Nghỉ chờ việc do dịch Covid hưởng bao nhiêu % lương được giải quyết theo hướng dẫn của Bộ lao động Thương binh và xã hội. Theo đó các bên thỏa thuận với nhau nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Lao động bị ngừng việc do dịch Covid được trả lương thế nào
Do tác động bởi dịch Covid-19, trong thời gian qua sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất nên vấn đề nóng được quan tâm hiện nay là chế độ trả tiền lương được quy định như thế nào.
Hiện nay Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ra CÔNG VĂN SỐ 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn trả cho người lao động trong thời gian dịch Covid-19. Theo đó có các hướng giải quyết sau:
- Thỏa thuận trả lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- DN và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Chế độ tiền lương của người lao động bị cách ly vì Covid 19
Trong trường hợp người lao động đang làm việc bình thường mà phải ngừng việc do cách ly vì dịch bệnh thì người lao động được nhận lương ngừng việc với mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Theo khoản 2 Điều 130 Bộ luật Lao động năm 2012, nếu nghỉ làm vì cách ly mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí là gây thiệt hại thì người lao động cũng không phải bồi thường.
Nghỉ chờ việc do dịch Covid thì được hưởng bao nhiêu % lương?
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn, người lao động đang trong tình trạng nghỉ chờ việc hoặc mất việc trong mùa dịch bệnh covid-19.
Trước tiên, cần xác định các trường hợp gây ra ngừng việc là do lỗi của người sử dụng lao động hay NLĐ hay do nguyên nhân khách quan.
Nếu do nguyên nhân khách quan là dịch bệnh thì người lao động phải nghỉ việc vì dịch, chờ qua dịch đi làm lại sẽ thuộc trường hợp tạm nghỉ việc và hưởng mức lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV
Vậy theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán tiền lương cho người lao động nếu việc cho nghỉ ở đây là bắt buộc do yếu tố khách quan (thiên tai, suy thoái kinh tế, dịch bệnh…) thì nghĩa vụ trả lương vẫn phải được thực hiện nhưng do các bên thỏa thuận và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Người lao động và doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận áp dụng trường hợp “tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”. Theo đó, người lao động sẽ không được hưởng lương; hết thời gian tạm hoãn, hai bên tiếp tục thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã ký.
Thỏa thuận này nên được thực hiện bằng văn bản để giúp người lao động yên tâm hơn về công việc của mình sau khi hết dịch.
Công ty có được chấm dứt hợp đồng với nhân viên vì dịch bệnh không
Hiện nay, có trường hợp thay vì cho nhân viên tạm thời nghỉ việc, nhiều công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động.
Pháp luật cho cho phép Công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với nhân viên vì dịch bệnh, nếu công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc gặp tổn thất nặng nề mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Nếu người lao động bị chấm dứt hợp đồng làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trước đó.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc.
Trên đây là bài viết tư vấn về chủ đề hưởng lượng khi nghỉ chờ việc trong mùa dịch Covid của chúng tôi. Nếu có bất kì thắc mắc nào cần được tư vấn pháp lý liên quan đến luật lao động hoặc cần hướng dẫn trả lương cho người lao động vì dịch bệnh corona, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Bài viết nói về: Nghỉ chờ việc do dịch Covid thì được hưởng bao nhiêu % lương?
Nguồn trích dẫn từ:Luật Long Phan PMT
Tác giả:Phan Mạnh Thăng
April 23, 2020 at 10:00AM
0 comments
Đăng nhận xét