, 2020 at 07:00AM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps