Tạm thời nghỉ việc do dịch bệnh corona có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?

No Comments

Tạm thời nghỉ việc do dịch có phải đóng bảo hiểm xã hội là thắc mắc của nhiều người trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Đây cũng là một khoản chi phí lớn mà Doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định. Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung liên quan đến vấn đề trên.

Che do cho nguoi lao dong trong mua dich
Tạm thời nghỉ việc do dịch thì công ty được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội

Tạm thời nghỉ việc do dịch thì người lao động được hưởng những quyền lợi gì ?

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, cho nhân viên tạm thời nghỉ việc do dịch bệnh Corona. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như đời sống của anh chị em công nhân viên chức.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện tại vẫn có nhiều chính sách, quy định bảo vệ cho quyền lợi của người lao động tạm thời nghỉ việc.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 98 BLLĐ 2012:

Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Vì lý do dịch bệnh và yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì công ty có thể tạm thời ngừng việc với nhân viên để tiết kiệm chi phí. Doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động. Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Như vậy, vì dịch bệnh mà người lao động không thể làm việc tại công ty thì vẫn nhận được khoản tiền để trang trải cuộc sống. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu mà công ty phải trả khi tạm ngừng việc với nhân viên do dịch bệnh là 4.420.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, hiện nay Đảng và nhà nước đang có những gói hỗ trợ thiết thực cho người lao động trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

Trong thời gian tạm nghỉ công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không ?

Bệnh dịch Corona là một trong những sự kiện bất khả kháng khiến cho doanh nghiệp phải cho nhân viên tạm thời nghỉ việc. Nó cũng gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế, doanh thu, đặc biệt là đối với những tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ho tro cac doanh nghiep vua va nho
Hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong mùa dịch COVID 19

Theo quy định tại Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì doanh nghiệp được tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:

  • Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
  • Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Tuy nhiên, cần đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được tạm ngưng đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:

  • Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
  • Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

Như vậy, theo quy định hiện hành đối với trường hợp do dịch bệnh cúm Covid 19 gây thiệt hại cho doanh nghiệp thuộc những trường hợp trên thì doanh nghiệp được tạm ngưng đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:

Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Anh huong cua dich benh den nguoi lao dong
Chế độ người lao động được hưởng khi tạm nghỉ việc do dịch bệnh

Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu thiệt hại do dịch bệnh Covid 19, ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung cho biết cơ quan này vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với 6 nhóm chính sách hỗ trợ.

Trên đây là bài tư vấn liên quan đến nội dung có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời gian tạm nghỉ việc do dịch. Mọi thắc mắc xin liên hệ tư vấn luật lao động qua hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết.

Bài viết nói về: Tạm thời nghỉ việc do dịch bệnh corona có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng



April 12, 2020 at 01:00PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps