Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không

No Comments
Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không? Hợp tác xã là gì? Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?Hãy cùng tìm hiểu thông qua cùng Luật Long Phan bài viết dưới đây nhé. Hợp tác xã hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. 1.   Hợp tác xã là gì? 1.1.      Khái niệm Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã được hiểu là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên cơ sở nguyện vọng và nhu cầu chung của các thành viên. Hợp tác xã do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập, tương trợ lẫn nhau, tạo điều kiện về việc làm, và phối hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mô hình này được xác định là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế tập thể, hoạt động trên cơ sở tự chủ, có tính chất tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý cơ cấu và hoạt động. 1.2.      Liên hợp tác xã Cũng căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, khi những hợp tác xã riêng lẻ, liên kết với nhau với ít nhất từ 04 hợp tác xã trở lên tự nguyện thành lập và tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của tất cả các hợp tác xã thành viên thì liên hiệp hợp tác xã sẽ được thành lập. Cũng giống như hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cũng được xác định là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, có tính chất đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân và được hoạt động trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong quá trình quản lý hoạt động của liên hiệp hợp tác xã. 1.3.      Đặc điểm hợp tác xã Trên cơ sở khái niệm hợp tác xã được xác định theo Luật Hợp tác xã 2012 ở trên, có thể khái quát, “hợp tác xã” có các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh như một loại hình doanh nghiệp nhưng mang tính xã hội cao, và là hình thức thể hiện của thành phần kinh tế tập thể. Thứ hai, hợp tác xã có số lượng thành viên tối thiểu là 7 thành viên. Thành viên tham gia hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình nhưng cũng có thể là pháp nhân khi đáp ứng được các điều kiện được quy định trong Điều 13 Luật Hợp tác xã 2012, và Điều 3, 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Thứ ba, hợp tác xã có tư cách pháp nhân, hoạt động trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trên nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Thứ tư, các thành viên của hợp tác xã tự nguyện tham gia và cùng nhau làm việc, hợp tác tương trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ, được hưởng lợi nhuận và phân phối thu nhập từ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã theo nguyên tắc quy định trong điều lệ của hợp tác xã và Luật hợp tác xã. 2.   Mô hình tổ chức quản lý của hợp tác xãMô hình tổ chức quản lý của hợp tác xã. Mô hình tổ chức quản lý của hợp tác xã bao gồm: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Ban giám đốc), Ban kiểm soát. ·       Đại hội thành viên Đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường, được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 32 Luật Hợp tác xã 2012 và Điều lệ của Hợp tác xã. ·       Hội đồng quản trị hợp tác xã Hội đồng quản trị hợp tác xã là cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị bao gồm chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người. Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị được quy định tại Điều 36 Luật Hợp tác xã 2012 và Điều lệ của Hợp tác xã. ·       Chủ tịch hội đồng quản trị Đây là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có quyền hạn, nghĩa vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp, chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao. Ký văn bản của hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ. Quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ. ·       Giám đốc (Tổng Giám đốc) hợp tác xã Đây là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Quyền hạn và nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Hợp tác xã 2012. ·       Ban Kiểm soát Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên phải bầu ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên việc thành lập ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do điều lệ quy định. Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người. Quyền hạn, nhiệm vụ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được quy định tại Khoản 4 Điều 39 Luật Hợp tác xã 2012. 3.   Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân không? Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân không. Căn cứ theo Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Theo định nghĩa này, doanh nghiệp phải đáp ứng các dấu hiệu đã nêu, những chủ thể thực hiện những hành vi kinh doanh  nhằm mục đích kinh doanh mới được coi là doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, mục đích của hợp tác xã theo định nghĩa là không vì mục tiêu sinh lợi, do đó không thể coi hợp tác xã là doanh nghiệp được. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động kinh tế, HTX cũng phải tuân thủ các nguyên tắc và các qui định pháp luật về kinh doanh. Do vậy, Luật Hợp tác xã 2012 không xác định đây là một loại hình doanh nghiệp, nhưng vẫn quy định “hoạt động như một loại hình doanh nghiệp”. Ngoài ra, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp theo quy định chung của Bộ luật Dân sự 2015 và quy định cụ thể trong Luật Hợp tác xã 2012, Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Các quy định về tính độc lập, tự chủ, và tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã không chỉ được khẳng định trong khái niệm “hợp tác xã” mà nó còn thể hiện trong quy định về cơ chế hoạt động, nguyên tắc hoạt động và đặc biệt là tài sản, tài chính của hợp tác xã. Đồng thời, trong quy định tại Điều 15 Luật Hợp tác xã 2015 thì các thành viên của hợp tác xã cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính khác của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã. Có thể thấy, với những khía cạnh được phân tích nêu trên, hợp tác xã không phải là một doanh nghiệp và mô hình này hoàn toàn đáp ứng điều kiện để được xác nhận là một pháp nhân theo quy định của pháp luật, cụ thể là Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, và tư cách pháp nhân của tổ chức này cũng đã được khẳng định rõ ràng trong khái niệm hợp tác xã theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012. Dưới đây là bài phân tích mới nhất của chúng tôi về các quy định liên quan đến hợp tác xã. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề về pháp luật doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ theo hotline bên dưới để được tư vấn – hỗ trợ miễn phí.Có thể bạn quan tâm:Điều khoản và quy định tạm ứng trong hợp đồng xây dựngQuy định thanh toán tiền nghỉ phép năm trong doanh nghiệpDoanh nghiệp tư nhân có con dấu không? Các loại con dấu được quy định

Nguồn: Posts of Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
April 12, 2020 at 04:57PM

0 comments

Đăng nhận xét

My maps